Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở Nhà máy thiết bị bưu điện - pdf 15

Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở Nhà máy thiết bị bưu điện



MỞ ĐẦU 1
PHẦN THỨ NHẤT 3
CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG
CÔNG NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG 3
I. Khái niệm và vai trò của chất lượng sản phẩm
trong doanh nghiệp. 3
1. Khái niệm chất lượng sản phẩm. 3
2. Vai trò của chất lượng sản phẩm. 6
3. Đặc điểm và các chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm. 7
II. Những nhân tố tác động đến chất lượng sản phẩm: 10
1. Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp. 10
2. Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp. 12
III. Các nội dung chủ yếu của quản trị chất lượng. 14
1. Khái niệm, bản chất và đặc điểm của quản trị chất lượng. 14
2. Nội dung của công tác quản trị chất lượng. 17
IV. Những xu hướng áp dụng hệ thống chất lượng
ISO 9000 trong doanh nghiệp công nghiệp hiện nay
để nâng cao chất lượng sản phẩm. 20
1. Giới thiệu về hệ thống chất lượng ISO 9000. 20
2. Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng ISO 9000 trong doanh nghiệp
công nghiệp Việt Nam. 22
PHẦN THỨ HAI 24
THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Ở NHÀ MÁY THIẾT BỊ BƯU ĐIỆN 24
I. Giới thiệu tổng quan về Nhà máy thiết bị bưu điện. 24
1. Lịch sử hình thành và phát triển. 24
2. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy thiết bị bưu điện. 26
II. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của
Nhà máy thiết bị bưu điện. 27
1. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đặc điểm của sản phẩm. 27
2. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ sản phẩm. 30
3. Đặc điểm công nghệ máy móc thiết bị. 31
4. Đặc điểm về nguyên vật liệu. 33
5. Đặc điểm về lao động của Nhà máy thiết bị bưu điện. 35
6. Đặc điểm về tổ chức quản lý và cơ cấu sản xuất. 36
III. Thực trạng chất lượng sản phẩm ở Nhà máy TBBĐ
trong thời gian qua. 39
1. Tình hình chất lượng sản phẩm ở phân xưởng cơ khí. 39
2. Tình hình chất lượng sản phẩm ở phân xưởng sản xuất máy điện thoại
(phân xưởng 7). 39
IV. Thực trạng quản lý chất lượng sản phẩm ở Nhà máy thiết bị bưu điện. 40
1. Công tác quản lý chất lượng: 40
2. Về chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp: 41
V. Đánh giá tình hình chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm ở Nhà máy thiết bị bưu điện Hà Nội. 44
1. Về ưu điểm: 44
2. Về nhược điểm: 46
3. Nguyên nhân: 46
PHẦN THỨ BA 48
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
SẢN PHẨM Ở NHÀ MÁY THIẾT BỊ BƯU ĐIỆN 48
I. Nâng cao nhận thức về chất lượng và quản lý
chất lượng. 48
II. Tăng cường công tác điều tra, nghiên cứu
thị trường để định hướng quản lý chất lượng. 50
III. Đổi mới, đầu tư có trọng điểm về máy móc thiết bị
công nghệ. 51
IV. Tăng cường công tác quản lý nguyên vật liệu. 52
V. Chuẩn bị các điều kiện để tiến tới quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế (ISO - 9000) 54
KẾT LUẬN 57
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

h vụ.
* Tiêu chuẩn ISO 9003: Tiêu chuẩn về đảm bảo chất lượng trong khâu kiểm tra và thử nghiệm cuối cùng. Xác định rõ các yêu cầu của hệ thống chất lượng và cung cấp mô hình đảm bảo chất lượng chứng tỏ khả năng của các nhà cung cấp trong việc phát hiện và kiểm soát bất kỳ sự không phù hợp của sản phẩm, được chỉ rõ trong khâu kiểm tra và thử nghiệm cuối cùng.
2. Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng ISO 9000 trong doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam.
