Mạch sạc điện thoại nokia - pdf 15

Download miễn phí Đồ án Mạch sạc điện thoại nokia



MỤC LỤC


Chương I: MỞ ĐẦU Trang 5

1.1 Lời mở đầu Trang 5
1.2 Mục đích yêu cầu đề tài Trang 5
1.3 Chọn phương án thiết kế đề tài Trang 5

Chương II: CƠ SƠ LÝ THUYẾT Trang 6

2.1 Sơ đồ khối và ý nghĩa Trang 6
2.2 Nguyên lý hoạt động Trang 6

Chương III: TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ Trang 8

3.1 Thiết kế mạch phân cực tĩnh cho transistor Trang 8
3.2 Thiết kế mạch chỉnh lưu cầu có tụ lọc sau ngõ vào Trang 10
3.3 Thiết kế mạch lọc sau biến áp xung Trang 11
3.4 Tính toán biến áp Trang 12
3.5 Hoạt động(mạch thực tế và chạy layout) Trang 16

Chương IV: KẾT LUẬN Trang 18

4.1 Kết quả thực hiện đề tài Trang 18
4.2 Hướng phát triển đề tài Trang 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 20

1.2 Mục đích yêu cầu đề tài
Thiết kế mạch sạc cho pin Nokia đầu vào U=220V/50Hz , I=125mA đầu ra Uo=5.7V, Io=0.8mA
Pin Nokia thường làm chất liệu li-ion nguồn 3.7V dung lượng vào khoảng 800mA đến 1500mA
1.3 Chọn phương án thiết kế đề tài
Sử dụng mạch chỉnh lưu cầu, mạch dao động nghẹt(blocking), mạch lọc.










Chương II: CƠ SƠ LÝ THUYẾT


2.1 Sơ đồ khối và ý nghĩa từng khối
2.1.1 Sơ đồ khối



2.1.2 Ý nghĩa từng khối:

-Input: ngõ vào của mạch sạc lấy từ lới điện 220V/50Hz.
-Bộ chỉnh lưu cầu: dùng để chỉnh lưu xoay chiều thành một chiều dạng sóng toàn kỳ.
-Bộ lọc: lọc tạo áp đập mạch.
-Bộ dao động nghẹt hồi tiếp dương:
 Nguyên tắt hoạt động: Thoạt tiên transistor bị khóa, khi mạch sạc được cấp nguồn từ lưới điện 220V thì có dòng rất nhỏ chảy qua điện trở 510k nạp cho tụ C6 và điện trở mồi Rb2 sau một khoảng thời gian rất ngắn đủ phân cực cho transistor dẫn điện áp lúc này lớn hơn VBE=0.7V thì transistor dẫn, khi đó có dòng Ic nhỏ qua cuộn cảm L1. Do đó có áp hồi tiếp qua điện trở 510ohm và qua tụ 472 (47*10^2pF tụ xứ) đến cực B và góp phần làm cho transistor dẫn mạnh. Transistor tiếp tục dẫn cho đến hết chu kỳ dương (điện áp Vbb luôn bảo đảm lơn hơn 0.7V). Đến chu kỳ âm thì cuộn hồi tiếp đưa vào cực B và giá trị âm so với đất, cộng với lúc đó Ic rơi vào vùng không tuyến tính nằm trong lớp B. Điều này làm cho transistor ngắt hoàn toàn khi đó không có áp qua cuộn sơ cấp, chu kỳ tiếp theo lập lại chu kỳ trước kết quả gởi một xung dương qua cuôn thứ cấp với giá trị đỉnh bằng giá trị đỉnh Usm = Up* Np/Ns.
 Cuộn hồi tiếp: Nhằm để ổn định áp cho ngõ ra. Khi điện áp ngõ ra tăng thì cuộn hồi tiếp cũng tăng dẫn đến điện áp điểm C tăng. Làm cho điên áp hai đầu cuộn sơ cấp giảm.
 Cuộn sơ cấp: lấy xung dương được phản ánh từ sơ cấp
 Transistor công suất npn hoạt động chế độ AB
-Bộ lọc phẳng: khi nhận xung dương từ ngõ thứ cấp của biến áp và được lọc phẳng

2.2 Nguyên lý hoạt động
Sau khi kết nối mạch sạc với mạng xoay chiều 220V và được chỉnh lưu toàn kỳ bằng bộ chỉnh lưu cầu.
Sau đó được lọc bởi tụ tạo thành sóng đập mạch, điện áp này chúng ta có thể xem thành phần UDC và thành phần gợn sóng Urms theo phân tích fourrier. Vì transistor hoạt động ở chế độ lớp AB nên ở chu kỳ dương điện áp UDC rơi hoàn toàn trên VCE và điện trở Re.Thành phần điện xoay chiều nằm trong vùng tuyến tính và rơi hoàn toàn trên cuộn dây sơ cấp và được phản ánh qua cuộn thứ cấp chủ yếu thành phần hài 50Hz các thành phần tần số càng cao thì được cuộn cảm chặn lại. Ở nữa chu kỳ tiếp theo rơi vào vùng không tuyến tính transistor off nên không có tín hiệu gởi qua suộn thứ cấp. Kết quả gởi qua một xung dương cho cuộn thứ cấp với Us = Up* Np/Ns và cuộn hồi tiếp.(Up điện áp sơ cấp,Us điện áp sơ cấp).
Cuộn thứ cấp vì quấn ngược chiều với cuộn sơ cấp điều này dẫn đến ở nữa chu kỳ đầu cuộn đang dự trữ năng lương và nữa chu kỳ tiếp theo thì phóng điện qua diode D5 và sau đó được lọc phẳng.
Mạch hoạt động được ổn định nhờ có thêm cuộn hồi tiếp.
Bộ subber dùng để bảo vệ cuộn sơ cấp và transistor (điện áp đặt vào transistor luc ngắt bằng Vm=308V).

Chúng ta sẽ được tìm hiểu kỹ hơn sau khi đi vào từng phần cụ thể.
Đây là mạch hoàn chỉnh sau khi thiết kế xong mời bạn xem hình 2.

/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status