Tiểu luận: chứng cứ, nguồn chứng cứ và phương tiện chứng minh trong tố tụng dân sự - pdf 15

Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu: Tiểu luận: chứng cứ, nguồn chứng cứ và phương tiện chứng minh trong tố tụng dân sự
Bài tập nhóm tháng 2 Môn Luật tố tụng Dân sự

N02_TL1_Nhóm 2
2
BÀI LÀM
A. ĐẶT VẤN ĐỀChứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự là một nội dung quan trọng nhưng
rất phức tạp. “Pháp luật tố tụng dân sự không thể được coi là hoàn thiện nếu không có những chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự (…). Pháp luật mà không có chứng cứ thì chẳng có nghĩa lý gì cả, nhưng chứng cứ dù không có pháp luật vẫn có tất cả ý nghĩa của nó”
1
. Hay trong báo cáo công tác của ngành Toà án trong thực tiễn xét xử các
vụ án dân sự cho thấy “chất lượng hồ sơ vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình phụ thuộc vào chất lượng điều tra, xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ có đầy đủ, chính xác và khách quan hay không và có chấp hành nghiêm chỉnh thủ tục tố tụng hay không là cơ sở của một bản án, quyết định đúng đắn”
2
. Như vậy, chứng cứ, nguồn chứng cứ và phương
tiện chứng minh là một trong những yếu tố quan trọng nhất của pháp luật tố tụng dân sự. Vì vậy chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu về vấn đề này.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀI. Một số vấn đề lí luận về chứng cứ, nguồn chứng cứ và phương tiện chứng
minh trong tố tụng dân sự:
1. Khái niệm, đặc tính, ý nghĩa của chứng cứ, phân loại chứng cứ:1.1. Khái niệm:Điều 81 BLTTDS định nghĩa chứng cứ như sau: “ chứng cứ trong vụ việc dân sự
là những gì có thật được đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Tòa án hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Tòa án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không cũng như các tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự.”
Có thể hiểu chung chứng cứ là cái có thật, theo một trình tự luật định Tòa án dùng
làm căn cứ để giải quyết vụ việc dân sự.
1.2. Đặc tínhVề cơ bản, để xác những gì được coi là chứng cứ phải dựa trên việc xác định các
đặc tính của chứng cứ. Đây là “ những cái vốn có của một sự vật, phân biệt được sự vật này với sự vật khác”. Các đặc tính của chứng cứ bao gồm: tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp.
1.3 Ý nghĩa của chứng cứ Chứng cứ với tư cách là linh hồn của tố tụng và là nền tảng cơ bản để giải quyết
vụ việc dân sự. Vì vậy chứng cứ có ý nghĩa quan trọng đối với việc giải quyết các vụ việc dân sự. Chứng cứ là cơ sở duy nhất và cũng là phương tiện duy nhất để chứng minh các sự kiện tình tiết của vụ việc dân sự. Có thể nói, mọi hoạt động trong quá trình chứng minh chủ yếu xoay quanh vấn đề chứng cứ, mọi giai đoạn của tố tụng dân sự mở ra, kết thúc và kết quả đều phụ thuộc phần lớn vào chứng cứ.; Chứng cứ là phương tiện để
1
Kỷ yếu Hội thảo về pháp luật Tố tụng Dân sự năm 1999 tại Nhà pháp luật Việt - Pháp.
2
Báo cáo công tác của ngành Tòa án năm 2001.
Chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự là một nội dung quan trọng nhưng rất phức tạp. “Pháp luật tố tụng dân sự không thể được coi là hoàn thiện nếu không
Dành riêng cho anh em Ket-noi, bác nào cần download miễn phí bản đầy đủ thì trả lời topic này, Nhóm Mods sẽ gửi tài liệu cho bạn qua hòm tin nhắn nhé.
- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status