Công nghệ CTI và khả năng ứng dụng trong hệ thống Bank – by – Phone - pdf 15

Download miễn phí Đồ án Công nghệ CTI và khả năng ứng dụng trong hệ thống Bank – by – Phone



MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC HÌNH VẼ iii
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT v
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ CTI 3
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG 3
1.1.1. Sự hội tụ của điện thoại và máy tính 3
1.1.2. Khái niệm về CTI 4
1.1.3 Các lợi ích thu được từ CTI 7
1.2 CÁC ỨNG DỤNG SỬ DỤNG HỆ THỐNG CTI 10
1.2.1 Các kỹ thuật truy nhập với các ứng dụng CTI 10
1.2.2 Các ứng dụng sử dụng công nghệ CTI 13
1.3 TÍNH NĂNG THOẠI TRONG CÔNG NGHỆ CTI 25
1.3.1 Các thành phần liên quan đến tính năng thoại trong CTI 25
CHƯƠNG II. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG NGHỆ CTI 35
2.1 ĐẶC TẢ CTI 35
2.1.1 Giám sát và điều khiển 35
2.1.2 Thao tác nhân công thông qua các giao diện CTI 35
2.1.3 Phạm vi giám sát và điều khiển 36
2.1.4 Chia sẻ tài nguyên điện thoại - máy tính 36
2.1.5 Bảo mật 37
2.2 GIAO DIỆN CTI 37
2.2.1 Các thông số CTI 37
2.2.2 Module hệ thống CTI 39
2.3 CÁC MIỀN VÀ BIÊN GIỚI DỊCH VỤ 43
2.3.1 Đường biên dịch vụ 43
2.3.2 Miền chuyển mạch 44
2.3.3 Miền tính toán 44
2.4 QUẢN TRỊ HỆ THỐNG 44
2.5 MỘT SỐ CẤU HÌNH CỦA HỆ THỐNG CTI 47
2.5.1 Sử dụng card thoại 47
2.5.2 Tích hợp điện thoại máy tính CTI 48
CHƯƠNG III. ỨNG DỤNG VÀ TRIỂN KHAI HỆ THỐNG BANK-BY-PHONE TRÊN NỀN CÔNG NGHỆ CTI 54
3.1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG BANK – BY – PHONE 54
3.1.1 Khái niệm về dịch vụ Bank – by – Phone 54
3.1.2 Hiện trạng và xu hướng phát triển 55
3.1.3 Mô hình một hệ thống bank-by-phone 55
3.2 PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG 56
3.2.1 Phân tích thiết kế về mặt kiến trúc. 56
3.2.2 Phân tích các chức năng của hệ thống 59
3.2.3 Phân tích về mặt cơ sở dữ liệu 66
3.3 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ỨNG DỤNG CHO BANK – BY – PHONE 73
3.3.1 Lưu đồ thuật toán 73
3.3.2. Xây dựng chức năng chuyển đổi văn bản sang thoại 74
3.3.3 Xây dựng tập tin IPF 74
3.4 MỘT SỐ HƯỚNG PHÁT TRIỂN TIẾP THEO 74
KẾT LUẬN 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
PHỤ LỤC 79
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hác nhau của cùng một nhà sản xuất thường có các đặc tính kỹ thuật của các điện thoại đặc trưng không tương thích với nhau. Nếu muốn thêm một chức năng như hộp thư thoại hay các chức năng CTI khác vào tổng đài PBX, thông thường ta sẽ cần các đường mở rộng kiểu “modem” hơn là loại cho các điện thoại đặc trưng để nối với máy tính. Hầu hết các card điện thoại của Dialogic và các nhà cung cấp khác chỉ hỗ trợ các đường dây điện thoại tiêu chuẩn và không có khả năng xử lý các tín hiệu độc quyền trên các đường dây điện thoại đặc trưng. Tuy nhiên cũng có các ngoại lệ, ví dụ các loại card Dialogic D/42x có thể hỗ trợ các loại đường mở rộng đặc trưng của một số các kiểu tổng đài PBX quan trọng nhất, bao gồm cả loại SL-1 của Northern Telecom và các loại khác.
