Nhiên liệu thay thế viễn cảnh của công nghệ tương lai - pdf 15

Download miễn phí Đề tài Nhiên liệu thay thế viễn cảnh của công nghệ tương lai
1. NHU CẦU VỀ CÁC NHIÊN NHIÊN LIỆU THAY THẾ DẦU MỎ
Các nhiên liệu thay thế bao gồm dầu phi truyền thống và các nhiên liệu khí đồng
hành sử dụng trong lĩnh vực giao thông. Thị trường nhiên liệu cho giao thông, gồm cả
giao thông thủy chiếm khoảng 53% nhu cầu sản xuất của các nhà máy tinh lọc dầu trên
thế giới. Ngược lại, sử dụng dầu trong sản xuất nhiên liệu cho ngành giao thông, bitum
làm nhựa rải đường, kể cả dầu nhờn và lượng dầu sử dụng trong ngành giao thông thậm
chí chiếm tới 60%. Lượng nhiên liệu trong giao thông trên thị trường dầu mỏ dự báo sẽ
tăng cao hơn trong các thập kỷ tới. Phần còn lại của sản phẩm dầu mỏ sử dụng để đốt
nóng trong công nghiệp (đặc biệt là các nguyên liệu đầu vào để sản xuất nhựa và các vật
liệu tổng hợp khác trong ngành công nghiệp hóa dầu) và sản xuất điện. Một nhà máy lọc
dầu sản xuất hỗn hợp các sản phẩm nhẹ (chủ yếu là nhiên liệu cho giao thông) và các sản
phẩm khó bay hơi. Vẫn chưa có loại nhiên liệu thay thế nào có quy mô sản lượng lớn
thay thế cho dầu mỏ (xăng, diesel và LPG- khí hóa lỏng) và sự thay đổi hỗn hợp các sản
phẩm tinh lọc nhằm tăng chất lượng các nhiên liệu dùng trong giao thông và tăng cường
sử dụng năng lượng của các nhà máy tinh lọc dầu. Nhu cầu nhiên liệu dùng trong giao
thông vẫn là cơ sở để xác định sự gia tăng nhu cầu dầu thô.
Theo báo cáo Tổng quan năng lượng thế giới năm 2004, khả năng nguồn dầu mỏ
hiện nay sẽ đáp ứng tới năm 2030, đảm bảo để tạo ra các khoản đầu tư và các công nghệ
tiên tiến thu hồi dầu (IOR) hay phương pháp khả thi tăng dầu thu hồi (EOR). Các dự án
năm 2004 của Tổ chức năng lượng Thế giới theo kịch bản tham khảo ý kiến cho thấy sự
gia tăng nguồn cung cấp dầu mỏ không hề giảm sút từ 151 EJ (1 EJ = 1018 Jun), năm
2000 sẽ lên tới 241 EJ vào năm 2030, tương đương với 77 triệu thùng dầu /ngày và 121
triệu thùng/ngày. Nguồn cung cấp này bao gồm cả dầu phi truyền thống. Việc sản xuất
dầu phi truyền thống được ước tính mức tăng trưởng từ 1,6 triệu thùng/ngày năm 2002
lên tới 10,1 triệu thùng/ngày vào năm 2030, gồm 6 triệu thùng/ngày dầu cát và cát nhựa,
2,4 triệu thùng/ngày khí hóa lỏng và còn lại là 1,7 triệu thùng/ngày dầu đá phiến, than
hóa lỏng và nhiên liệu sinh học.
Phương pháp áp dụng để khai thác dầu mỏ sau năm 2030 vẫn còn là một ẩn số.
Một phần do nguồn tài nguyên cơ bản chưa biết chắc chắn, khả năng khai thác các nguồn
tài nguyên chưa rõ ràng, và một phần do các chính sách quốc gia về đầu ra chưa ổn định.
