Nghiên cứu nấm Fusarium spp. gây hại trên cây hồ tiêu ở Quảng Trị - pdf 16

Link tải miễn phí luận văn
Hồ tiêu có danh pháp hoa học là Pipernigrum thuộc họ hồ tiêu (Piperaceae), trồng chủ yếu để dùng làm gia vị dưới dạng khô hay tươi. Hiện nay hồ tiêu là cây công nghiệp lâu năm, có giá trị kinh tế và giá trị xuất khẩu cao được trồng ở nhiều nơi trên thế giới như Ấn Độ, Indonesia, Mã Lai, Thái Lan, Sri Lanka, Brazli, Trung Quốc và Việt Nam (Nair 2004). Cây tiêu dù có mặt tại Việt Nam từ thế kỷ 18, được trồng nhiều ở Phú Quốc và Vĩnh Linh nhưng ít được biết đến. Cả trăm năm Việt Nam hầu như không có tên trên bản đồ cây gia vị của thế giới. Mãi đến thế kỷ 20, khoảng năm 1986, khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới với cơ chế thị trường, cây tiêu bắt đầu được phát triển mạnh. Mạnh nhưng không ào ạt như cà phê vì không biết do điều kiện thổ nhưỡng hay khả năng chăm sóc kém mà những hộ trồng tiêu thường chỉ trồng vài sào hay nhiều lắm là 1-2 hécta. Tuy nhiên, với năng suất ngày càng cao, từ 5 - 7 tạ/ha nay đạt 3 tấn/hécta, cá biệt hộ kỹ thuật canh tác tốt có thể đạt 5 tấn/hécta; và chi phí giá thành khoảng 15.000 - 20.000đ/kg nhưng giá bán khoảng 40.000 - 50.000đ/kg, có lúc lên tới 60.000đ/kg đến 75.000đ/kg nên những nguời trồng tiêu có thể yên tâm vì giá cả hồ tiêu trên thị trường khá ổn định. Có thể khẳng định rằng tiêu là loại nông sản phụ nhưng có giá trị kinh tế cao, lúc nào cũng có thị trường tiêu thụ. Hạt tiêu là sản phẩm gia vị quý, được sử dụng với khối lượng lớn trong công nghiệp chế biến đồ hộp và thực phẩm và được sử dụng rộng rãi trong bửa ăn hàng ngày của nhiều nơi, ngoài ra hạt tiêu còn được dùng trong công nghiệp hương liệu và dược liệu. [3]. Mặt khác, hạt tiêu khô có thể bảo quản ở trong kho nhiều năm mà không giảm chất lượng, người trồng tiêu có thể giữ lại sản phẩm của mình để bán khi giá cả phù hợp.
Ở nước ta, từ sau năm 1995 trở lại đây, cây tiêu được phát triển với tốc độ lớn. Trong những năm qua nhà nước ta chủ trương sản xuất nông nghiệp hàng hóa, vì vậy viêc xác định và chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp đang được chú trọng. Phát huy thế mạnh của những cây trồng có tiềm năng và đưa lại hiệu quả kinh tế cao đồng thời gắn với việc bảo vệ môi trường thì cây tiêu ở nước ta có thế mạnh to lớn vì nhiều địa phương có điều kiện thuận lợi về khí hậu, đất đai. Hiện nay tiêu được trồng nhiều ở các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Gia Lai, Đắc Lắc, Quảng Trị…
Quảng Trị là vùng trồng tiêu nổi tiếng, nằm ở phía nam của Bắc Trung Bộ, trọn vẹn trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, là vùng chuyển tiếp giữa 2 miền khí hậu: Mùa đông lạnh ở phía Bắc và nóng ẩm quanh năm ở phía Nam. Ở vùng này khí hậu khắc nghiệt, chịu hậu quả nặng nề của gió tây nam khô nóng, bão, mưa lớn, khí hậu biến động mạnh theo mùa. Nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, cũng như cả nước, Quảng Trị được thừa hưởng một chế độ bức xạ dồi dào do độ cao mặt trời và độ dài ban ngày quyết định. Kết quả điều tra đánh giá phân hạng tài nguyên đất tỉnh Quảng Trị năm 2001 của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã chỉ rõ: tổng diện tích đất thích nghi phát triển cây hồ tiêu là 46.824 ha. Trong đó, mức độ thích nghi nhất có 18.039 ha thuộc các vùng đất đỏ bazan ở Cồn Tiên - Dốc Miếu (thuộc huyện Gio Linh), Khe Sanh (huyện Hướng Hóa), huyện Cam Lộ và huyện Vĩnh Linh. Kết quả đánh giá đất đai chỉ ra các xã: Gio An, Gio Sơn, Hải Thái (Cồn Tiên - Dốc Miếu) huyện Gio Linh; các xã Vĩnh Hòa, Vĩnh Hiền, Vĩnh Nam huyện Vĩnh Linh và các xã Cam Thành, Cam Nghĩa, Cam Chính huyện Cam Lộ có mức độ thích nghi đối với tiêu là cao nhất.
