Hiện trạng sản xuất giống tôm sú ở một số xã thuộc huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận - pdf 15

Download miễn phí Luận văn Hiện trạng sản xuất giống tôm sú ở một số xã thuộc huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận



Tỉnh Ninh Thuận nói chung và huyện Ninh Hải nói riêng là khu vực nắng
nhiều mưa ít (Ninh Thuận có lượng mưa ít nhất trong cả nước) nên việc sử dụng đất
có hiệu quả là một vấn đề không thể xem nhẹ.
Trong những năm đầu tái lập tỉnh thì các cấp các ngành có chức năng đã có
công văn quyết định phát triển nghề nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên vào thời điểm
của những năm đó, trình độ văn hóa và đội ngũ cán bộ kỹ thuật có chuyên môn còn
hạn chế nên việc phát triển ngành nghề còn gặp phải nhiều khó khăn.
Với đặc điểm tình hình kinh tế đổi mới trong những năm gần đây, vấn đề bồi
dưỡng văn hóa và nâng cao dân trí ở địa phương đã được chú trọng và đã đạt được
kết quả tốt. Ngày nay với chính sách của Trung Ương và của tỉnh về việc phát triển
ngành nghề nuôi trồng thủy sản, chuyển đổi hình thức sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu
cây trồng vật nuôi. Và để nâng cao được hiệu quả trong nghề nuôi trồng thủy sản,
vấn đề kỹ thuật đã được đặt lên hàng đầu, trong những năm qua tỉnh và huyện luôn
luôn tổ chức các lớp tập huấn để cung cấp cho người dân nuôi tôm nắm bắt thêm về
trình độ kỹ thuật và ngoài ra cũng thường xuyên, hằng năm đều có mở các lớp hội
thảo tạo điều kiện để người dân nắm bắt thêm những tình hình mới có liên quan đến
ngành, đồng thời cũng là nơi để họ có thể giao lưu trao đổi những kinh nghiệm trong
sản xuất góp phần nâng cao năng suất sản xuất,



