Bước đầu khảo sát khả năng nhân sinh khối và đánh giá hiệu quả phòng trừ nấm bệnh cùa một số chủng nấm Trichoderma sp - pdf 15

Download miễn phí Đồ án Bước đầu khảo sát khả năng nhân sinh khối và đánh giá hiệu quả phòng trừ nấm bệnh cùa một số chủng nấm Trichoderma sp



MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN 2
1.1. Bệnh cây và những đặc điểm sinh học của nấm gây bệnh cây 2
1.1.1. Giới thiệu về bệnh cây 2
1.1.1.1. Khái niệm 2
1.1.1.2. Phân loại 2
1.1.1.3. Các giai đoạn phát triển bệnh 2
1.1.1.4. Bệnh truyền nhiễm và những điều kiện
cơ bản quy định sự phát sinh bệnh 3
1.1.2. Nấm gây bệnh hại cây trồng 4
1.1.2.1. Đặc điểm chung của nấm 4
1.1.2.2. Hình thái sợi nấm 4
1.1.2.3. Biến thái của nấm 6
1.1.2.4. Dinh dưỡng ký sinh và trao đổi chất của nấm 6
1.1.2.5. Chu ký phát triển của nấm 8
1.1.2.6. Quá trình xâm nhiễm và lan truyền của nấm 10
1.1.2.7. Cấu trúc vách tế bào nấm bệnh 11
1.1.3. Đặc điểm sinh học của một số loài nấm bệnh 12
1.1.3.1. Nấm Fusarium sp 12
1.1.3.2. Nấm Phytophthora sp. 14
1.2. Giới thiệu về nấm Trichoderma sp. 15
1.2.1. Lịch sử nghiên cứu về nấm Trichoderma 15
1.2.2. Tiềm năng sử dụng nấm Trichoderma trong đất 16
1.2.3. Đặc điểm của nấm Trichoderma sp. 17
1.2.3.1. Vị trí phân loại 17
1.2.3.2. Hình thái, sự sinh trưởng và
sự hình thành bào tử của nấm Trichoderma sp. 18
1.2.3.3. Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến nấm Trichoderma sp. 19
1.2.3.4. Khả năng đối kháng nấm gây bệnh cây 19
1.2.3.5. Cơ chế đối kháng nấm gây bệnh cây của nấm Trichoderma 20
1.3. Một số ứng dụng của nấm Trichoderma 22
1.3.1. Lĩnh vực bảo vệ thực vật 22
1.3.1.1. Bón vào đất 23
1.3.1.2. Xử lý hát giống 23
1.3.2. Lương thực và ngành dệt 24
1.3.3. Chất kiểm soát sinh học 24
1.3.4. Kích thích sự tăng trưởng của cây trồng 24
1.3.5. Nguồn gen để sử dụng trong chuyển gen 24
1.3.6. Lĩnh vực xử lý môi trường 25
1.4. Tìm hiểu về chế phẩm nấm 25
1.4.1. Các phương pháp lên men tạo chế phẩm sinh học 25
1.4.1.1. Phương pháp lên men xốp tạo chế phẩm nấm Trichoderma 25
1.4.1.2. Phương pháp lên men bề mặt không vô trùng tạo chế phẩm nấm 27
1.4.2. Một số chế phẩm nấm Trichoderma
đã được sản xuất và ứng dụng trên thế giới và ở Việt Nam 28
1.4.2.1. Trên thế giới 28
1.4.2.2. Ở trong nước 30
PHẦN 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1. Vật liệu 31
2.1.1. Các chủng vi sinh vật dùng trong nghiên cứu 31
2.1.1.1. Các chủng nấm Trichoderma sp. 31
2.1.1.2. Các chủng nấm gây bệnh hại cây trồng 31
2.1.2. công cụ và thiết bị 31
2.1.2.1. công cụ 31
2.1.2.2. Thiết bị 31
2.1.3. Môi trường nuôi cấy 31
2.1.3.1. Môi trường PGA 31
2.1.3.2. Khoáng Crapek 32
2.1.3.3. Môi trường lên men xốp 32
2.2. Phương pháp nghiên cứu 33