Nhiều tổng đài PBX hỗ trợ một khả năng có thể lập trình được gọi là các nhóm tìm kiếm. Một nhóm tìm kiếm là một tập hợp các đường mở rộng mà có thể được tìm kiếm theo một trật tự được định trước để tìm một đường rỗi, ví dụ như một nhóm có thể được định nghĩa trước là một nhóm chuyên trách bán hàng, người trực tổng đài có thể chuyển tiếp cuộc gọi tới nhóm này, và PBX có thể tìm một đường mở rộng rỗi và chuyển cuộc gọi tới người bán hàng đó. Đây là một chức năng tiện lợi cho việc thêm vào dịch vụ tự động chuyển cuộc gọi Auto-Attendant. Một số các đường mở rộng được kết nối tới máy tính và được định nghĩa là một nhóm tìm kiếm. Tổng đài PBX sẽ được lập trình để chuyển các cuộc gọi vào tới nhóm Auto-Attendant. Khi có một cuộc gọi vào được phát hiện trên đường CO, nó sẽ được gửi tới một máy mở rộng rỗi đầu tiên và máy tính sẽ trả lời cuộc gọi, đưa ra một menu và có thể chuyển tiếp cuộc gọi tới máy mở rộng mà chủ gọi yêu cầu. Một vấn đề chính cho tích hợp máy tính với PBX là việc giám sát kết thúc cuộc gọi. Trong nhiều trường hợp, khi người gọi gác máy, không có tín hiệu nào được gửi tới máy mở rộng hay nếu có chỉ là một âm, ví dụ như âm mời quay số. Trên mạng công cộng, việc kết thúc cuộc gọi được báo hiệu bằng các khoảng gián đoạn một giây dòng điện mạch vòng, các thiết bị dựa trên tín hiệu này sẽ không hoạt động chính xác khi nối với các đường mở rộng của PBX.
Các thực thể động
* Các cuộc gọi
Cuộc gọi là khái niệm luồng thông tin thoại được thiết lập giữa hai điểm đầu cuối của mạng điện thoại và tất cả các thông tin điều khiển. Khi xây dựng hệ thống CTI chúng ta phải quan tâm tới việc điều khiển cuộc gọi tức là đòi hỏi phải truy cập vào các thông tin điều khiển hay đòi hỏi việc truy cập vào các luồng thông tin đó.
* Các kết nối
Mối quan hệ giữa thiết bị cụ thể và một cuộc gọi xác định được gọi là một kết nối
Các trạng thái của các kết nối là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống. Mỗi một kết nối có một trạng thái riêng và nó quyết định có thể thực hiện được hay không kết nối đó. Có 7 trạng thái kết nối và chúng có khả năng chuyển đổi lẫn nhau.
Hình 1.13. Sơ đồ trạng thái kết nối
- Trạng thái khởi tạo: Một thiết bị có yêu cầu dịch vụ hay quay số để khởi tạo cuộc gọi thì kết nối tương ứng sẽ ở trạng thái khởi tạo.
- Trạng thái kết nối: Sau khi cuộc gọi được khởi tạo hệ thống sẽ thiết lập các kết nối với các thiết bị khác, đây là trạng thái của kết nối.
- Trạng thái Null (rỗng): Một kết nối được gọi là trạng thái Null nếu nó không tồn tại nữa.
- Trạng thái cảnh báo: Trong thời gian đang cố gắng thực hiện kết nối một cuộc gọi tới một thiết bị, kết nối này được nói là đang ở trạng thái cảnh báo.
- Trạng thái không thành công: Chỉ ra rằng cuộc gọi đã bị ngưng lại hay nỗ lực thiết lập cuộc gọi giữa các thiết bị bị thất bại.