Tuy nhiên, các công nghệ sản xuất dầu sơ cấp, thứ cấp và sau thứ cấp có thể được
áp dụng. Các công nghệ này được gọi là công nghệ “thu hồi”. Hàng loạt các công nghệ
như vậy hiện đang được sử dụng. Sự thích nghi và hiệu quả của các công nghệ này phụ
thuộc vào nguồn cung cấp và các đặc tính của dầu mỏ. Vì vậy, đối với một số khu vực,
các công nghệ được sử dụng để đánh giá khả năng thu hồi lượng dầu và phân loại dầu
mỏ. Tuy nhiên, EOR vẫn không được áp dụng rộng rãi. Ở Hoa Kỳ, năm 2004, sản xuất
dầu theo EOR đạt tới 0,66 triệu thùng/ngày, bằng với mức sản xuất tương tự ở các nước
còn lại trên thế giới (loại trừ xử lý dầu và cát dầu).
Tổng lượng dầu thu được do áp dụng EOR (không tính dầu cát) lên đến 1-1,5%
tổng sản lượng dầu trên toàn cầu. Hơn một nửa lượng dầu thu hồi này là dầu nặng thu hồi
bằng nhiệt. Chỉ có EOR liên quan tới CO2 sẽ được nghiên cứu kỹ hơn, vì đây là một lựa
chọn có thể được áp dụng ở nhiều mỏ dầu. CO2 ở mức trên giới hạn được bơm vào một
bể dầu không còn sử dụng. Việc bơm CO2 và nước thường được thực hiện luân phiên.
CO2 và dầu được trộn trong bể chứa, vì vậy một lượng dầu lớn sẽ được thu hồi. CO2
được thải ra cùng với dầu và được tái chế trong bể chứa. EOR bơm ép CO2 có thể tách ra
thành chất lưu bơm ép và dầu hòa tan và không hòa tan vào nhau, được hạn chế theo các
bể chứa với nhiệt độ thấp hơn 120oC. Sử dụng nhiệt độ cao để bơm ép chất lưu không
hòa tan. Tuy nhiên, trong trường hợp bơm ép này hệ số thu hồi dầu sẽ giảm đi một nửa.
Tổng lượng dầu bổ sung đạt 8-15% tổng lượng dầu ban đầu. Theo ngành địa chất
về mỏ dầu và loại dầu, việc tăng thu hồi dầu có thể đạt được ở mức 10-100%. Một đánh
giá của Na Uy về EOR cho rằng có thể tăng sản lượng dầu tối đa ở mức 300 m3, tương
ứng khoảng 10% sản lượng và vẫn duy trì được các bể chứa. Như vậy, công nghệ mới
như phương pháp EOR bơm ép CO2 có thể tăng lượng dầu thu hồi. Khoảng 3,3% sản
lượng dầu của Hoa Kỳ thu được từ việc bơm ép CO2 theo phương pháp EOR (phương
pháp CO2 EOR), sản lượng này tương đương với 28% tổng lượng dầu thu hồi bằng
phương pháp EOR. Mỗi năm, 32 triệu tấn CO2 được sử dụng từ các nguồn tài nguyên
thiên nhiên và 11 triệu tấn từ các quy trình xử lý công nghiệp.
Một phân tích chi tiết đối với từng mỏ đòi hỏi phải đưa ra đánh giá phù hợp với
khả năng của nó trên phạm vi toàn cầu. Đặc biệt, trong các khu vực sản xuất dầu hoàn
thiện như biển Bắc, thì lựa chọn này có thể sớm được thực hiện. Phương pháp EOR áp
dụng bơm ép khí CO2 có thể giảm sự lệ thuộc vào nguồn dầu đầu vào từ Trung Đông.
Trong 25 năm qua, chi phí đầu tư cho phương pháp CO2 - EOR đã giảm đi một
nửa. Các chi phí dự án thay đổi theo độ lớn của mỏ, khoảng cách, vị trí và các nhà máy
hiện tại, nhưng nhìn chung tổng chi phí vận hành, (ngoại trừ chi phí CO2). Dựa theo giá
dầu của các nước và thế giới, mức giá này có thể không thu hút đươc đầu tư của các
công ty dầu mỏ. Trong tương lai, chi phí CO2 sẽ giảm và bất kỳ các cơ hội chi phí thấp
để thu giữ cácbon sẽ không được áp dụng trong ngành điện. Sử dụng CO2 - EOR trong
tương lai có thể tăng, nếu như CO2 được lưu giữ thường xuyên và việc lưu trữ này có giá
trị đích thực. Tính khả thi của việc lưu trữ CO2 dài hạn được kết hợp với phương pháp
EOR hiện nay đang được thử nghiệm trong nhiều dự án trình diễn.
