Áp dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học hoá học phổ thông nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh thông qua nhóm oxi lớp 10 - Ban nâng cao - pdf 15

Download miễn phí Khóa luận Áp dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học hoá học phổ thông nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh thông qua nhóm oxi lớp 10 - Ban nâng cao



MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
I. Lí do chọn đề tài 1
III. Mục đích, nhiệm vụ 2
IV. Giả thuyết khoa học 2
V. Giới hạn của đề tài 2
VI. Phương pháp nghiên cứu 3
VII. Dự kiến phần đóng góp mới của đề tài 3
PHẦN 2: NỘI DUNG 4
Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN 4
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC THEO NHÓM NHỎ 4
I.1. Tiếp cận lí luận phương pháp sư phạm tương tác: [3, 10] 4
I.1.1. Một số khái niệm: 4
I.1.2. Các tương tác trong bộ ba 4
I.1.3. Bản chất của phương pháp sư phạm tương tác 5
I.1.4. Các nguyên lý cơ bản của phương pháp sư phạm tương tác 6
I.2. Phương pháp dạy học tích cực 8
I.2.1. Tính tích cực và tính tích cực học tập 8
I.2.2. Phương pháp dạy học tích cực và những dấu hiệu đặc trưng 9
I.2.3. Những phương pháp tích cực cần được phát triển ở trường phổ thông 11
I.3. Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ 14
I.3.1.Một số khái niệm 14
I.3.2. Cơ sở để tổ chức dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ 16
I.3.3. Phân loại nhó: 18
I.3.4. Cách chia nhóm 19
I.3.5. Cơ cấu tổ chức và hoạt động nhóm 21
I.3.6. Quá trình tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm 22
I.3.9. Một số chú ý để nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ 28
I.3.10. Kết hợp phương pháp dạy học hợp tác nhóm với các hình thức tổ chức dạy học trên lớp và phương pháp dạy học tích cực khác 30
II. MỘT VÀI NHẬN XÉT VỀ THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC THEO NHÓM NHỎ 34
II.1. Vài nét về lịch sử của phương pháp dạy học hợp tác 34
II.2. Vài nét về việc nghiên cứu phương pháp dạy học hợp tác ở Việt Nam 35
II.3. Một vài nhận xét về việc sử dụng phương pháp dạy học hợp tác ở trường phổ thông: 37
Chương II: ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC THEO
NHÓM NHỎ TRONG DẠY HỌC HOÁ HỌC THÔNG QUA NHÓM OXI, LỚP 10 – THPT - BAN NÂNG CAO 40
1. Nguyên tắc áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ 40
2. Nguyên tắc lựa chọn nội dung kiến thức có thể áp dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm 42
3. Quy trình thiết kế và tổ chức dạy học có sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ: [ 7 ] 43
3.1. Quy trình thiết kế: 43
3.2. Cách tổ chức dạy học: 45
3.3. Các chú ý khi tổ chức dạy học theo phương pháp dạy học hợp tác 47
4. Phân tích đặc điểm, nội dung chương VI: nhóm oxi - lớp 10 - ban nâng cao: [8,9,10] 48
4.1. Phân phối chương trình: 48
4.2. Vị trí của chương: 49
4.3. Mục tiêu của chương 49
5. Khả năng áp dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ vào nhóm oxi - lớp 10 - ban nâng cao 50
5.1. Khả năng áp dụng phương pháp dạy học hợp tác trong chương 50
5.2. Bảng các nội dung trong chương có khả năng áp dụng DHHT 51
6. Thiết kế hoạt động dạy học một số bài trong nhóm oxi_ lớp 10_ ban nâng cao, có sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ 52
6.1. Giáo án bài khái quát: 53
6.2. Giáo án bài mới về chất và nguyên tố hoá học: 61
Chương III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 96
1. Mục đích thực nghiệm 96
2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 96
3. Chọn đối tượng và địa bàn thực nghiệm sư phạm 96
4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 96
5. Kết quả thực nghiệm sư phạm và đánh giá 98
5.1. Kết quả các bài kiểm tra 98
PHẦN 3: KẾT LUẬN 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
PHỤ LỤC 106
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

mới do chưa được học tập trong môi trường thực sự tích cực, và do chưa đủ khả năng lĩnh hội tri thức theo phương pháp mới.