2.1. Thuận lợi.
2.1.1. Lợi ích bên trong doanh nghiệp.
Nhờ mô hình quản lý theo các yêu cầu của ISO 9000, doanh nghiệp có thể thực hiện các yêu cầu về chất lượng sản phẩm một cách hiệu quả và tiết kiệm nhất, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó doanh nghiệp có thể đưa ra các biện pháp làm đúng ngay từ đầu, xác định đúng nhiệm vụ và chỉ ra cách thực hiện để đạt kết quả mong muốn mà các nhà điều hành không cần can thiệp thường xuyên vào các tác nghiệp kinh doanh.
Nhà máy có thể chủ động trong việc đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu bằng cách yêu cầu người cung cấp thiết lập hệ thống làm việc theo ISO 9000.
Đối với nhân viên của Nhà máy, đội ngũ nhân viên hiểu rõ hơn vai trò và nhiệm vụ của mình nhờ vào hệ thống tài liệu mà trong đó công việc được hướng dẫn rõ ràng và công khai. Ngoài ra, nhân viên mới có thể học được cách làm việc ngay lập tức bởi vì mọi chỉ dẫn chi tiết cho công việc đều được ghi thành văn bản.
2.1.2. Lợi ích đối với bên ngoài doanh nghiệp.
Tìm kiếm thị trường dễ ràng hơn vì các nhà nhập khẩu nước ngoài (đặc biệt thị trường châu Âu, châu Mỹ) đòi hỏi nhà cung ứng phải áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000.
Nhà máy sẽ chiếm được sự tin tưởng lớn hơn của khách hàng vì Nhà máy liên tục thoả mãn các nhu cầu của khách hàng, họ không có lý do gì phải tìm nguồn cung ứng khác. Điều đó có nghĩa là Nhà máy sẽ ít chịu sự tổn thất do mất khách hàng đem lại, đảm bảo sự phát triển lâu dài.
2.2. Khó khăn.
Như đã nêu ở trên, ở Việt Nam mặc dù chúng ta đã có bộ tiêu chuẩn TCVN 5200 – 90 đến 5204 - 90 tương đương với bộ tiêu chuẩn ISO 9000, nhưng trên thực tế có rất ít doanh nghiệp áp dụng, thậm chí một số cán bộ còn không biết ISO là gì. Sở dĩ việc áp dụng, triển khai bộ tiêu chuẩn ISO còn gặp nhiều khó khăn là do:
Kinh phí từ 15 – 30.000 $ đối với một đơn vị quốc doanh, xí nghiệp vừa và nhỏ chi ra để tư vấn, công nhận ISO 9000 thật sự không dễ có ngay một lúc. Đây là khó khăn lớn nhất hiện nay đối với các doanh nghiệp.
Thực tế trong thời gian qua cho thấy rằng môi trường kinh doanh ở nước ta hiện nay còn quá nhiều rủi ro, bất trắc. Các nhà sản xuất kinh doanh ở Việt Nam hiện nay đang phải đối đầu, cạnh tranh với các công ty nước ngoài, với hàng ngoại một cách gay gắt, không cân sức. Đã vậy, ngoài những mối lo toan về tiếp thị, vốn nguồn cung ứng, con người, công nghệ ... họ còn có mối e sợ rất lớn về sự thay đổi thuế xuất, biểu thuế xuất nhập khẩu, chính sách cấm nhập các loại mặt hàng... Vì tất cả các chính sách đó nếu không phù hợp sẽ có thể làm khuynh gia bại sản bất kỳ một doanh nghiệp nào, ngành nào và bất kỳ lúc nào.
Tình hình thiếu thông tin cũng gây không ít trở ngại cho các hoạt động của doanh nghiệp như thông tin về tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ những yêu cầu, luật lệ bắt buộc trong các quan hệ thương mại quốc tế (thủ tục thanh toán, yêu cầu về giám định chất lượng, thời hạn, trách nhiệm...) Những thông số về các mặt hàng, số người cung ứng, sản xuất, nhu cầu trong và ngoài nước.
Thêm nữa, những đơn vị khu vực này lâu nay làm ăn quen kiểu quản lý cũ; nhiều đơn vị sản xuất nhỏ còn ở trình độ sản xuất thủ công bán cơ giới, trình độ tay nghề công nhân chưa đồng đều.