CO2 - EOR có thể làm tăng mức độ an ninh nguồn cung cấp đầu vào, tăng dữ trữ
dầu và giảm phát thải CO2 cho dù giá đang ở mức cạnh tranh. Đây là sự kết hợp những
đặc trưng, sẽ tạo ra sự lựa chọn hấp dẫn. Tuy nhiên, sự kết hợp này có thể làm giảm sản
lượng dầu đỉnh điểm, nhưng sẽ không ngăn cản được sản xuất dầu truyền thống tăng ở
mức đỉnh điểm.
Do an ninh nguồn cung cấp, những quan tâm về môi trường ngày càng đóng vai
trò quan trọng. Các chính sách nhằm mục đích giảm thiểu biến đổi khí hậu có thể dẫn đến
nhu cầu giảm phát thải CO2 trong lĩnh vực giao thông và trong sản xuất nhiên liệu cho giao thông, điều này có thể dẫn tới làm tăng nhu cầu về nhiên liệu cho giao thông không
phát thải CO2, như nhiên liệu sinh học và hyđrô. Một vấn đề môi trường khác như ô
nhiễm không khí cục bộ phụ thuộc vào nhiên liệu ở mức độ nhất định, nhưng các phát
thải CO2, NOx, các hạt và hydrocarbons có thể giảm đi thông qua các biện pháp thích
hợp mà không cần có sự chuyển đổi nhiên liệu.
2. ĐẶC ĐIỂM CÔNG NGHỆ VỀ NHIÊN LIỆU THAY THẾ
Hiện nay, xăng, diesel, nhiên liệu phản lực và dầu đốt là các nhiên liệu chính dùng
trong giao thông. Các loại nhiên liệu này là các sản phẩm của nhà máy tinh lọc dầu. Một
khối lượng nhỏ nhiên liệu thay thế như khí hóa lỏng (LPG), khí thiên nhiên, ethanol và
biodiesel sẽ được bổ sung vào các nhiên liệu trên. Các nhiên liêu thay thế có thể tạo ra từ
các nguồn:
- Nguồn dự trữ dầu phi truyền thống.
- Sản xuất từ Quy trình Fischer - Tropsch, thường sử dụng để sản xuất nhiên liệu
hydrocacbon (như xăng); diesel từ than, khí thiên nhiên và sinh khối.
- Khí thiên nhiên.
- Bioethanol.
- Hyđrô.
- Methanol và DME.
- Điện.
Một số loại nhiên liệu trong giao thông
Để có thể hoàn toàn thay thế động cơ đốt trong bằng động cơ điện, ngành công
nghiệp vận tải sử dụng động cơ nói chung và ngành xe hơi nói riêng còn nhiều việc để
làm, mất nhiều thời gian và qua nhiều bước đệm. Với sự thay đổi lớn như vậy, nhiều vấn
đề liên quan đến kỹ thuật, kinh tế và xã hội cần được cân nhắc giải quyết.
Phương tiện giao thông ngày nay vẫn đang ứng dụng các công nghệ hiện đại nhất
nhằm giảm lượng khí thải, đáp ứng yêu cầu của chính phủ và người tiêu dùng. Các phần
mềm phức tạp được cài đặt để xe có thể vận hành êm và ổn định trong hàng chục ngàn
km mà vẫn “sạch” hơn gấp 140 lần so với xe của hồi thập niên 60. Mặc dù vậy, từ nhiều
năm nay, ngành công nghiệp xe hơi vẫn đang đứng trước sức ép cả về kinh tế và môi
trường, khiến họ phải nỗ lực tìm kiếm các nhiên liệu thay thế và kéo theo đó là công nghệ
động cơ thay thế.
Một thách thức lớn cho các nhà sản xuất là bất kỳ sản phẩm thay thế nào khi có
mặt trên thị trường cũng phải thỏa mãn người tiêu dùng về tính tiện lợi, an toàn và kinh
tế; nếu không sẽ không được thị trường chấp nhận. Trên thị trường hiện nay đã xuất hiện
một số hướng đi mới cho vấn đề nhiên liệu và động cơ. Mỗi dự án đều có những ưu điểm
riêng, hãy cùng điểm qua…

m142BEIqdc8TGno
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status