Thực trạng này cho thấy, phải chăng việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực mới chỉ dừng lại ở sự biến đổi về lượng thôi? vậy làm thế nào để có sự thay đổi về chất?
Đó là vấn đề lan giải mà không ai có thể một mình làm được, nó đòi hỏi chúng ta, những người giáo viên phổ thông, những người trực tiếp vận dụng những lí luận dạy học tích cực vào công việc của mỡnh hóy cùng chung sức, cùng ý thức hơn trong việc nghiên cứu cũng như sử dụng chúng, để những lí luận quớ giỏ đú không chỉ mãi là lí luận mà còn phải được trải nghiệm thực tế. Nú còn đòi hỏi các em học sinh phải luôn luôn đào sâu tri thức để sẵn sàng tiếp nhận, hứng thó với phương pháp mới. Không chỉ có thế, nó còn đòi hỏi sự quan tâm của nhà trường, của các cấp, ngành giáo dục, của toàn xã hội để tạo mọi điều kiện giúp việc áp dụng phương pháp dạy học hợp tác nói riêng và phương pháp dạy học tích cực nói chung được triệt để và đạt được hiệu quả cao.
TIỂU KẾT CHƯƠNG I
Từ những cơ sở lí luận và thực tiễn đã nêu trên, cho thấy phương pháp dạy học hợp tác là một phương pháp tích cực, có nhiều ưu điểm, đã được áp dụng và mang lại hiệu quả cao tại nhiều nước trên thế giới. Song bên cạnh những ưu điểm, phương pháp này cũn cú một sè nhược điểm và ở Việt Nam việc áp dụng còn gặp nhiều khó khăn nên chưa được quan tâm đúng mức, chưa khai thác hết được hiệu quả dạy học. Vì vậy, chúng tui chọn đề tài này với mong muốn góp phần tìm hiểu rõ hơn về phương pháp dạy học hợp tác và đưa phương pháp đến gần hơn với các giáo viên, học sinh và với cỏc mụn khoa học, đặc biệt là cỏc mụn khoa học thực nghiệm, trong đó cú mụn khoa học hoá học
Chương II
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC THEO
NHểM NHÁ TRONG DẠY HỌC HOÁ HỌC THÔNG QUA
NHểM OXI, LÍP 10 – THPT - BAN NÂNG CAO
1. Nguyên tắc áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ: [1, 10]
Cũng như những phương pháp dạy học khác, khi áp dụng phương pháp dạy học hợp tác cũng phải tuân theo những nguyên tắc chung trong dạy học như: đảm bảo mục tiêu, chương trình môn học, đảm bảo tính khoa học, đảm bảo tính sư phạm, đảm bảo tính khả thi… Ngoài ra, phương pháp này cũn cú những đặc điểm riêng, vì vậy khi áp dụng cần tuân theo những nguyên tắc riêng sau:
a. Nguyên tắc thứ nhất: Đảm bảo mối quan hệ biện chứng, hữu cơ giữa vai trò chủ đạo trong tổ chức, điều khiển hoạt động nhóm của giáo viên với tính chủ động, tích cực và tự giác của học sinh:
Sự thống nhất giữa hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò là một quy luật tất yếu và cơ bản của quá trình dạy học, hai hoạt động này có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau.
Theo định hướng dạy học tích cực nói chung và phương pháp dạy học hợp tác nói riờng, giáo viên là người tổ chức và điều khiển hoạt dộng của học sinh, còn học sinh chủ động, tích cực tham gia hoạt động thông qua nhóm học tập để thu nhận và chiếm lĩnh kiến thức.
Do vậy, quy trình hoạt động nhóm trong phương pháp dạy học hợp tác cũng phải được xây dựng sao cho việc tổ chức, điều khiển của giáo viên hài hoà với hoạt động học tập của học sinh.
b. Nguyên tắc thứ hai: Đảm bảo sự hài hoà giữa hình thức học cá nhân, học nhóm và học tập thể:
Căn cứ vào tính chất mối quan hệ của cá nhân trong quá trình học tập, người ta phân chia hình thức hoạt động dạy học thành ba loại cơ bản là: dạy học cá nhân, học nhóm và học tập thể. Một giê học lờn lớp sẽ trở lên đơn điệu và hiệu quả thấp nếu chỉ sử dụng một trong ba hình thức trên. Điều đó vừa xa rời thực tiễn vừa bất lợi, khó khăn trong việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực.
