Thiết kế hệ thống mạng tại trường trung học phổ thông Đặng Huy Trứ - pdf 15

Download miễn phí Đề tài Thiết kế hệ thống mạng tại trường trung học phổ thông Đặng Huy Trứ



MỤC LỤC
 
PHẦN 1 : MỞ ĐẦU 2
PHẦN 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3
I . TỔNG QUAN VỀ MẠNG LAN 3
1. Định nghĩa về mạng cục bộ (LAN - Local Area Network ) 3
2. Phạm vi ứng dụng của mạng LAN 4
3. Cấu trúc và phương thức truy cập đường truyền của mạng LAN 4
a. Cấu trúc , các kiểu đấu mạng LAN 4
b. Các cách truy nhập đường truyền 5
4. Phân Đoạn Mạng LAN 7
5. Phương Tiện Truyền Dẫn Trong Mạng 10
a. Khái niệm 10
b. Các đặc tính của phương tiện truyền dẫn 10
c. Phân Loại 11
C.1 Môi Trường Hữu Tuyến 11
C.2 Môi Trường Vô Tuyến 16
d. Các Kỹ Thuật Bấm Cáp 17
D.1 Chuẩn Đấu Dây 17
6. Khái niệm căn bản về thiết bị mạng 19
PHẦN 3 THIẾT KẾ HỆ THỐNG MẠNG THỰC TẾ 20
I. Địa Điểm Tiến Hành Thiết Kế Hệ Thống Mạng 20
II. Yêu Cầu Của Hệ Thống Mạng , Lựa Chọn Công Nghệ 21
1. Yêu Cầu Thiết Kế 21
1.1 Yêu cầu về trang thiết bị 21
1.2 Yêu cầu về hệ thống cáp 21
1.3 Yêu cầu về phần mềm 21
2 Tiêu chí đánh giá 22
3 Lựa chọn công nghệ 22
III. Thiết Kế Hệ Thống 22
1. Sơ Lược hệ thống 22
2. Sơ đồ chi tiết của hệ thống mạng 24
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

