Tiểu luận: quy chế pháp lý về thanh toán bằng séc - pdf 15

Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu: Tiểu luận: quy chế pháp lý về thanh toán bằng séc
Bộ môn Luật Ngân hàng
SVTH: nhóm 2 – KT32H2
2
séc hiện hành được thực hiện theo quy định của luật công cụ chuyển nhượng và các quy định cụ thể trong quyết định số 30/2006/QĐ-NHNNN của Thống đốc Ngân Hàng Nhà nước ngày 11/07/2006 về việc Ban hành quy chế cung ứng và sử dụng séc.
1.Khái niệm: “Séc là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát
là ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của ngân hàng nhà nước Việt Nam trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người thụ hưởng” .
1
Từ định nghĩa này ta có thể rút ra một số
đặc điểm của séc.
Thứ nhất, theo pháp luật hiện hành, tờ séc phải có các nội dung sau: Mặt
trước séc phải có từ “SÉC” được in phía trên séc; số tiền xác định; tên và chữ ký của người ký phát. Mặt sau của séc được sử dụng để ghi các nội dung chuyển nhượng séc. Séc thiếu một trong các nội dung quy định trên thì không có giá trị, trừ trường hợp địa điểm thanh toán không ghi trên séc thì séc được thanh toán tại địa điểm kinh doanh của người ký phát.ngoài các nội dung quy định trên, tổ chức cung ứng séc có thể đưa thêm những nội dung khác mà không làm phát sinh những nghĩa vụ pháp lý của các bên như: số hiệu tài khoản mà người ký phát được sử dụng để ký phát séc, địa chỉ của người ký phát, địa chỉ của người bị ký phát và các nội dung khác. Trường hợp séc được thanh toán qua trung tâm thanh toán bù trừ séc thì trên séc phải có thêm các nội dung theo quy định của trung tâm thanh toán bù trừ séc.
Thứ hai, séc được người ký phát phát hành để thanh toán trong các giao
dịch mua bán hành hóa, cung ứng dịch vụ, cho vay giữa các tổ chức, cá nhân với nhau;giao dịch cho vay của tổ chức tín dụng với tổ chức,cá nhân; giao dịch thanh toán và giao dịch tặng cho theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, khi séc đã được ký phát thì quan hệ trong thanh toán séc sẽ độc lập không phụ thuộc vào giao dịch là cơ sở để phát hành séc.
Thứ ba, quan hệ thanh toán bằng séc là quan hệ khá phức tạp có nhiều loại
chủ thể tham gia với tư cách khác nhau được pháp luật điều chỉnh bao gồm các quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân trong việc cung ứng, phát hành, bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi khởi kiện về séc.
Thứ tư, các quan hệ phát sinh trong thanh toán bằng séc được điều chỉnh
bằng Luật công cụ chuyển nhượng và pháp luật có liên quan. Trong quan hệ thanh toán bằng séc có yếu tố nước ngoài, nếu có điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. Các bên tham gia quan hệ thanh toán séc được thỏa thuận áp dụng các tập quán thương mại quốc tế theo quy định của Chính phủ. Trường hợp séc được phát hành ở Việt Nam nhưng được bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi, khởi kiện ở một nước khác thì séc phải được phát hành theo quy định của Luật công cụ chuyển nhượng. Nếu séc được phát hành ở nước khác
1
Theo khoản 4 Điều 4 Luật công cụ chuyển nhượng
Các quy phạm pháp luật về phương tiện thanh toán - bao gồm tiền mặt, séc, ủy nhiệm chi hay lệnh chi, ủy nhiệm thu hay nhờ thu, thẻ ngân hàng, các phương tiện
Dành riêng cho anh em Ket-noi, bác nào cần download miễn phí bản đầy đủ thì trả lời topic này, Nhóm Mods sẽ gửi tài liệu cho bạn qua hòm tin nhắn nhé.
- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status