Đặc điểm phân bố của loài nhện đỏ tetranychus urticae koch (acari: tetranychidae) trên cây bông - pdf 15

Download miễn phí Đặc điểm phân bố của loài nhện đỏ tetranychus urticae koch (acari: tetranychidae) trên cây bông



Đặc điểm phân bố của nhện đỏ ở các lá trên cành có vị trí khác nhau cũng tương tự như sự phân bố của nhện đỏ ở các lá trên thân chính. Tại Quảng Nam, giai đoạn cây bông được 80-85 NSG, nhện đỏ tập trung chủ yếu tại các cành bánh tẻ ở phần trên cây bông (hình 3). Nhện đỏ tập trung nhiều nhất trên lá ở ba cành thứ 2, 3 và 4 tính từ đỉnh sinh trưởng xuống (chiếm 72,45% tổng số nhện đỏ trên 7 cành). Do đó, trong quá trình điều tra theo dõi và phòng trừ nhện đỏ cần quan tâm đến các cành lá ở phần nửa trên của cây bông.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ĐặC ĐIểM PHÂN Bố CủA LOàI NHệN Đỏ Tetranychus urticae KOCH (Acari: Tetranychidae) TRÊN CÂY BÔNG
Distribution of the two spotted spider mite, Tetranychus urticae Koch (Acari: Tetranychidae), on cotton plant
Mai Văn Hào(1), Nguyễn Văn Đĩnh(2),
Nguyễn Văn Chính(1)
Abstract
The two spotted spider mite, Tetranychus urticae Koch (Acari: Tetranychidae), is an important pest of cotton in the Southern of Vietnam. The study is conducted to define its distribution within the cotton plant canopy. The study was carried out in Quang Nam, Binh Thuan and Gia Lai provinces of Vietnam from 2004 to 2006.
The results showed that, in these cotton growing provinces, mites display a similar preference for upper parts of plants and living on the undersides of cotton canopy. However, there was difference from distribution of the T. urticae on mainstem node leaves of cotton. On the mainstem node leaves 5-7 (in Quang Nam), 2-4 (in Binh Thuan) and 3-5 (in Gia Lai) below the terminal bud the density of the motes was the highest.
At different provinces the density of the mites was not the same during the vegetative stage. The highest density was observed at the branches 2-4 below the terminal bud at 80-85 days after sowing. The mite’s density was highest at the South-Westward of the cotton plant in Binh Thuan and Gia Lai province but its’ population was highest in the Eastward of the cotton plant in Quang Nam.
Key words: Tetranychus urticae Koch, two spotted spider mite, Tetranychidae, distribution, cotton.
I. Đặt vấn đề
1. Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố.
2. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Mỗi loài nhện hại bông thường có đặc điểm phân bố đặc trưng trên cây. Xác định được vị trí nhện tập trung nhiều nhất trên cây bông sẽ giúp cho công tác điều tra thu mẫu được nhanh chóng và chính xác ngay cả khi mật độ quần thể nhện đỏ trên đồng ruộng thấp. Sự phân bố của nhện đỏ thường thay đổi tuỳ theo đặc điểm sinh thái ở từng vùng sản xuất với tập quán canh tác khác nhau. Một số kết quả nghiên cứu trước đây trên thế giới cho thấy, nhện đỏ hại bông thường phân bố không đồng nhất giữa các vị trí khác nhau trên cây bông. Loài nhện đỏ Tetranychus urticae gây hại nhiều nhất ở các lá thứ 3-5 bên dưới đỉnh sinh trưởng của cây bông ở úc (Wilson, 1993)[Error! Reference source not found.], tại vùng San Joaquin, California, Mỹ thì có đến 84-100% số cá thể của quần thể nhện đỏ tập trung ở phần trên của cây bông (Brito, 1980)[Error! Reference source not found.]. Tương tự như loài T. urticae, loài nhện đỏ T. cinnabarinus cũng tập trung ở các lá phần trên của cây bông tại các vùng Imperial, California, Mỹ (Mollet, 1984) [Error! Reference source not found.], Nam Phi (Botha, 1984) [Error! Reference source not found.] và Zimbabwe (Duncombe, 1977) [Error! Reference source not found.]. Tuy nhiên, tại vùng San Joaquin, California, Mỹ thì ba loài nhện đỏ T. pacificus McGregor, T. turkestani Ugarov and Nikolski và T. urticae lại tập trung nhiều ở các lá phần giữa cây bông (Carey, 1982; Wilson, 1983) [Error! Reference source not found.], [Error! Reference source not found.]. Trên cây bông vụ khô ở nước ta, nhện đỏ Tetranychus urticae Koch là một trong những loài dịch hại nguy hiểm (Nguyễn Thị Hai, 2005; Le Quang Quyen, 2004) [Error! Reference source not found.], [Error! Reference source not found.]. Do khả năng di chuyển chậm chạp và hệ số gia tăng quần thể cao nên khi gặp điều kiện sống thích hợp, chúng tăng nhanh số lượng và gây thiệt hại lớn cho sản xuất bông. Nhện đỏ thường tập trung gây hại cục bộ, đặc biệt là ở những nơi khô, thoáng và khu vực gần bờ. Sự phân bố và gây hại cục bộ cộng với đặc điểm cơ thể nhỏ bé của nhện đỏ (<0,5 mm) là trở ngại lớn cho điều tra phát hiện trên đồng. Hơn nữa, điều kiện tiểu khí hậu và mức độ phù hợp của nguồn thức ăn ở mỗi vùng trồng bông, mỗi tầng lá trên cây bông thường không giống nhau nên sự phân bố và gây hại của nhện đỏ cũng khác nhau. Vì vậy, xác định đặc điểm phân bố của nhện đỏ trên cây bông ở nước ta có ý nghĩa rất quan trọng, là cơ sở để chọn mẫu điều tra phát hiện nhanh nhằm phục vụ tốt cho nghiên cứu và quản lý nhện đỏ hại bông.
II. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
Vật liệu và công cụ nghiên cứu: Giống bông lai VN01-2 trồng phổ biến trong sản xuất, kính lúp cầm tay và một số vật liệu chuyên dụng khác để nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu: Điều tra mật độ trưởng thành cái loài nhện đỏ T. urticae ở tất cả các lá thành thục của 90 cây bông tại 3 khu đồng thay mặt cho mỗi vùng nghiên cứu (huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận, Huyện Ajunpa tỉnh Gia Lai và huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam) vào giai đoạn cây bông được 80-85 ngày sau gieo (NSG). Các cây bông điều tra phân bố đều trên ruộng, không điều tra trên những cây bông gần bờ. Đếm nhện ở mặt trên lá, mặt dưới lá, các tầng lá trên thân chính, lá trên các cành và lá ở các hướng khác nhau.
III. Kết quả nghiên cứu
và thảo luận
3.1. Phân bố của loài nhện đỏ Tetranychus urticae ở các lá trên cây bông
Loài nhện đỏ Tetranychus urticae Koch tồn tại và gây hại chủ yếu ở mặt dưới lá của cây bông, chiếm 94,1-94,6% tổng số nhện trên lá (hình 1). Khi mật độ quần thể trên cây bông cao, một số cá thể nhện đỏ T. urticae có mặt cả ở mặt trên lá (chiếm 5,4-5,9%), ở tai đài, cuống lá và những cành non. Sống ở mặt dưới lá bông có thể giúp cho nhện tránh được ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh bất lợi như sự chiếu trực tiếp của ánh sáng mặt trời, sự rửa trôi của mưa,...
Hình 1. Tỷ lệ nhện đỏ Tetranychus urticae phân bố ở các lá trên thân chính cây bông VN01-2 giai đoạn 80-85 ngày sau gieo trong vụ khô 2003/2004 tại Bình Thuận
và Gia Lai
3.2. Phân bố của nhện đỏ trên cây bông
Nhện đỏ Tetranychus urticae Koch hại bông là loài ưa thích sinh sống và gây hại tại những nơi có điều kiện khô nóng và thông thoáng với nguồn thức ăn là những lá bông không quá non. Khi cây được 80-85 NSG thì điều kiện tiểu khí hậu và nguồn dinh dưỡng của lá bông ở các tầng lá khác nhau thường không giống nhau nên sự phân bố của quần thể nhện đỏ có sự khác biệt giữa các lá (Hình 1&2). Nhện đỏ tập trung nhiều ở các lá thuộc phần nửa trên của cây bông (trên 80%) tại cả ba vùng Quảng Nam, Bình Thuận và Gia Lai. Tỷ lệ nhện đỏ ở 7 lá bông phần nửa trên thân chính cây bông tại Bình Thuận, Gia Lai và Quảng Nam tương ứng là 89,87%, 88,67% và 80,34%. Hầu như không có nhện đỏ tồn tại ở các lá gần gốc cây bông tại cả ba vùng nghiên cứu. Tuy nhiên, đặc điểm khí hậu, đất đai và tập quán canh tác khác nhau đã làm cho sự sinh trưởng của cây bông cũng khác nhau giữa các vùng Bình Thuận, Gia Lai và Quảng Nam. Vì vậy, sự phù hợp của nguồn thức ăn và không gian sống cho nhện đỏ ở các lá trên cây bông có sự khác biệt giữa ba vùng, đặc biệt là điều kiện nhiệt độ và số giờ nắng. Số giờ nắng trung bình ở các tháng sau khi gieo bông đến khi cây bông được 80-85 NSG tại Bình Thuận là cao nhất, sau đó là Gia Lai và Quảng Nam. Điều này đã tạo nên đặc điểm phân bố đặc trưng của nhện đỏ ở các lá trên thân chính của cây bông tại từng vùng sinh thái. Nếu tại Bình Thuận, ba lá bông trên thân chính có số nhện đỏ tập trung gây hại nhiều nhất là các lá thứ 2, 3 và 4 bên dưới đỉnh sinh trưởng (chiếm 48,69%) thì tại Gia Lai nhện đỏ tập trung ở các lá bông thứ 3, 4 và 5 (chiếm 53,55%). Trong khi đó, tại Quảng Nam, ba lá ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status