Quản lý chất lượng công trình xây dựng ở xí nghiệp xây dựng số 2 thuộc công ty xây dựng số 4 - pdf 15

Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đặt nền kinh tế nước ta trước những thời cơ mới và những thách thức mới. Do đó, để có thể đứng vững trong môi trường cạnh tranh gay gắt quyết liệt như hiện nay thì các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm cách để hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhất. Một trong hai hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương đó là hoạt động nhập khẩu. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của nền kinh tế Việt Nam nói chung và của mỗi doanh nghiệp nói riêng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Trong thời gian thực tập vừa qua tại Phòng Xuất nhập khẩu và Điều độ sản xuất, Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Nội, em nhận thấy rằng, ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh thuốc thì một lĩnh vực đóng vai trò không nhỏ vào kết quả sản xuất kinh doanh nói chung của Công ty là hoạt động nhập khẩu kinh doanh nguyên liệu và dịch vụ nhận nhập khẩu uỷ thác thuốc thành phẩm cho các đơn vị bạn nhằm thu phí uỷ thác. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, các hoạt động này có xu hướng giảm sút, các khách hàng của Công ty dần dần chuyển sang các Công ty khác, cán bộ công nhân viên hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu trong Công ty ngày càng chán nản, không hài lòng với công việc. Sở dĩ có điều này, nguyên nhân chính là do sự biến động phức tạp của thị trường dược, trong khi đó phong cách làm việc của người lao động trong Công ty còn chưa năng động, nhạy bén, khả năng thích nghi chưa cao làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu,... Nếu hiện tượng này không sớm được khắc phục thì sự tồn tại của Công ty sẽ bị đe doạ. Chính vì vậy mà em đã lựa chọn đề tài luận văn tốt nghiệp là: “Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Nội” nhằm có thể đưa ra những giải pháp để góp phần nào đó giúp hoạt động nhập khẩu của Công ty ngày càng tốt hơn.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở phát hiện các tồn tại và nguyên nhân của các tồn tại trong việc nâng cao HQKD nhập khẩu của Công ty CPDPHN trong những năm gần đây mà đề xuất những giải pháp cụ thể và thiết thực nhằm nâng cao HQKD nhập khẩu nói riêng và HQKD nói chung của Công ty.
Để thực hiện được mục tiêu trên, nhiệm vụ của luận văn là:
- Hệ thống hoá lý luận về HQKD và HQKD nhập khẩu.
- Phân tích thực trạng HQKD và nâng cao HQKD nhập khẩu của Công ty thời gian gần đây.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao HQKD nhập khẩu của Công ty trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn: là vấn đề HQKD nhập khẩu của Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu: HQKD của Công ty CPDPHN do nhiều hoạt động tạo ra, tuy nhiên trong luận văn này tác giả chỉ nghiên cứu HQKD của hoạt động nhập khẩu của Công ty từ năm 2001 trở lại đây.
4. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn của em được chia làm ba chương:
Chương I: Lý luận chung về HQKD và sự cần thiết phải nâng cao HQKD nhập khẩu ở các Công ty Dược phẩm.
Chương II: Thực trạng HQKD và nâng cao HQKD nhập khẩu của Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Nội.
Chương III: Phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao HQKD nhập khẩu của Công ty CPDPHN.


CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HQKD VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HQKD NK Ở CÁC CÔNG TY DƯỢC PHẨM
1. Tổng quan về hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
1.1. Khái niệm hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
Nhập khẩu là một loại hoạt động kinh doanh quốc tế, vượt ra ngoài phạm vi quốc gia. Có thể nói, hoạt động kinh doanh nhập khẩu là hoạt động mua bán hàng hoá hay dịch vụ từ nước ngoài để tái sản xuất hay phục vụ nhu cầu trong nước nhằm mục đích thu lợi.
Như vậy, nhập khẩu là việc mua bán hàng hoá hay dịch vụ từ các tổ chức kinh tế, các công ty nước ngoài để tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu đó trên thị trường nội địa hay tái xuất khẩu nhằm thu lợi nhuận và nối liền sản xuất với tiêu dùng.

9G9cP5123KdQKz5
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status