Bộ tiêu chuẩn chưa được dịch ra tiếng Việt đầy đủ, vẫn còn một số thuật ngữ chưa được biên dịch và hiểu một cách thống nhất khi áp dụng ISO 9000.
PHẦN THỨ HAI
THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Ở NHÀ MÁY THIẾT BỊ BƯU ĐIỆN
I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY THIẾT BỊ BƯU ĐIỆN.
1. Lịch sử hình thành và phát triển.
Nhà máy thiết bị bưu điện là một doanh nghiệp nhà nước đơn vị thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam.
Năm 1954 ngay sau khi tiếp quản thủ đô nhà nước Tổng cục bưu điện đã thành lập nhà máy với tên gọi "Nhà máy thiết bị truyền thanh" trên mặt bằng diện tích trên 22.000 m2 với thiết bị ban đầu là "nhà máy dây thép" của Pháp chuyển sản xuất những sản phẩm phục vụ ngành bưu điện và dân dụng. Sản phẩm chủ yếu của nhà máy là:
- Loa truyền thanh.
- Điện từ thanh.
- Nam châm và một số thiết bị thô sơ khác...
Từ năm 1954 - 1956 nhà máy có nhiệm vụ là sản xuất phục vụ cho việc lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và quân đội về những thông tin liên lạc và ngành bưu điện, dân dụng với các sản phẩm là các thiết bị liên lạc phục vụ trực tiếp cho truyền thanh, liên lạc thông tin.
Đến năm 1956 tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy vẫn không thay đổi nhưng để phù hợp với tình hình kinh tế của đất nước tại từng thời điểm, để hoàn thành nhiệm vụ của nhà nước giao cho.
Năm 1967 theo quyết định số 389/QĐ ngày 16/06/1967 của cơ quan chủ quản là Tổng cục bưu điện đã tách rời nhà máy thiết bị truyền thanh ra làm 04 nhà máy trực thuộc: Nhà máy 1,2,3,4.
Đầu những năm 1970. Do yêu cầu phát triển kỹ thuật thông tin của Tổng cục bưu điện đã xác nhập nhà máy 1,2,3 thành một nhà máy hạch toán độc lập theo quyết định số 15 /7/QĐ. Ngày 26/03/1970 sản phẩm cung cấp lúc đầu được đa dạng hoá bao gồm:
- Các loại thiết bị dùng về hữu tuyến và vô tuyến.
- Thiết bị truyền thanh và thu thanh.
- Một số sản phẩm chuyên dùng cho cơ sở sản xuất của ngành.
Ngoài ra còn một số sản phẩm dân dụng khác.
Tháng 12 năm 1986 do yêu cầu của Tổng cục bưu điện Nhà máy một lần nữa lại tách ra thành 02 Nhà máy sản xuất kinh doanh ở 02 khu vực.
- Nhà máy thiết bị bưu điện 61 trần phú Ba Đình - Hà Nội.
- Nhà máy vật liệu điện từ loa âm thanh 63 Nguyễn Huy Tưởng - Thanh Xuân - Hà Nội.
Và cho đến tháng 3 năm 1993 Tổng cục bưu điện một lần nữa lại sát nhập 02 Nhà máy trên thành Nhà máy thiết bị bưu điện. Theo quyết định số 202 của Tổng cục bưu điện Nhà máy tiến hành sản xuất kinh doanh ở cả hai khu vực.
- Khu Vực 1: 61 trần phú Ba Đình - Hà Nội.
- Khu Vực 2: 63 Nguyễn Huy Tưởng - Thanh Xuân - Hà Nội.
Đến năm 1997 Nhà máy lại tiếp nhận khu kho đồi A02 Lim - Bắc Ninh. Từ khi được tiếp nhận đến nay nhà máy không ngừng phát huy mọi khả năng có thể, khu kho được cải tạo, tu sửa và đưa vào hoạt động, trở thành cơ sở sản xuất thứ 3 của Nhà máy.
Ngoài trụ sở chính ở Hà Nội, Nhà máy đã có hai chi nhánh ở hai thành phố lớn là Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Đây là hai thành phố mà lượng tiêu thụ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của Nhà máy. Ngoài ra hai chi nhánh này cũng giúp cho việc tiếp cận thị trường được dễ dàng và là tiền đề ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status