Khảo sát tình hình thu gom chất thải rắn sinh hoạt ở thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các phương hướng tái sử dụng - pdf 16

Download miễn phí Khóa luận Khảo sát tình hình thu gom chất thải rắn sinh hoạt ở thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các phương hướng tái sử dụng



MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ vii
MỞ ĐẦU 1
1.Lý do chọn đề tài 1
2.Mục tiêu nghiên cứu 1
3.Nội dung nghiên cứu 2
4.Phạm vi nghiên cứu 2
5.Phương pháp nghiên cứu 2
5.1 Phương pháp luận 2
5.2 Phương pháp cụ thể 2
6.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2
6.1 Ý nghĩa khoa học 2
6.2 Ý nghĩa thực tiễn 2
7.Cấu trúc đề tài 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CTRSH 4
1.1 Khái niệm cơ bản về CTRSH 4
1.1.1 Khái niệm CTRSH 4
1.1.2 Nguồn gốc phát sinh CTRSH 4
1.1.3 Phân loại CTRSH 4
1.1.3.1 Phân loại theo quan điểm thông thường 4
1.1.3.2 Phân loại theo công nghệ xử lý-quản lý 5
1.1.4 Thành phần CTRSH 6
1.1.4.1 Thành phần vật lý 6
1.1.4.2 Thành phần hóa học 7
1.1.5 Tính chất CTRSH 7
1.1.5.1 Tính chất vật lý 7
1.1.5.2 Tính chất hóa học 8
1.1.5.3 Tính chất sinh học 10
1.1.6 Tốc độ phát sinh CTRSH 11
1.1.6.1 Các phương pháp dùng xác định khối lượng CTRSH 11
1.1.6.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phát sinh CTRSH 14
1.2 Sự chuyển hóa tính chất của CTRSH 15
1.2.1 Sự chuyển hóa vật lý 15
1.2.1.1 Tách các thành phần trong CTRSH 15
1.2.1.2 Giảm thể tích CTRSH bằng phương pháp cơ học 15
1.2.1.3 Giảm kích thước CTRSH bằng phương pháp cơ học 16
1.2.2 Sự chuyển hoá hoá học 16
1.2.2.1 Quá trình đốt cháy (oxi hoá hoá học) 16
1.2.2.2 Quá trình nhiệt phân 16
1.2.2.3 Quá trình khí hóa 17
1.2.3 Sự chuyển hóa sinh học 17
1.2.3.1 Phân huỷ hiếu khí 17
1.2.3.2 Phân huỷ kỵ khí 18
1.3. Ảnh hưởng CTRSH đến môi trường 18
1.3.1 CTRSH gây ô nhiễm môi trường đất 18
1.3.2 CTRSH gây ô nhiễm nguồn nước – cản trở dòng chảy 19
1.3.3 CTRSH gây ô nhiễm môi trường không khí 19
1.3.4 CTRSH ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng 19
1.4 Những nguyên tắc kỹ thuật trong công tác thu gom CTRSH 20
1.4.1. Nguồn phát thải CTRSH và phân loại CTRSH tại nguồn 20
1.4.2 Thu gom, lưu trữ và vận chuyển CTRSH 21
1.4.2.1Các cách thu gom 21
1.4.2.2Hệ thống thu gom và vận chuyển CTRSH 21
1.4.2.3Sơ đồ hoá hệ thống thu gom 22
1.4.2.4Chọn tuyến đường thu gom vận chuyển 22
1.5 Các phương pháp quản lý và xử lý CTRSH 23
1.5.1 Phương pháp cơ học 23
1.5.2 Phương pháp sinh học 24
1.5.3 Chôn lấp hợp vệ sinh 25
1.5.4 Chế biến phân bón 26
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,KINH TẾ-XÃ HỘI TP.HCM 30
2.1Điều kiện tự nhiên TP.HCM 30
2.1.1Vị trí địa lí 30
2.1.2Địa hình 30
2.1.3Khí hậu 30
2.2Điều kiện kinh tế-xã hội TP.HCM 31
2.2.1Kinh tế 31
