Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất nấm metarhizium spp trừ sâu hại cây trồng - pdf 16

Download miễn phí Khóa luận Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất nấm metarhizium spp trừ sâu hại cây trồng



MỤC LỤC
Nội dung Trang
LỜI CAM ĐOAN.
MỤC LỤC .i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . iv
DANH MỤC BẢNG. v
DANH MỤC HÌNH . vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ . vii
LỜI MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG1: GIỚI THIỆU BIỆN PHÁP SINH HỌC PHÒNG TRỪ
SÂU HẠI CÂY TRỒNG . 3
1.1. Vị trí của phương pháp hóa học trong hệ thống bảo vệ cây trồng . 3
1.1.1.Biện pháp hóa học trong BVTV những năm đầu thế kỷ XX . 3
1.1.2.Hạn chế của thuốc hóa học trong BVTV vào thập kỷ 80 -90 thế kỷ XX. 4
1.2. Đấu tranh sinh học trong tự nhiên là cơ sở, nền tảng của CNSH trong BVTV . 5
1.2.1.Sơ lược lịch sử về đấu tranh sinh học(ĐTSH) . 5
1.2.2.Khái niệm về đấu tranh sinh học . 6
1.2.3.Cơ sở khoa học của đấu tranh sinh học trong BVTV . 7
1.2.4.Các nhóm sinh vật có ích trong ĐTSH . 8
1.3.Vị trí của biện pháp sinh học trong BVTV . 8
1.4.Các hướng chính của đấu tranh sinh học . 9
1.4.1.Tính toán để nâng cao hoạt tính của sinh vật có ích . 9
1.4.2.Nghiên cứu tạo ra các chế phẩm sinh học trong phòng trừ sinh vật
gây hại. 10
1.5. Tính ưu việt của chế phẩm sinh học . 11
CHƯƠNG2: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦANẤM METARHIZIUMSPP 13
2.1. Phân loại . 13
2.2. Đặc điểm hình thái . 13
2.3. Độc tố diệt côn trùng của nấm Metarhizium . 14
2.4. Cơ chế tác động của nấm lên côn trùng và con đường truyền bệnh . 15
2.4.1. Cơ chế tác động. 16
2.4.2.Con đường truyền bệnh . 16
2.5.Cấu tạo và thành phần hóa học của tế bào vi nấm . 17
2.6. Khả năng đồng hóa các nguồn cacbon, nitơ của nấm M. anisoliae . 20
2.7. Nhu cầu về chất kích thích sinh trưởng . 21
2.8. Phổ ký chủ của nấm lục cương Metarhizium spp. 22
CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG NẤM
METARHIZIUMSPP . 27
3.1. Tình hình nghiên cứu sử dụng Metarhiziumtrên thế giới . 27
3.2.Tình hình nghiên cứu sử dụng Metarhizium ở Việt Nam . 28
3.3.Hiệu lực phòng trừ sâu hại của chế phẩm Metarhizium anisopliae . 29
CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHẾ PHẨM
NẤM METARHIZIUM SPP TRỪ SÂU HẠI . 33
4.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm. 33
4.1.1. Ảnh hưởng môi trường nuôi cấy . 33
4.1.2.Nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm đến quá trình
phát triển của nấm M. anisopliae . 33
4.1.3. Ảnh hưởng của ánh sáng . 34
4.1.4. Ảnh hưởng của độ thoáng khí . 34
iii
4.1.5. Ảnh hưởng của hàm lượng nước . 34
4.1.6. Ảnh hưởng củapH . 34
4.2. Công nghệ sản xuất nấm Metarhizium spp . 35
4.2.1. Sử dụng các chủng giống để sản xuất . 35
4.2.2.Chọn môi trường . 35
4.3.Phương pháp sản xuất . 37
4.3.1. Lên men chìm . 37
4.3.2. Lên men bề mặt không vô trùng . 40
4.3.3. Lên men xốp . 42
4.3.4.Tạo chế phẩm ở qui mô nhỏ-thủ công . 46
4.4. Cải tiến quy trình bảo quản giống gốc . 46
4.4.1.Phục hồi giống gốc . 46
4.4.2. Các phương pháp bảo quản một số giống nấm côn trùng ở Việt Nam . 47
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 49
5.1.Kết luận . 49
5.2. Kiến Nghị . 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 50



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

thực vật, mặc dù số lượng thuốc hóa học được
dùng còn thấp so với nhiều nước trên thế giới, nhưng vì sử dụng thuốc một cách
tùy tiện, thiếu hiểu biết nên đã gây ra những hậu quả tiêu cực tương tự như đã
xảy ra trên thế giới trước đây.