2.2.1. Quan sát hình thái nấm 33
2.2.1.1. Quan sát hình thái đại thể 33
2.2.1.2. Quan sát hình thái vi thể 33
2.2.2. Phương pháp đối kháng trực tiếp 33
2.2.2.1. Nguyên tắc 33
2.2.2.2. Cách tiến hành 34
2.2.2.3. Thí nghiệm 34
2.2.2.4. Bố trí thí nghiệm 34
2.2.3. Phương pháp lên men xốp tạo chế phẩm Trichoderma 35
2.2.3.1. Mục đích 35
2.2.3.2. Tiến hành thực nghiệm trên môi trường lên men xốp 35
2.2.3.3. Cách tiến hành 36
2.2.4. Phương pháp đếm số lượng bào tử trên 1 gam chế phẩm 36
2.2.4.1. Nguyên tắc 36
2.2.4.2. Cách tiến hành 36
2.2.4.3. Đọc và tính toán kết quả 37
PHẦN 3: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN 38
3.1. Hình thái nấm Trichoderma sp. 38
3.2. Khả năng đối kháng trực tiếp của nấm Trichoderma sp. 38
3.2.1. Khả năng đối kháng của nấm Trichoderma
chủng T40 với nấm Phytophthora sp. 38
3.2.2. Khả năng đối kháng của nấm Trichoderma
(T40) với nấm Fusarium sp. 40
3.2.3. Khả năng đối kháng của nấm Trichoderma
chủng T14 với nấm Phytophthora sp. 42
3.2.4. Khả năng đối kháng của nấm Trichoderma (T14) nấm Fusarium sp. 44
3.3. Kết quả lên men xốp 46
3.3.1. Số lượng bào tử của các chủng thu nhận được
sau 8 – 10 ngày nuôi cấy bằng phương pháp lên men xốp 46
3.3.2. Tỷ lệ sống sót của bào tử sau khi sấy 47
PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48
4.1. Kết luận 48
4.2. Kiến nghị 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

giống kháng bệnh không có nghĩa là có khả năng kháng với tất cả các chủng của một dạng loài nào đó. Hiện chưa có thuốc trừ nấm hữu hiệu để phòng trừ các bệnh do nấm Fusarium sp. gây nên, có thể sử dụng nấm đối kháng làm tác nhân phòng trừ nấm bệnh.
Nấm Phytophthora sp.
Đặc điểm sinh học của nấm Phytophthora sp.
Sợi nấm Phytophthora sp. có cấu tạo đơn bào, hình thành vòi hút hình trụ hay hình cầu trong quá trình ký sinh trong tế bào cây. Sinh sản vô tính của nấm tạo ra cành bào tử phân sinh và bào tử phân sinh lộ ra trên bề mặt vết bệnh, đặc biệt là ở mặt dưới lá bệnh. Cành bào tử không màu, phân nhiều nhánh so le với nhau, trên mỗi nhánh có nhiều vết lồi lõm. Bào từ phân sinh hình trứng hay hình quả chanh yên có núm nhỏ ở phía đỉnh bào tử. Kích thước trung bình của bào tử phân sinh là 22 – 32 x 16 – 24 µm. Bào tử phân sinh có hai kiểu nẩy mầm, nẩy mầm gián tiếp khi nhiệt độ môi trường trong khoảng 12 – 180C, thích hợp là 14 – 180C và nảy mầm trực tiếp thích hợp ở 20 – 240C.
Hình 1.3: Bào tử nấm Phytophthora sp.
Sinh sản hữu tính tạo ra bào tử trứng, nhưng chỉ xảy ra trong điều kiện rất lạnh và kéo dài. Ở các nước có điều kiện nhiệt đới nóng ẩm chưa tìm thấy giai đoạn hữu tính trong chu kỳ phát triển của nấm. Nấm Phytophthora sp. có khả năng hình thành nhiều chủng khác nhau.