Vì khí hậu thời tiết của tỉnh Quảng Trị rất khắc nghiệt mùa đông khí hậu ẩm ướt, nhiệt độ thấp, nhưng mùa hè nhiệt độ cao, khô nóng là điều kiện thuận lợi để nhiều dịch hại phát sinh. Bên cạnh đó biện pháp của nông hộ chưa hợp lý, hiểu biết về bảo vệ thực vật cho cây tiêu còn bị hạn chế, là những yếu tố làm cho dịch hại phát triển trầm trọng hơn. Sâu bệnh hại đã và đang là nguyên nhân chính gây gây giảm năng suất và suy thoái nhiều vườn tiêu tại Quảng Trị.
Theo Nguyễn Ngọc Châu (1995) ở Tân Lâm – Quảng Trị có khoảng 36 loài sâu bệnh hại tiêu [2]. Trong những năm cùng với sự mở rộng không ngừng diện tích cây hồ tiêu thì tình hình sâu bệnh phá hại ngày càng trở nên nghiêm trọng như bệnh chết nhanh (Phytopthora), chết chậm (Fusarium.spp), bệnh khô đầu ngọn (Collectotrichum sp), bệnh khô vằn (Rhizoctonia sp), sâu đục thân, tuyến trùng, rệp sáp…gây thiệt hại nhiều vùng sản xuất tiêu trên cả nước. Trong năm 2005, 2006 và đầu năm 2007 dịch hại trên cây hồ tiêu phát sinh và gây hại đáng kể cho nhiều vùng sản xuất hồ tiêu tập trung. Một trong những bệnh nguy hiểm làm giảm năng suất cây tiêu trên diện rộng đó là bệnh chết chậm. Bệnh chết chậm ở cây hồ tiêu do nấm Fusarium.spp gây ra. Cây tiêu có biểu hiện sinh trưởng chậm, lá úa vàng. Lá, hoa, các đốt và trái cũng rụng dần từ dưới gốc lên ngọn, chứ không rụng và héo từ đọt xuống như bệnh chết nhanh. Gốc thân cây bệnh có các vết nâu đen, dần dần vết bệnh lan rộng làm thối lớp vỏ gốc, bó mạch của thân cây hóa nâu. Khi bệnh nặng, toàn bộ gốc và rễ cây tiêu bị thâm đen, hư thối, sau đó cây chết khô. Cũng có trường hợp làm cây chết chậm nhưng không phải do nấm Fusarium mà nguyên nhân là sự kết hợp với các nấm khác như Lasiodiplodia, Pythium, Rhizoctonia cũng làm thối gốc gây hiện tượng chết chậm cây tiêu.
Trước diễn biến phức tạp của sâu bệnh hại nói chung và bệnh chết chậm nói riêng trên cây hồ tiêu, để có cơ sở cho việc phòng trừ và góp phần phục vụ tốt hơn cho sản xuất, chúng tui tiến hành đề tài: “ Nghiên cứu nấm Fusarium spp. gây hại trên cây hồ tiêu ở Quảng Trị ”. Nhằm nghiên cứu đặc điểm sinh học, tính gây bệnh từ đó đưa ra hướng phòng trừ và bảo vệ hiệu quả không những đối với cây tiêu mà còn đối với các cây trồng có ích khác. Việc này là cần thiết và có ý nghĩa với sự phát triển của hồ tiêu tại tỉnh Quảng Trị nói riêng và Việt Nam nói chung.


E36DJlLhZ048vMA
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status