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ân Dân huyện Ninh Hải, 2005)
Qua Đồ thị 4.4 cho thấy trong hai năm 2002 và 2003 mặc dù số trại không
tăng nhưng sản lượng tôm PL15 làm ra trong năm 2003 tăng 500 triệu PL so với năm
2002. Hơn thế nữa, mặc dù số trại trong năm 2004 có giảm so với năm 2003 và công
suất hoạt động của trại cũng không triệt để (chỉ có 35%) nhưng sản lượng cũng tăng
450 triệu PL. Qua đây chúng tui nhận thấy năng suất sản xuất của các trại ở đây
không ngừng tăng lên.
4.3 Đặc Điểm Kinh Tế Xã Hội của Vùng Sản Xuất Giống
4.3.1 Dân số
Tính đến cuối năm 2004 toàn huyện Ninh Hải có tổng số dân là 124.851
người, trong đó nam giới có 61.676 người chiếm 49,4% và nữ giới có 63.175 người
chiếm 50,6%. Toàn huyện có 24.723 hộ, bình quân mỗi gia đình có năm nhân khẩu
và mỗi gia đình có ba con. Qua đây cho thấy, mức sinh đẻ của người dân không cao
và có thể nói với mức sinh đẻ này là hợp với chương trình kế hoạch hóa gia đình của
Ủy Ban Dân Số và Kế Hoạch Hóa Gia Đình.
(Triệu Post)
Năm
Số lượng
Download» Agriviet.com
29
49%
51%
Nam Nữ
Đồ thị 4.5 Sự phân chia giới tính trong nhân dân
(Nguồn: Ủy Ban Nhân Dân huyện Ninh Hải, 2004)
4.3.2 Trình độ văn hóa
Tỉnh Ninh Thuận nói chung và huyện Ninh Hải nói riêng là khu vực nắng
nhiều mưa ít (Ninh Thuận có lượng mưa ít nhất trong cả nước) nên việc sử dụng đất
có hiệu quả là một vấn đề không thể xem nhẹ.
Trong những năm đầu tái lập tỉnh thì các cấp các ngành có chức năng đã có
công văn quyết định phát triển nghề nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên vào thời điểm
của những năm đó, trình độ văn hóa và đội ngũ cán bộ kỹ thuật có chuyên môn còn
hạn chế nên việc phát triển ngành nghề còn gặp phải nhiều khó khăn.
Với đặc điểm tình hình kinh tế đổi mới trong những năm gần đây, vấn đề bồi
dưỡng văn hóa và nâng cao dân trí ở địa phương đã được chú trọng và đã đạt được
kết quả tốt. Ngày nay với chính sách của Trung Ương và của tỉnh về việc phát triển
ngành nghề nuôi trồng thủy sản, chuyển đổi hình thức sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu
cây trồng vật nuôi. Và để nâng cao được hiệu quả trong nghề nuôi trồng thủy sản,
vấn đề kỹ thuật đã được đặt lên hàng đầu, trong những năm qua tỉnh và huyện luôn
luôn tổ chức các lớp tập huấn để cung cấp cho người dân nuôi tôm nắm bắt thêm về
trình độ kỹ thuật và ngoài ra cũng thường xuyên, hằng năm đều có mở các lớp hội
thảo tạo điều kiện để người dân nắm bắt thêm những tình hình mới có liên quan đến
ngành, đồng thời cũng là nơi để họ có thể giao lưu trao đổi những kinh nghiệm trong
sản xuất góp phần nâng cao năng suất sản xuất,…
Sau khi điều tra 65 hộ dân làm nghề sản xuất giống tôm sú tại bốn xã (Khánh
Hải, Tri Hải, Nhơn Hải, Vĩnh Hải) của huyện Ninh Hải cho thấy trình độ học vấn của
họ được phản ánh qua đồ thị sau:
Download» Agriviet.com
30
24,6%
40%
35,4%
0%
5%
10%
15%
20%
25%
30%
35%
40%
Cấp II Cấp III Trên cấp III
Đồ thị 4.6 Tỷ lệ về trình độ học vấn của người dân sản xuất
Trình độ học vấn của người dân nơi đây đã được nâng lên tương đối cao, qua
Đồ thị 4.6 cho thấy số người trực tiếp sản xuất không có ai học dưới cấp II, số người
học cấp II chỉ có 24,60%, còn lại 40% học cấp III và 35% có trình độ trên cấp III.
Đây là điều đáng mừng và đáng để những địa phương khác noi theo. Nhờ có trình độ
dân trí tương đối khá và thêm tính chất người dân nơi đây chịu thương chịu khó, có
tinh thần học hỏi nên trong những năm qua năng suất tôm giống sản xuất ra được
nâng lên rõ rệt.
Tuy nhiên bên cạnh đó thì trình độ của người dân ở các xã khác nhau thì
không đều nhau, đặc biệt là xã Vĩnh Hải vì đây là xã thuộc vùng sâu vùng xa đời
sống kinh tế và văn hóa của người dân còn thấp, số trại giống ở đây ít nhất huyện và
chủ trại nơi đây phần lớn là người ở các xã khác tới sản xuất (họ là những người có
trình độ tương đối cao) nên tỷ lệ người có trình độ cao ở đây nhiều hơn.
Thông qua điều tra thực tế sản xuất, trình độ văn hóa của người sản xuất cũng
ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kinh tế. Theo số liệu điều tra thì đa số những
trại ngưng hoạt động sản xuất là những trại không có kỹ thuật được đào tạo về
chuyên môn mà chỉ qua học hỏi trong quá trình làm rồi tự sản xuất.
4.3.3 Độ tuổi
Hiện nay dân số trong độ tuổi lao động của huyện là 67.333 người. Số hộ
cùng kiệt có 2.464 hộ với 9.840 người.
Theo số liệu điều tra từ 65 hộ dân sản xuất giống tại bốn xã của huyện Ninh
Hải, độ tuổi của họ được thể hiện ở bảng sau:
Tỷ lệ
Trình độ học vấn
Download» Agriviet.com
31
Bảng 4.5 Độ tuổi của người dân sản xuất
Độ tuổi Số người Tỷ lệ (%)
Từ 20 – 30 10 15,4
Từ 31 – 40 19 29,2
Từ 41 – 50 22 33,9
Từ 51 – 60 14 21,5
Theo số liệu thống kê ở Bảng 4.5 cho thấy số người có tuổi cao (từ 41 – 60
tuổi) chiếm hơn 50%, phần đông số người này có trình độ học vấn cấp hai đến cấp ba
chỉ một số ít là có trình độ đại học và đa số họ sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa trên
kinh nghiệm, học hỏi chung quanh và học hỏi từ các lớp tập huấn hay hội thảo.
Tuy nhiên bên cạnh đó thế hệ trẻ có học thức và có trình độ chuyên môn được
đào tạo từ các trường Đại học, Cao đẳng đang dần dần thay thế các thế hệ đi trước,
hiện nay thế hệ trẻ có chuyên môn đã được các trường đào tạo chỉ mới chiếm 39%
và trong tương lai tỷ lệ này sẽ được nâng lên cao hơn nữa.
4.3.4 Nghề ngiệp
Trong những năm trước đây (từ trước năm 2000 – 2003) đa số những hộ sản
xuất giống trong huyện sinh sống bằng nhiều nghề khác nhau như nuôi tôm thương
phẩm, khai thác thủy sản, kinh doanh,… song do thấy mức lợi nhuận cao trong nghề
sản xuất giống tôm sú nên họ đổ xô vào xây dựng và sản xuất. Thời gian đầu khi
chưa có kinh nghiệm và kỹ thuật thì họ thuê cán bộ kỹ thuật đứng ra sản xuất và
những người kỹ thuật này hưởng lương dựa trên phần trăm lợi nhuận của trại làm ra.
Mặc dù vậy nhưng trong những năm từ năm 2003 đến nay do tình hình sản
xuất gặp nhiều khó khăn nên đã làm cho một số hộ dân sản xuất gặp nhiều trắc trở,
những hộ không đủ khả năng bám trụ nổi đã phải đóng cửa trại hay bán hay cho
thuê để chuyển về sinh sống bằng nghề trước đây, điển hình như hộ ông Nguyễn
Minh Hải và ông Võ Thanh Hiền trước đây sinh sống bằng nghề nuôi tôm thương
phẩm và kinh doanh buôn bán và nay đã phải quay lại với nghề cũ.
Download» Agriviet.com
32
Hình 4.1 Trại sản xuất tôm giống của hộ ông Nguyễn Minh Hùng
Do ảnh hưởng bởi sự khó khăn trong nghề sản xuất giống đã kéo theo nhiều
ngành nghề khác cũng bị ảnh hưởng, chẳng hạn như các dịch vụ kinh doanh thuốc
thủy sản, cửa hàng buôn bán công cụ sử dụng trong trại và hơn thế nữa một số lượng
lớn công nhân lao động trong trại bị mất việc và phải thất nghiệp.
Tình hình trật tự xã hội hiện nay khá ổn định tuy nhiên bên cạnh đó còn có
một số ít...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status