2.2.2Công nghiệp 31
2.2.3Nông nghiệp 32
2.3Về xử lý CTRSH bảo vệ môi trường 32
2.3.1Về xử lý rác thải 32
2.3.2Bảo vệ môi trường 32
2.3.3Về chương trình chống ngập nước nội thị 33
2.3.4Chương trình nước sạch sinh hoạt của nhân dân nội thành và ngoại thành 33
2.4Khoa học và công nghệ 34
2.5Hiện trạng hệ thống quản lý CTRSH 35
2.5.1 Sơ đồ hệ thống quản lý nhà nước về công tác quản lý CTRSH 35
2.5.2 Nguồn phát sinh 37
2.5.3 Thành phần – khối lượng 37
2.5.4 Đặc điểm 40
2.5.5 Hệ thống lưu trữ tại nguồn 43
2.5.6 Công tác thu gom CTRSH từ hộ gia đình, cơ quan, trường học 44
2.5.7 Công tác quét dọn đường phố, vệ sinh công cộng 49
2.5.8 Hệ thống trung chuyển và vận chuyển CTRSH 50
2.5.9 Hiện trạng xử lý CTRSH 53
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG HƯỚNG TÁI SỬ DỤNG 59
3.1Giải pháp tái chế 59
3.1.1Tái sinh và tái sử dụng nhôm 61
3.1.2Tái sinh và tái sử dụng giấy,carton 62
3.1.3Tái sinh và tái sử dụng nhựa 64
3.1.4Tái sinh và tái sử dụng thủy tinh 69
3.1.5Tái sinh và tái sử dụng kim loại 69
3.1.6Tái sinh và tái sử dụng cao su 70
3.1.7Tái sinh và tái sử dụng pin gia dụng 70
3.1.8Tái sinh và tái sử dụng rác thực phẩm 71
3.2Ủ phâncompost 71
3.3Tái chế CTRSH thành than sạch 77
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
MỞ ĐẦU
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp bách trên mỗi quốc gia, và cả thế giới và có rất nhiều phương án để khắc phục, giảm thiểu hậu quả quả của ô nhiễm môi trường gây ra. Trong đó việc xử lý và thu gom CTRSH gặp nhiều khó khăn cả về phương tiện và phương pháp, hiện nay phổ biến là việc thực hiện 3R (Reduce: giảm thiểu, Reuse: sử dụng lại, Recycle: tái chế) đang được áp dụng tại một số thành phố lớn trên thế giới trong đó có TP.HCM.
Tại TP.HCM mỗi ngày có khoảng 7000 tấn CTR các loại thải ra môi trường, trong đó CTRSH chiếm khoảng 70%, số còn lại là chất thải rắn công nghiệp,y tế và xây dựng. Mặc dù đã có những đơn vị tổ chức thu gom nhưng lại không đồng bộ trong việc quản lý dẫn đến nhiều vấn đề bất cập, làm giảm hiệu quả thu gom và gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Mặt khác, với một lượng CTR khá lớn như trên và có xu hướng ngày càng tăng cùng với tốc độ phát triển nếu không có một giải pháp phối hợp đồng bộ, thu gom không hợp lí thì CTR sẽ là mối hiểm họa đối với môi trường như việc gây cản trở giao thông, mất mỹ quan đô thị, gây ô nhiễm môi trường do lượng CTR tồn đọng gây mùi hôi, nước rỉ rác.
Trước tình hình trên đề tài “Khảo sát tình hình thu gom chất thải rắn sinh hoạt ở TP.Hồ Chí Minh và đề xuất các phương hướng tái sử dụng”được thực hiện với mong muốn góp một phần vào giải quyết các vấn đề khó khăn hiện nay trong công tác thu gom CTRSH củaTP.HCM, đồng thời góp phần vào sự phát triển bền vững của TP.HCM.