Phương pháp dạy học hợp tác là phương pháp dạy học tích cực cần có sự tồn tại và phối hợp của cả ba hình thức này, trong đó hoạt động nhóm là hoạt động chính. Nhưng nếu không có sự hoạt động của cá nhân thì hoạt động nhóm bị trì trệ, nếu chỉ chú trọng hoạt động nhóm mà không quan tâm đến hoạt động cá nhân thì sẽ xuất hiện thành phần ỷ lại, ăn theo…, nếu không có hoạt động tập thể cả lớp thỡ sẽ không thể đánh giá, rút kinh nghiệm và trao đổi ý kiến giữa các nhóm với nhau được. Bởi vậy, khi áp dụng phương pháp dạy học hợp tác cần đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa ba hình thức học tập này với nhau.
c. Nguyên tắc thứ ba: Đảm bảo tính hệ thống cấu trúc:
Bất cứ một phương pháp dạy học nào cũng cần có hệ thống cấu trúc nhất định. Phương pháp dạy học hợp tác nhóm trong quá trình dạy học phản ánh hoạt động tổ chức điều khiển nhóm của giáo viên và cách thức tiến hành hoạt động học tập của nhóm học sinh. Nh­ ở nguyên tắc thứ nhất đó nờu, hai hoạt động này có mối quan hệ biện chứng với nhau, để đảm bảo mối quan hệ biện chứng đú thỡ đồng thời cũng phải đảm bảo tính hệ thống cấu trúc.
Muốn quy trình học tập nhóm đảm bảo tính hệ thống cấu trúc thì phải phân chia quy trình Êy thành các giai đoạn, mỗi giai đoạn bao gồm các bước, các thao tác phản ánh logic của quá trình dạy học. Đối với phương pháp dạy học hợp tác, tính hệ thống cấu trúc được thể hiện ở quy trình thực hiện một tiết học hay một buổi làm việc hợp tác như đã trình bày ở phần I.3.6
d. Nguyên tắc thứ tư: phải đảm bảo tính thực tiễn:
Thực tiễn là cơ sở, mục đích, động cơ và là nơi kiểm nghiệm tớnh sỏt thực, khoa học, hợp lí của lí thuyết. Bởi vậy, phương pháp dạy học hợp tác nhóm phải được vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp với đặc điểm thực tiễn nh­:
- Những điều kiện cơ sở vật chất ở trường phổ thông.
- Trình độ, đặc điểm của đội ngò giáo viên và năng lực học sinh.
e. Nguyên tắc thứ năm: phải đảm bảo tính toàn diện trong quy trình tổ chức hoạt động nhóm. Tính toàn diện thể hiện:
- Phải tác động tới tất cả các thành tố của quá trình dạy học, làm cho các thành tố Êy vận động và phát triển nhằm tạo ra hiệu quả dạy học cao trên nhiều phương diện.
- Hiệu quả về giáo dục: phải giúp người học chủ động lĩnh hội tri thức, kĩ năng với hiệu suất cao nhất, sâu sắc nhất, đồng thời phát triển ở họ những phẩm chất trí tuệ, những kĩ năng xã hội cần thiết.
- Hiệu quả kinh tế: Sử dụng phương pháp này không đòi hỏi nhiều thời gian, công sức của thầy và trò cũng như sự đầu tư tốn kém của nhà nước nhưng lại góp phần đào tạo con người mới với những kĩ năng đáp ứng đòi hỏi phục vụ sự phát triển của nền kinh tế.
2. Nguyên tắc lùa chọn nội dung kiến thức có thể áp dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm: [1,2]
Để có thể áp dụng được phương pháp dạy học hợp tác theo nhúm thỡ nội dung kiến thức (chính là nhiệm vụ học tập) được lùa chọn phải thoả món cỏc điều kiện sau:
+ Nội dung kiến thức phải có sự liên hệ với những kiến thức cũ mà học sinh đã được trang bị, vì hoạt động nhóm phả...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status