iều loại hình dịch vụ khác nhau trên cùng một nền tảng giúp quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả các ứng dụng của CNTT.
PHẦN 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I . TỔNG QUAN VỀ MẠNG LAN
Định nghĩa về mạng cục bộ (LAN - Local Area Network )
Các máy tính cá nhân và các máy tính khác trong phạm vi một khu vực hạn chế được nối với nhau bằng các dây cáp chất lượng tốt sao cho những người sử dụng có thể trao đổi thông tin, dùng chung các thiết bị ngoại vi, và sử dụng các chương trình cũng như các dữ liệu đã được lưu trữ trong một máy tính dành riêng gọi là máy dịch vụ tệp (file).
Mạng LAN có nhiều quy mô và mức độ phức tạp khác nhau, nó có thể chỉ liên kết vài ba máy tính cá nhân và dùng chung một thiết bị ngoại vi đắt tiền như máy in lazer chẳng hạn. Các hệ thống phức tạp hơn thì có máy tính trung tâm (Máy chủ Server) cho phép những người dùng trao đổi thông tin với nhau và thâm nhập vào các cơ sở dữ liệu dùng chung.
Phạm vi ứng dụng của mạng LAN
Mạng LAN thường được sử dụng để kết nối các máy tính trong gia đình, trong một phòng Game, phòng NET, trong một toà nhà của Cơ quan, Trường học.- Cự ly của mạng LAN giới hạn trong phạm vi có bán kính khoảng 100m- Các máy tính có cự ly xa hơn thông thường người ta sử dụng mạng Internet để trao đổi thông tin.
Cấu trúc và phương thức truy cập đường truyền của mạng LAN
Cấu trúc , các kiểu đấu mạng LAN
Mạng LAN đấu kiểu BUS
Với kiểu BUS các máy tính được nối với nhau thông qua mọt trục cáp, ở hai đầu trục cáp có các Terminador đánh dấu điểm kết thúc đường trục, mỗi máy tính được nối với đường trục thông qua một Transceptor
Ưu điểm:
+Ưu điểm của mạng này là tiết kiệm được chi phí dây cáp.
Nhược điểm:
+ Nhược điểm là mạng này cho tốc độ chậm
+ Khi trên đường cáp có sự cố thì toàn bộ mạng sẽ ngưng hoạt động
+ Khi có sự cố rất khó kiểm tra phát hiện lỗi
>> Do mạng này có nhiều nhược điểm nên trong thực tế ít được sử dụng
Mạng LAN đấu kiểu RING ( kiểu vòng )
Với kiểu RING các máy tính được nối với nhau trên một trục khép kín, mỗi máy tính được nối với đường trục thông qua một Transceptor.
Ưu điểm:
+ Ưu điểm của mạng này là tiết kiệm được dây cáp, tốc độ có nhanh hơn kiểu BUS.
Nhược điểm:
+ Nhược điểm của mạng này là tốc độ vẫn bị chậm
+ Khi trên đường cáp có sự cố thì toàn bộ mạng sẽ ngưng hoạt động
+ Khi có sự cố rất khó kiểm tra phát hiện lỗi
>> Do mạng này có nhiều nhược điểm nên trong thực tế ít được sử dụng
Mạng LAN đấu kiểu STAR ( kiểu hình sao )
Mạng LAN đấu theo kiểu hình sao cần có một thiết bị trung gian như Hub hay Switch, các máy tính được nối với thiết bị trung gian này. (hiện nay chủ yếu là sử dụng Switch)
Ưu điểm:
+ Mạng đấu kiểu hình sao (STAR) cho tốc độ nhanh nhất
+ Khi cáp mạng bị đứt thì thông thường chỉ làm hỏng kết nối của một máy, các máy khác vẫn hoạt động được.
+ Khi có lỗi mạng, ta dễ dàng kiểm tra sửa chữa.
+ Mạng có thể dễ dàng mở rộng hay thu hẹp.
Nhược điểm:
+ Kiểu dấu mạng này có chi phí dây mạng và thiết bị trung gian tốn kém hơn.
+ Khả nǎng mở rộng mạng hoàn toàn phụ thuộc vào khả nǎng của trung tâm.
+ Khi trung tâm có sự cố thì toàn mạng ngừng hoạt động.
+ Mạng yêu cầu nối độc lập riêng rẽ từng thiết bị ở các nút thông tin đến trung tâm. Khoảng cách từ máy đến trung tâm rất hạn chế (100 m).
>> Do mạng hình sao có nhiều ưu điểm nổi bật nên nó được sử dụng rộng rãi trong thực tế
Mạng dạng kết hợp
Kết hợp hình sao và tuyến (star/Bus Topology): Cấu hình mạng dạng này có bộ phận tách tín hiệu (spitter) giữ vai trò thiết bị trung tâm, hệ thống dây cáp mạng có thể chọn hay Ring Topology hay Linear Bus Topology. Lợi điểm của cấu hình này là mạng có thể gồm nhiều nhóm làm việc ở cách xa nhau, ARCNET là mạng dạng kết hợp Star/Bus Topology. Cấu hình dạng này đưa lại sự uyển chuyển trong việc bố trí đường dây tương thích dễ dàng đối với bất cứ toà nhà nào.
Kết hợp hình sao và vòng (Star/Ring Topology). Cấu hình dạng kết hợp Star/Ring Topology, có một "thẻ bài" liên lạc (Token) được chuyển vòng quanh một cái HUB trung tâm. Mỗi trạm làm việc (workstation) được nối với HUB - là cầu nối giữa các trạm làm việc và để tǎng khoảng cách cần thiết.
b. Các cách truy nhập đường truyền
Khi được cài đặt vào trong mạng, các máy trạm phải tuân theo những quy tắc định trước để có thể sử dụng đường truyền, đó là cách truy nhập. cách truy nhập được định nghĩa là các thủ tục điều hướng trạm làm việc làm thế nào và lúc nào có thể thâm nhập vào đường dây cáp để gửi hay nhận các gói thông tin. Có 2 cách cơ bản
Giao Thức CSMA/CD (carrier Sense Multiple Access with Collision Detection)
- Giao thức này thường được dùng cho mạng có cấu trúc hình tuyến, các máy trạm cùng chia sẻ một kênh truyền thông chung, các trạm đều có cơ hội thâm nhập đường truyền như nhau (Multiple Access).
- Tuy nhiên tại một thời điểm thì chỉ có một trạm được truyền dữ liệu mà thôi, trước khi truyền dữ liệu, mỗi trạm phải lắng nghe đường truyền để chắc chắn rằng đường truyền đang rỗi (carrier Sense). Nếu gặp đường truyền rỗi mới được truyền.
- Trong trường hợp hai trạm thực hiện việc truyền dữ liệu đồng thời, lúc này khả năng xẩy ra xung đột dữ liệu sẽ là rất cao. Các trạm tham gia phải phát hiện được sự xung đột và thông báo tới các trạm khác gây ra xung đột (Collision Dection), đồng thời các trạm phải ngừng thâm nhập truyền dữ liệu ngay, chờ đợi lần sau trong khoảng thời gian ngẫu nhiên nào đó rồi mới tiếp tục truyền tiếp.
- Khi lưu lượng các gói dữ liệu cần di chuyển trên mạng quá cao, thì việc xung đột có thể xẩy ra với số lượng lớn dẫn đến làm chậm tốc độ truyền thông tin của hệ thống.
Giao Thức Truyền Thẻ Bài
- Giao thức này thường được dùng trong các mạng LAN có cấu trúc dạng vòng sử dụng kỹ thuật chuyển thẻ bài (token) để cấp phát quyền truy nhập đường truyền dữ liệu đi.
- Thẻ bài ở đây là một đơn vị dữ liệu đặc biệt, có kích thước và nội dung (gồm các thông tin điều khiển ) được quy định riêng cho mỗi giao thức. Trong đường dây cáp liên tục có một thẻ bài chạy quanh trong mạng.
- Phần dữ liệu của thẻ bài có một bít biểu diễn trạng thái sử dụng của nó (Bận hay rỗi). Trong thẻ bài có chữa một địa chỉ đích và mạng dạng xoay vòng thì trật tự của sự truyền thẻ bài tương đương với trật tự vật lý của trạm xung quanh vòng. Một trạm muốn truyền dữ liệu thì phải đợi đến khi nhận được một thẻ bài rỗi, khi đó trạm sẽ đổi bít trạng thái của thẻ bài thành bận, nén gói dữ liệu có kèm theo địa chỉ nơi nhận vào thẻ bài và truyền đi theo chiều của vòng. thẻ bài lúc này trở thành khung mang dữ liệu. Trạm đích sau khi nhận khung mang dữ liệu này sẽ copy dữ liệu vào bộ đệm rồi tiếp tục truyền khung theo vòng nhưng thêm một thông tin xác nhận. Trạm nguồn nhận lại khung của mình (theo vòng) đã nhận đúng, rồi bít bận thành bít rỗi và truyề...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status