2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Khảo sát hiện trạng quản lý CTRSH trên địa bàn TP.HCM.
Đề xuất các phương hướng tái chế,tái sử dụng thích hợp với điều kiện TP.HCM.
3.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Tổng quan về CTR.
Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường TP.HCM.
Hiện trạng quản lý CTRSH ở TP.HCM.
Đề xuất các phương pháp tái chế,tái sử dụng thích hợp với điều kiện ở TP.HCM.
4.PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trong phạm vi địa bàn TP.HCM.
Đối tựợng nghiên cứu: CTRSH.
Giới hạn nghiên cứu: hiện trạng quản lý CTRSH ở TP.HCM,các phương hướng tái sử dụng.
5.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1 Phương pháp luận
- Thu thập thông tin đầy đủ về khối lượng và các quy trình thu gom,vận chuyển CTRSH trên địa bàn TPHCM.
-Đề xuất các phương pháp tái sinh,tái chế CTRSH góp phần bảo vệ môi trường.
1.5.2 Phương pháp cụ thể
- Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường và nắm rõ tình hình thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn TP.HCM.
- Phương pháp thống kê,tổng hợp tài liệu.
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
6.1 Ý nghĩa khoa học
-Thu thập được cơ sở dữ liệu tương đối đầy đủ về hệ thống quản lý CTRSH của TP.HCM
- Đề xuất các phương hướng tái chế,tái sử dụng.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
-Giải quyết được vấn đề thu gom,vận chuyển CTR.
-Nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý CTRSH,tái chế và tái sinh.
7.CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
-Phần mở đầu
-Chương 1:Tổng quan về CTR
-Chương 2:Tổng quan về TP.HCM và hiện trạng hệ thống quản lý CTRSH.
-Chương 3:Đề xuất các phương hướng tái sinh tái sử dụng.
-Phần Kết luận-Kiến nghị

CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ CTR
1.1Khái niệm cơ bản về CTRSH
1.1.1Khái niệm CTRSH
CTRSH là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng v.v…). Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt sống.

Hình 1.1:Biểu đồ tỉ lệ CTRSH
1.1.2Nguồn gốc phát sinh CTRSH
CTRSH phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau,có thể ở nơi này hay nơi khác.Chúng khác nhau về số lượng,kích thước,phân bố về không gian.Việc phân loại các nguồn phát sinh CTR đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý CTR.CTRSH có thể phát sinh trong hoạt động cá nhân cũng như trong hoạt động xã hội như từ các khu dân cư,chợ,nhà hàng,khách sạn,công sở,trường học,công trình công cộng,các hoạt động xây dựng đô thị và các nhà máy công nghiệp.
1.1.3Phân loại CTRSH
1.1.3.1Phân loại theo quan điểm thông thường
- Rác thực phẩm: Bao gồm phần thừa thải, không ăn được sinh ra trong quá
trình lưu trữ, chế biến, nấu ăn… Đặc điểm quan trọng của loại rác này là phân hủy nhanh trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Quá trình phân hủy thường gây ra mùi hôi khó chịu. - Rác rưởi: Bao gồm các chất cháy được và các chất không cháy được, sinh ra từ các hộ gia đình, công sở, hoạt động thương mại… Các chất cháy được như giấy,carton, plastic, vải, cao su, da, gỗ… và chất không cháy được như thủy tinh, vỏ hộp kim loại…
- Tro,xỉ:vật chất còn lại trong quá trình đốt củi than,rơm,lá…ở các hộ gia đình,công sở,nhà hàng,nhà máy,xí nghiệp…
-chất thải xây dựng:đây là CTR từ quá trình xây dựng,sửa chữa,đập phá công trình xây dựng tạo ra các xà bần,bê tông .
