Tiểu luận: Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử trong Tố tụng dân sự và thực tiễn thực hiện - pdf 15

Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu: Tiểu luận: Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử trong Tố tụng dân sự và thực tiễn thực hiện
Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử trong Tố tụng dân sự và thực tiễn thực hiện.
Đào Thị Bích – HC33D004.
2
A. LỜI NÓI ĐẦU.
Theo cách hiểu chung nhất, các nguyên tắc cơ bản của Luật Tố tụng dân sự (LTTDS)
là những nguyên lí, tư tưởng chủ đạo cho việc xây dựng và thi hành pháp luật TTDS, chúng được thực hiện thông qua các quy phạm pháp luật và mang tính phổ biến, bắt buộc chung đối với toàn xã hội. Về mặt kĩ thuật lập pháp, thông thường những nguyên tắc cơ bản của Luật TTDS được ghi nhận trong từng điều luật riêng biệt. Hiện nay hoạt động tố tụng dân sự được bảo đảm thực hiện bởi rất nhiều nguyên tắc trong đó nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử là một nguyên tắc có ý nghĩa rất quan trọng, vừa đảm bảo cho Tòa án xét xử đúng đắn, vừa đảm bảo cho đương sự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của nguyên tắc này đối với hoạt động tố tụng nói chung và đối với hoạt động tố tụng dân sự nói riêng, em đã lựa chọn đề tài “Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử trong Tố tụng dân sự và thực tiễn thực hiện”. Theo đó bài tiểu luận tập trung vào phân tích làm rõ các nội dung sau:
I. Cơ sở pháp lý của nguyên tắc hai cấp xét xử trong luật TTDS ở Việt Nam.II. Nội dung và ý nghĩa của nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử trong Luật
TTDS năm 2004.
III. Thực tiễn thực hiện của nguyên tắc hai cấp xét xử và phương hướng hoàn thiện.
B. NỘI DUNG.
I.Cơ sở pháp lí của nguyên tắc hai cấp xét xử trong TTDS ở Việt Nam.
Trước năm 2004, mặc dù không được quy định là một nguyên tắc cơ bản nhưng trong
các quy định của pháp luật tố tụng dân sự ở nước ta đã thể hiện được nội dung của nguyên tắc này. Đến khi Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 được ban hành thì hai cấp xét xử mới chính thức được quy định là một trong những nguyên tắc cơ bản (tại Điều 17 BLTTDS). Cơ sở pháp lí của nguyên tắc này thể hiện qua nội dung:
Một là, với quan niệm rằng thẩm phán mặc dù được đào tạo chuyên môn về luật pháp,
có kinh nghiệm xét xử và được sự bổ trợ những kinh nghiệm thực tế cuộc sống của hội thẩm hay phụ thẩm khi xét xử nhưng dù sao vẫn là những con người bình thường, tức là cũng có thể mắc những sai lầm do trình độ, nhận thức hoặc cảm tính cá nhân. Để khắc phục những sai sót có thể xảy ra đó, pháp luật tạo điều kiện cho các đương sự sau khi xét xử lần đầu (sơ thẩm) có cơ hội yêu cầu tòa áp cấp trên xem xét lại một lần nữa (phúc thẩm). Toà án cấp trên với hội đồng xét xử có số lượng thẩm phán nhiều hơn, có kinh nghiệm hơn sẽ là đảm bảo tốt hơn cho vụ án được giải quyết công bằng, khách quan.
Hai là, nguyên tắc bản án, quyết định có thể bị xem xét lại còn có tác dụng nâng cao
tinh thần trách nhiệm của các thẩm phán sơ thẩm. Thực vậy, với khả năng các phán quyết của mình có thể sẽ bị phúc thẩm để xem xét lại sẽ làm cho họ cảnh giác hơn, thận trọng hơn.
Theo cách hiểu chung nhất, các nguyên tắc cơ bản của Luật Tố tụng dân sự (LTTDS) là những nguyên lí, tư tưởng chủ đạo cho việc xây dựng và thi hành pháp luật TT
Dành riêng cho anh em Ket-noi, bác nào cần download miễn phí bản đầy đủ thì trả lời topic này, Nhóm Mods sẽ gửi tài liệu cho bạn qua hòm tin nhắn nhé.
- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status