- Trạng thái giữ máy: Một kết nối đang ở trạng thái giữ máy có nghĩa là cuộc gọi đó vẫn được duy trì nhưng việc truyền thông tin thoại thì bị ngưng lại
- Trạng thái xếp hàng: một kết nối ở trạng thái xếp hàng khi cuộc gọi tạm bị treo để chờ xử lý.
* Các Agent
Sự kết hợp giữa một nhóm ACD (Automatic Call Distribution) thiết bị mà cuộc gọi sẽ được chuyển đến được gọi một Agent. Cũng giống như các kết nối các Agent cũng có các trạng thái như sau:
- Agent Null: Không tồn tại mối quan hệ nào giữa thiết bị và nhóm ACD.
- Agent Logged on: Mối quan hệ đã được thiết lập, nhưng chưa có cuộc gọi nào phân phối tới Agent
- Agent không sẵn sàng: thiết bị kết hợp với nhóm ACD chưa sẵn sàng nhận các cuộc gọi do nhóm ACD phân phối.
- Agent sẵn sàng: thiết bị sẵn sàng nhận cuộc gọi
- Agent bận: thiết bị trả lời một cuộc gọi do ACD gửi đến
- Agent làm việc sau cuộc gọi: thiết bị đã hoàn tất xử lý cuộc gọi do nhóm ACD gửi tới nhưng chưa sẵn sàng đẻ nhận cuộc gọi mới.
Các trạng thái của agent được nhóm ACD sử dụng để cho việc định tuyến và thống kê.
Kết luận: chương I em đã trình bày tổng quan về công nghệ, các lợi ích thu được từ CTI, một số ứng dụng điển hình của CTI được triển khai trên thị trường nhằm cung cấp các dịch vụ cho nhiều đối tượng sử dụng khác nhau. Trong chương này cũng đã đề cập đến các thành phần ảnh hưởng đến yếu tố thoại trong công nghệ CTI. Các vấn đề được đề cập đến ở chương I chủ yếu được trình bày dưới dạng khái niệm hay được xét tổng quan. Các đặc điểm về công nghệ sẽ được trình bày trong chưong II.
CHƯƠNG II. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG NGHỆ CTI
Chúng ta thấy rằng hầu hết các hệ thống điện thoại đều có khả năng cung cấp rất nhiều chức năng, tuy nhiên phần lớn người sử dụng chỉ sử dụng được một phần nhỏ các chức năng này, bởi vì giao diện phím bấm của điện thoại đã hạn chế và gâu khó khăn trong việc thực hiện các chức năng này và CTI được biết đến như là một phương tiện để đạt được chức năng này. Trong chương này ta sẽ xem xét các giao diện của CTI, cách thức làm việc và các chức năng mà chúng có thể cung cấp.
2.1 ĐẶC TẢ CTI
2.1.1 Giám sát và điều khiển
CTI cho phép các hệ thống máy tính có thể giám sát và điều khiển các tài nguyên và các thực thể trong hệ thống điện thoại. Chức năng giám sát và đặc tả này không phải là một chức năng trực tiếp của việc thực hiện một hệ thống điện thoại, nhưng nó có thể coi là mặt ngoài của hệ thống điện thoại thông qua giao diện CTI. Vì vậy việc thực hiện bên trong hai công việc hoàn toàn khác nhau nhưng nó có thể có cùng đặc tả thông qua chức năng này. Ví dụ như hệ thống PBX xử lý cuộc gọi vào từ một chuyển mạch CO và đưa nó đến một sô DID mở rộng là khác so với việc một máy điện thoại thông thường nhận một cuộc gọi từ đường dây tương tự nhưng qua giao diện giám sát của CTI thì đều có thông báo có cuộc gọi mới được đưa tới thiết bị trong trạng thái cảnh báo. Các hệ thống CTI muốn thực hiện được các ứng dụng của mình thì nhất định phải có khả năng giám sát để có thể điều khiển theo ý muốn.
2.1.2 Thao tác nhân công thông qua các giao diện CTI
M
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status