Nấm Phytophthora sp. là nguyên nhân gây rất nhiều bệnh trên cây ăn quả, rau màu, và cây công nghiệp ở Việt Nam. Các bệnh bao gồm thối rễ, thối thân và quả sầu riêng; thối rễ ớt; thối nõn dừa; thối gốc (héo nhanh) hồ tiêu; mốc sương cà chua, khoai tây; thối rễ, thân và quả đu đủ; tàn lụi cao su và các cây trồng khác.
Triệu chứng bệnh
Cây bị bệnh chết dần từ ngọn cây và có thể có triệu chứng thối rễ và nứt ở phần thân gần mặt đất. Các cây rau bị thối rễ, như ớt, trở nên còi cọc và héo. Cây thường chết nhanh sau khi các triệu chứng héo trầm trọng xảy ra.
Cơ chế xâm nhiễm
Cách thức xâm nhiễm tùy thuộc từng loài. Tuy nhiên, bào tử trứng, bọc bào tử động và du động bào tử tạo điều kiện cho việc xâm nhiễm vào các bộ phận khác của cây. Mưa tạt phân tán bào tử lên bộ lá của cây vì vậy quá trình xâm nhiễm có thể bắt đầu từ thân, lá và quả, tùy thuộc loài Phytophthora sp. và ký chủ. Côn trùng bò hay bay cũng có thể mang nấm từ đất tới các bộ phận phía trên của cây.
Phòng trừ
Để phòng trừ thành công các bệnh do nấm Phytophthora sp. thường phải có sự kết hợp các biện pháp phòng trừ khác nhau: thoáng nước tốt, dùng giống sạch bệnh, ngăn chặn Phytophthora sp., tiêm phosphonate vào cây, nhúng rễ cây con vào thuốc trước khi trồng để giảm số cây con chết, sử dụng nấm đối kháng.
GIỚI THIỆU VỀ NẤM ĐỐI KHÁNG Trichoderma sp.
Lịch sử nghiên cứu nấm Trichoderma sp.
Lịch sử nghiên cứu về Trichoderma sp. đã được phát hiện ra gần 200 năm trước nhưng không được chú ý đến cho đến khi Thế Chiến lần thứ II xảy ra... Trichoderma sp. được phát hiện ra và hiện nay loài đó được biết là Trichoderma viride.
Hơn 150 năm sau, Trichoderma sp. chỉ là đối tượng của vài nhà phân loại nấm học nhưng không hấp dẫn được mối quan tâm của các ngành khoa học khác. Tình hình thay đổi trong Thế Chiến lần thứ II, khi quân đội Mỹ thông báo về hiện tượng các trang bị quân sự bị mục ở xứ nhiệt đới, đặc biệt là ở Nam Thái Bình Dương. Chương trình điều tra của quân đội Mỹ chỉ ra rằng Trichoderma "viride" mã số QM 6a là loài nấm phân hủy cellulose ở khu vực này. Sự nhầm lẫn này kéo dài suốt 20 năm cho đến khi chủng Trichoderma QM 6a này được nhận diện và đặt tên lại là Trichoderma reesei để tỏ lòng tôn kính người đã khám phá ra loài này là Elwyn T. Reese, tác giả làm việc tại Viện nghiên cứu Natick với sự cộng tác của Mary Mandels đã nghiên cứu nhiều đề tài về sinh tổng hợp, cơ chế phân hủy cellulose và các hợp chất polysaccharides khác của chủng Trichoderma reesei này và các thể đột biến trên chủng đó. Nhờ những công trình đó mà nhiều phòng thí nghiệm khác ở Mỹ, Châu Âu và Châu Á tiếp tục nghiên cứu và khám phá ra hệ thống phân giải cellulose của Trichoderma sp. vào cuối thập niên 60.