1.4. Các hướng chính của đấu tranh sinh học
Là cơ sở khoa học của công nghệ sinh học trong bảo vệ thực vật, ở nước ta
trong 3 thập kỷ gần đây đã và đang phát triển với nhịp độ nhanh các ngành khoa
học nói chung và các biện pháp sinh học nói riêng để điều hòa số lượng các cá
thể dịch hại xuống mức thấp nhất. Các hướng chính của đấu tranh sinh học trong
Khóa Luận Tốt Nghiệp SVTH: Phan Công Nhật
10
phòng trừ dịch sâu, bệnh hại, cỏ dại,... gây ra đã được các nhà khoa học định
hướng và xác lập thành một thể thống nhất dựa trên hai hướng chính sau đây:
1.4.1. Tính toán để nâng cao hoạt tính của sinh vật có ích
Xác định thành phần và hiệu quả của các loài côn trùng ký sinh- ăn thịt có
ích và các tác nhân vi sinh vật gây bệnh trên cơ thể sinh vật hại có sẵn ngoài tự
nhiên, nhằm mục đích duy trì sự xuất hiện của chúng trên đồng ruộng để làm
giảm một phần hay tiến tới giảm hẳn khối lượng sử dụng thuốc trừ sâu.
Xây dựng cơ cấu cây trồng thích hợp để tạo ra các nguồn thức ăn có các cơ
chế không thích hợp với các loài sâu, bệnh, nhện hại gây ra như gieo trồng các
loài cây có khả năng chuyển gen độc, các cây có khả năng miễn dịch, các giống
mới có khả năng kháng được sâu bệnh hại,....
Xác lập các biện pháp canh tác thích hợp để nâng cao hoạt tính của các
sinh vật có ích.
Sử dụng các loại thuốc trừ sâu hóa học có ảnh hưởng thấp nhất đối với các
quần thể côn trùng ký sinh - ăn thịt và bắt mồi, cũng như không ảnh hưởng tới
môi trường sống cộng đồng.
1.4.2. Nghiên cứu tạo ra các chế phẩm sinh học trong phòng trừ sinh vật gây
hại
Sản xuất và sử dụng rộng rãi các loại thuốc trừ sâu vi sinh vật trên cơ sở
các nguồn vi khuẩn, virus, vi nấm và các thuốc kháng sinh.
Sử dụng các chất có hoạt tính sinh học như các pheromon sinh dục, các
hormon sinh trưởng, các chất dẫn dụ ăn uống, các chất gây ngán và các chất xua
đuổi côn trùng,...
Sản xuất trên quy mô công nghiệp để phóng thả các loại côn trùng và nhện
kí sinh - ăn thịt có ích lên đồng ruộng nhằm hạn chế được quần thể sâu hại.
Phóng thả các côn trùng có hại đã được gây vô sinh nhằm tạo ra sự cạnh
tranh sinh dục với quần thể sâu hại ngoài tự nhiên.
Khóa Luận Tốt Nghiệp SVTH: Phan Công Nhật
11
Sử dụng các côn trùng ăn thực vật, các tuyến trùng và các tác nhân gây
bệnh chuyên tính hẹp đã qua kiểm dịch để diệt trừ các loài cỏ gây hại cho cây
trồng.
Trong hai hướng trên, hiện nay các nhà khoa học đặc biệt chú ý đến hướng
thứ hai, bởi hướng này hầu hết phải dựa trên nền tảng nghiên cứu của công nghệ
sinh học mới có thể phát triển sản xuất ra các loại thuốc trừ sâu sinh học đạt chất
lượng cao, mang tính ổn định để sử dụng rộng rãi trong phòng trừ dịch hại cây
trồng, lâm nghiệp.
Đến nay, trên thế giới đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về
CNSH trong bảo vệ thực vật, nhiều nước đã thu được những kết quả tốt trong quá
trình triển khai ứng dụng các chế phẩm sinh học phòng trừ sâu hại, bệnh hại, cỏ
dại và chuột hại bảo vệ cây trồng.
1.5. Tính ưu việt của chế phẩm sinh học
Không gây độc hại cho con người động vật và cây trồng, có khả năng tiêu
diệt một cách chọn lọc các loài sâu bệnh. Phần lớn các tác nhân sinh học nói
chung có tính đặc hiệu cao trong việc tiêu diệt các loại côn trùng. Trong khi đó,
thuốc trừ sâu hóa học gây độc cho người, gia súc nếu tiếp xúc lâu dài, một số là
tác nhân gây ung thư. Do không độc hại đối với con người, lại không ảnh hưởng
xấu đến hệ sinh vật quanh hệ rễ của cây trồng, nên chế phẩm thuốc trừ sâu bệnh
có nguồn gốc vi sinh vật không phá vỡ cân bằng hệ sinh thái, không gây ô nhiễm
môi trường sống.
