Chính sách ngoại thương Việt Nam hiện nay - pdf 15

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Trong xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới và khu vực, nước ta đã và
đang từng bước hòa mình để phát triển kinh tế và mở rộng quan hệ đối ngoại. Việc
buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa nước ta và các nước trong khu vực cũng như với các
nước trên thế giới ngày càng đa dạng phong phú.
Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh
đạo, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế
tham gia sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu. Nhờ đó, một số sản phẩm hàng hóa và
dịch vụ của nước ta không những đứng vững ở thị trường trong nước, mà còn có khả
năng vươn ra thị trường nước ngoài, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu.
Song song với chủ trương khuyến khích mạnh mẽ xuất khẩu, hoạt động nhập
khẩu cũng được xác định có vai trò hết sức quan trọng được Đảng và Nhà nước quan
tâm, hướng mục tiêu phục vụ cho sự phát triển thị trường nội địa, cho sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nhanh chóng hội nhập với khu vực và thế giới.
Để quản lý được các hoạt động mua bán với các nước, Nhà nước đã có nhiều
biện pháp, trong đó thuế xuất nhập khẩu là một trong những công cụ chủ yếu. Thông
qua việc ban hành và thực thi chính sách thuế xuất nhập khẩu, chúng ta có thể nắm đủ
tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa, tạo điều kiện cho nhà nước có căn cứ đề ra chính
sách ngoại thương đúng đắn, cân đối cung, cầu hàng hóa xuất nhập khẩu và cân bằng
cán cân thanh toán.
Do đó với đề tài “Chính sách ngoại thương của Việt Nam hiện nay” chúng
em muốn tập trung nghiên cứu về Chính sách thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Đây là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đối với ngoại thương Việt Nam. Và với xu
thế toàn cầu hóa Nhà nước cần có những điều chỉnh sao cho phù hợp với thế giới và
tạo điều kiện thuận lợi cho ngoại thương Việt Nam phát triển.
1. VÀI NÉT VỀ NGOẠI THƯƠNG HIỆN NAY:
Ngoại thương nước ta trong thời gian qua đã thực sự giúp cho nền kinh tế đất nước
khai thác thế mạnh trong sản xuất hàng hóa về xuất khẩu. Ngoại thương đóng góp rất
lớn cho tốc độ tăng trưởng kinh tế và thay đổi bộ mặt nền công nghiệp, dịch vụ và cả
trong sản xuất nông nghiệp nữa. Để có thể hiểu rõ chính sách ngoại thương của nhà
nước ta trong giai đoạn hiện nay, chúng ta sẽ cùng phân tích những điều kiện thuận lợi
cũng như bất lợi cho sự phát triển ngoại thương của đất nước.
1.1. Những lợi thế trong phát triển ngoại thương của Việt Nam:
Lợi thế về vị trí địa lý:
Việt Nam nằm trong vùng Đông Nam châu Á, là vùng có tốc độ tăng trưởng kinh
tế cao nhất thế giới, bình quân mỗi nước ở khu vực này mức tăng trưởng kinh tế đạt 6-
7% năm.Viện Nam nằm trên tuyến đường giao lưu hàng hải quốc tế; ven biển. nhất là
từ Phan Thiết trở vào có nhiều cảng nước sâu tàu bè có thể cập bến an toàn quanh
năm.Sân bay Tân Sơn Nhất nằm ở vị trí lý tưởng, cách đều các thủ đô thành phố quan
trọng trong vùng Đông Nam Á. Vị trí địa lý thuận lợi cho phép ta mở rộng quan hệ
kinh tế ngoại thương và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Lợi thế về tài nguyên thiên nhiên:
So với một số nước khác thì nước ta thuộc loại có tài nguyên tương đối phong phú:
• Về đất đai: diện tích đất đai cả nước khoảng 330.363 Km2 trong đó có tới
khoảng 50% là đất vào nông nghiệp và ngư nghiệp. Khi hậu nhiệt đới mưa
nắng điều hòa cho phép chúng ta phát triển nông lâm sản xuất khẩu có hiệu
quả cao như gạo, cao su và các nông sản nhiệt đới. Chiều dài bờ biển bờ
biển, diện tích sông ngòi và ao hồ cho phép phát triển ngành thủy sản xuất
khẩu và phát triển thủy lợi, vận tải biển và du lịch.
• Về khoáng sản: dầu mỏ hiện nay là nguồn tài nguyên mang lại nguồn thu
ngoại tệ đáng kể, sản lượng khai thác hàng năm gia tăng và là nơi thu hút
hiều vốn đầu tư nước ngoài. Than đá trữ lượng cao, mỏ sắt với trữ lượng vài
trăm triệu tấn; cả 3 miền Bắc, Nam, Trung, đều có nguồn clanh-ke để sản
xuất xi măng dồi dào.
Lợi thế về lao động:
Đây là thế mạnh của nước taLao động dồi dào, giá nhân công rẻ;tỷ lệ thất nghiệp
lớn. Lao động là 1 lợi thế cơ bản để phát triển các ngành hàng sử dụng nhiều lao động
như dệt, may, chế biến nông lâm thủy sản, lắp ráp sản phẩm điện, điện tử….
1.2. Những hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển của Ngoại thương:
Diện tích đất canh tác bình quân đầu người của ta thấp so với bình quân của thế
giới. Sản lượng lương thực có cao nhưng trước hết phải đảm bảo nhu cầu của dân nên
không thể tạo ra 2 nguồn tích lũy lớn cho những đòi hỏi cao của sự phát triển kinh tế.
Về tài nguyên tuy có phong phú nhưng phân bố tản mạn. Giao thông vận tải kém
nên khó khai thác, trữ lượng chưa xác định và chưa khoáng sản nào có trữ lương lớn
để trở thành mặt hàng chiến lược. Tài nguyên rừng, biển, thủy sản bị khai thác quá
mức mà không được chăm bối.
Vị trí địa lý hẹp nhưng cơ sở hạ tầng yếu kém, các hải cảng ít và nhỏ, đường xá và
phương tiện giao thông lạc hậu.

M308BuITOV61p9W
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status