Cùng thời điểm đó, Rifai và Webster ở Anh lần đầu tiên phân loại và mô tả được 9 loài Trichoderma. Việc nuôi cấy dể dàng và không tốn kém các chủng Trichoderma đã lôi kéo các nhà nghiên cứu đi vào các hướng nghiên cứu cơ bản về Trichoderma hơn là ứng dụng về phân giải cellulose của chúng. Một phát hiện quan trọng trong nghiên cứu về Trichoderma sp. là khả năng kích thích tăng trưởng cho cây trồng và khả năng đối kháng với các loài nấm bệnh giúp Trichoderma sp. được dùng như là tác nhân kiểm soát sinh học trong nông nghiệp. Ngày nay, lĩnh vực này đã trở thành hướng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới.
Tiềm năng sử dụng nấm Trichoderma sp. trong đất
Trichoderma sp. có khả năng tái tạo quân thể, được xem là một hiện tượng phòng trừ sinh học vẫn chưa được giải thích về cơ chế. Theo Bliss (1959) Trichoderma sp. có khả năng thiết lập quần thể và tái hoạt động rất nhanh trên đất đã được xử lý khử trùng xông hơi bằng cacbon disulfide để diệt nấm Armillaria mellea trên cây cam, quýt, nhưng không công bố những bằng chứng quần thể nấm Trichoderma sp. phòng bệnh. Ohr và cộng tác viên (1973), cung cấp bằng chứng thuyết phục nhất quần thể Trichoderma sp. trong đất có khả năng phòng trừ nấm Armillaria mellea trên đất đã được xử lý xông hơi bằng methyl bromide.
Khả năng phòng trừ bệnh của nấm Trichoderma sp. tăng lên trong môi trường đất của acid. Theo Cook và Baker, 1983, khi bón thêm sulfur vào đất để duy trì pH < 3,9 nhằm hạn chế sự phát triển của nấm Phytophthora sp. gây bệnh thối rễ và ngọn dưa, đồng thời lại làm tăng quần thể Trichoderma sp.
Khả năng thứ hai là kháng nấm: đánh giá khả năng kháng nấm Rhizoctonia solani của chủng nấm T. hamatum phân lập từ đất vườn ươm ở California, Chet và Baker (1980) cho biết, và T. harziannum được phân lập từ đất tại Mexico có khả năng ngăn chặn nhiều loại nấm đất (Lumsden, 1977) nấm R. solani không bị tiêu diệt bởi nhiệt độ và tia phóng xạ gamma nhưng bị diệt trên trên môi trường chứa nấm T. harziannum (Nelson và ctv., 1983), đây là vai trò chính của Trichoderma sp. trong việc phòng trừ sinh học.
Trichoderma sp. có khả năng khống chế các loại nấm gây bệnh trong đất như R. solani, Phythium spp. theo Baker (1974, 1980), Barnett và ctv (1974), Cook và Baker (1983).
Đặc điểm của nấm Trichoderma sp.
Vị trí phân loại
Trichoderma sp. là loại nấm phổ biến trong tự nhiên, tuy nhiên hệ thống phân loại của chúng chưa rõ ràng và khá phức tạp, do đó có nhiều ý kiến khác nhau đưa ra khi phân loại giống nấm này.
Theo Rifai (1996), H.Barnett và Barry Bhunter (1972), Trichoderma sp. thuộc loại nấm toàn Deuteromycetes (Fungi Inperfect). Nhóm nấm bất toàn là những nấm sinh sản bằng bào tử bởi những giá bào tử có hình dạng khác nhau xếp thành chuỗi (đính bào tử) ở đầu ngọn có cuống bào tử, thứ tự phân loại như sau:
Ngành: Ascomycota
Lớp: Deuteromycetes
Bộ: Moniliaceae
Họ: Moniliaceae
Hai nhà khoa học Brazil là Esposito và Manuela da silva cho biết Trichoedrma họ Hypocreaceea, lớp nấm túi Ascomycetes, cũng theo hai tác...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status