Việc sử dụng các chế phẩm vi sinh vật diệt sâu bệnh cho đến nay chưa phát
hiện được hiện tượng “ lờn thuốc” ở các loài côn trùng. Đây cùng là ưu điểm hơn
hẳn của biện pháp sinh học với biện pháp hóa học.
Các vi sinh vật diệt sâu bệnh có thể nhiễm lên sâu bệnh bằng nhiều cách
khác nhau: bằng con đường tiêu hóa (ở vi khuẩn), qua da, tầng cuticum (ở
nấm),…
Khóa Luận Tốt Nghiệp SVTH: Phan Công Nhật
12
Các vi sinh vật diệt sâu bệnh, côn trùng có thể tồn tại trong điều kiện môi
trường không thuận lợi (không vật chủ, điều kiện khí hậu khắc nghiệt,…) ở nhiều
dạng khác nhau: dạng bào tử, dạng hạch nấm hay giả hạch nấm.
Khả năng phát tán rộng trong tự nhiên của các giống vi sinh vật có ý nghĩa
rất lớn trong việc tăng cường lây lan tạo thành dịch ở côn trùng, sâu bệnh. Ngoài
ra một số nấm, vi khuẩn, virus còn có thể được lan truyền rộng, nhờ dòng không
khí, nước mưa và côn trùng,…
Với tất cả các đặc điểm sinh học tự nhiên như trên, các vi sinh vật diệt sâu
bệnh, có thể xuất hiện bất cứ lúc nào có thể nói là bất ngờ, với một tốc độ rất
nhanh, mang tính chất một ổ bệnh, dẫn đến gây chết côn trùng, sâu bệnh hại cây
trồng trên địa bàn rộng. Chính vì vậy chúng giúp bảo vệ cây trồng có hiệu quả rất
đáng kể.
Khóa Luận Tốt Nghiệp SVTH: Phan Công Nhật
13
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA VỀ NẤM METARHIZIUM SPP
2.1. Phân loại
Ngành : Ascomycota
Lớp : Sordariomycetes
Bộ : Hypocreales
Họ : Clavicipitaceae
Chi : Metarhizium
Loài : M. anisopliae và M. flavoviride
Hình 2.1. Metarhizium anisopliae
Trong 2 loài nấm Metarhizium anisopliae và Metarhizium flavoviride, loài
Metarhizium anisopliae Sorok ,1883 được sử dụng nhiều trong phòng trừ sâu hại
cây trồng (Phạm Thì Thùy,2010).
2.2. Đặc điểm hình thái [4]
Khóa Luận Tốt Nghiệp SVTH: Phan Công Nhật
14
Sợi nấm phát triển trên bề mặt sâu bệnh có màu từ màu trắng đến màu
xanh, cuống sinh bào tử ngắn mọc tỏa tròn trên đám sợi nấm dày đặc. Bào tử trần
hình que có kích thước 3,5 x 6,4 x 7,2 µm, màu từ lục xám đến oliu - lục, bào tử
xếp thành chuỗi khá chặt chẽ và nhìn bằng mắt thường người ta có thể thấy bào
tử được tạo ra trên bề mặt cơ thể côn trùng một lớp phấn khá rõ màu xanh lục.
Sợi nấm khi phát triển bên trong côn trùng có chiều rộng khoảng 3 - 4 µm, dài
khoảng 20µm, chia thành nhiều tế bào ngắn, trong tế bào có thể thấy rõ nhiều giọt
mỡ.
Nấm M. anisopliae có bào tử dạng hình trụ, hình hạt đậu, khuẩn lạc có màu
xanh thỉnh thoảng có màu tối hay màu hồng vỏ quế, chúng phát triển chậm trên
môi trường không có peptone (ví dụ như môi trường PDA, Czapek - Dox), thích
hợp trên môi trường có pepton, cụ thể trên môi trường Sabouraud nấm phát triển
tốt trong điều kiện nhiệt độ 25⁰C sau 7 - 10 ngày nuôi cấy thì khuẩn lạc có đường
kính 4 - 6 cm. Loài nấm Metarhizium anisopliae có hai loài (varities) dạng bào tử
nhỏ và lớn, dạng bảo tử nhỏ Metarhizium var. anisopliae có kích thước bào tử
3,5 - 5,0 x 2,5 - 4,5 µm, d...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status