-Chất thải đặc biệt: Được liệt vào loại rác này có rác thu gom từ việc quét đường, rác từ thùng rác công cộng, xác động vật, xe ôtô phế thải…
- Chất thải từ các nhà máy xử lý ô nhiễm: chất thải này có hệ thống xử lý nước,từ nước thải , từ các nhà máy xử lý chất thải công nghiệp. Thành phần chất thải loại này đa dạng và phụ thuộc vào bản chất của quá trình xử lý.Chất thải này thường là chất thải dạng rắn hay bùn (nước chiếm từ 25 – 95%).
- Chất thải nông nghiệp: Vật chất loại bỏ từ các hoạt động nông nghiệp như
gốc rơm, rạ, cây trồng, chăn nuôi. Hiện nay chất thải này chưa được quản lý tốt ngay ở các nước phát triển vì đặc điểm phân tán về số lượng và khả năng tổ chức thu gom.
- Chất thải nguy hại: bao gồm chất thải hóa chất,sinh học dễ cháy, dễ nổ hoặc
mang tính phóng xạ theo thời gian có ảnh hưởng đến đời sống con người,
động thực vật. Những chất này thường xuất hiện ở thể lỏng, khí và rắn.Đối với chất thải loạinày, việc thu gom, xử lý phải hết sức cẩn thận.
1.1.3.2 Phân loại theo công nghệ xử lý-quản lý
-Các chất cháy được:hàng dệt;cỏ, gỗ, củi, rơm;chất dẻo; các vật liệu làm từ giấy;có nguồn gốc từ sợi;các chất thải từ thức ăn,thực phẩm hàng ngày;các vật liệu và sản phẩm đượcchế tạo từ gỗ, tre, nứa, rơm;các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ da và cao su;đồ dùng bằng gỗ như: bàn,ghế, tủ…;phim cuộn, túi chất dẻo, chai lọ chất dẻo, bịch nylon…
-Các chất khôngcháy được:kim loại sắt;kim loại không phải sắt;đá và sành sứ;các vật liệu và các sản phẩm được chế tạo từ sắt mà dễ bị nam châm hút;các vật liệu không bị nam châm hút;các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ thủy tinh;các vật liệu không cháy khác ngoài kim loại và thủy tinh như:hàng rào, dao, nắp lọ… -
-Các chất hỗn hợp:Tất cả các loại vật liệu khác không phân loại ở trên đều thuộc loại này.Loại này có thể chia làm 2 phần với kích thước >5mm và<5mm như:đá cuội, cát, đất, tóc…
1.1.4Thành phần CTRSH
1.1.4.1Thành phần vật lý
-CTRSH ở các đô thị là vật phế thải trong sinh hoạt và sản xuất nên đó là một hỗn hợp phức tạp của nhiều vật chất khác nhau.Để xác định được thành phần cùa CTRSH một cách chính xác là một việc làm rất khó vì thành phần rác thải phụ thuộc rất nhiều vào tập quán cuộc sống,mức sống của người dân,mức độ tiện nghi của đời sống con người,theo mùa trong năm…
-Thành phần rác thải có ý nghĩa rất quan trọng trong việc lựa chọn các thiết bị xử lý,công nghệ xử lý cũng như hoạch định các chương trình quản lý đối với hệ thống kỹ thuật quản lý CTR.
-Theo tài liệu của EPA-USA trình bày kết quả phân tích thành phần vật lý của CTRSH cho thấy khi chất lượng cuộc sống ngày càng cao thì các sản phẩm thải loại như:giấy,carton,nhựa ngày càng tăng lên.Trong khi đó thành phần các chất thải như:kim loại,thực phẩm càng ngày càng giảm xuống.
Đối với nước ta do khí hậu nóng ẩm nên độ ẩm của CTR rất cao,thành phần rất phức tạp và chứa nhiều CHC dễ phân hủy do đó tỷ trọng của rác khá cao,khoảng 1100-1300kg/m3


jfcizIEPeIS0lRI
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status