Khảo sát, đánh giá một số phương pháp phòng bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu - pdf 16

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục hình
Danh mục bảng
Lời mở đầu. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU. 3
1.1. Khái quát về hồ tiêu. 4
1.1.1 Nguồn gốc và lịch sử phát triển. 4
1.1.2. Đặc điểm thực vật học và phân loại. 5
1.1.2.1 Phân loại khoa học. 5
1.1.2.2 Đặc điểm thực vật học. 5
1.1.3. Một số giống tiêu phổ biến và điều kiện canh tác. 7
1.1.3.1 Giống. 7
1.1.3.2 Điều kiện canh tác. 8
1.1.4. Quy trình kỹ thuật trồng tiêu và chế biến. 9
1.1.4.1 Chọn giống. 9
1.1.4.2 Chọn trụ làm choái tiêu. 10
1.1.4.3 Kỹ thuật trồng tiêu. 11
1.1.4.4 Thu hoạch, sơ chế và bảo quản. 15
1.1.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu. 16
1.1.5.1 Tình hình sản xuất. 16
1.1.5.2 Tình hình tiu thụ. 17
1.2. Tình hình bệnh hại trên tiêu. 19
1.2.1. Một số bệnh hại chính trên cây tiêu. 19
1.2.1.1 Bệnh chết nhanh. 19
1.2.1.2 Bệnh chết chậm. 20
1.2.1.3 Bệnh virus hại hồ tiêu. 20
1.2.1.4 Dịch bệnh trên “choái” tiêu. 21
1.2.2 Một số nguyên cứu về bệnh hại tiêu trước đây. 21
1.3. Bệnh chết nhanh hồ tiêu. 27
1.3.1 Triệu chứng bệnh. 27
1.3.2 Nguyên nhân gây bệnh chết nhanh. 30
1.3.3 Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh. 30
1.3.4 Cch phịng trừ. 31
1.4. Phytophthora và nấm đối kháng Trichoderma. 32
1.4.1. Nấm Phytophthora . 32
1.4.1.1 Sơ lược chung. 32
1.4.1.2 Phương pháp chẩn đoán nhanh sự hiện diện của nấm Phytophthora. 33
bằng bẫy cánh hoa hồng
1.4.2. Nấm đối kháng Trichoderma . 34
1.4.2.1 Sơ lược chung. 34
1.4.2.2 Vị trí, phân loại của Trichoderma. 34
1.4.2.3 Đặc điểm hình thi v sinh. 35
1.4.2.4 Đặc điểm sinh hóa. 35
1.4.2.5 Các nguyên cứu ứng dụng Trichoderma. 38
1.4.2.6 Khả năng đối kháng của nấm Trichoderma . 39
1.5. Sơ lược về cơ chế tác động của chế phẩm Exin R. 39
1.5.1 Tính kháng của cây trồng. 39
1.5.2 Salicylic acid và quá trình trao đổi chất. 41
1.5.3 Quá trình tổng hợp Salicylic acid trong cây. 42
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGUYÊN CỨU. 44
2.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài. 45
2.2 Vật liệu nguyên cứu. 45
2.3 Phương pháp nguyên cứu. 45
2.3.1 Thí nghiệm trong điều kiện nhà lưới. 45
2.3.2 Thí nghiệm ngoài đồng. 47
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN. 49
3.1. Đánh giá hiệu quả phòng trừ bệnh do nấm Phytophthora capsici . 50
gây hại cây hồ tiêu của chế phẩm Trichoderma, Exin R
3.1.1 Trong điều kiện nhà lưới. 50
3.1.2 Đánh giá hiệu quả chế phẩm Trichoderma, Exin R phòng trừ bệnh chết nhanh cây tiêu ở ngoài đồng. 54
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN & ĐỀ NGHỊ. 58
4.1 Kết luận. 59
4.2 Đề nghị. 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO

LỜI MỞ ĐẦU

Cây hồ tiêu (Pipe nigrum L.) là cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, là nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình trong cả nước. Hạt tiêu là một loại gia vị rất được ưa chuộng ở nhiều nơi trên thế giới. Hạt tiêu có vị cay, mùi thơm hấp dẫn nên được sử dụng làm gia vị cho nhiều món ăn. Ngoài ra tiêu còn được dùng trong công nghiệp chế biến hương liệu, nước hoa và y dược. Hiện nay, tiêu là mặït hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế và mang lại nguồn lợi nhuận cao. Những năm gần đây diện tích tiêu không ngừng gia tăng nhất là vùng miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Cùng với việc gia tăng về sản lượng tiêu xuất khẩu, các vườn tiêu không ngừng bị áp lực dịch bệnh đe dọa. Trong đó, bệnh chết nhanh dây tiêu do nấm Phytophthora spp. gây ra là một tai họa cho các vườn tiêu nguyên liệu có diện tích lớn của cả nước. Bệnh xuất hiện và lây lan rất nhanh, thường làm tiêu chết hàng loạt, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất. Trước tình hình này, cần có biện pháp phù hợp để hạn chế dịch bệnh, đảm bảo năng suất cho nhà vườn.
Hiện nay tổn thất do nấm Phytophthora spp. gây ra trên tiêu vẫn chưa có biện pháp phòng trừ thích hợp. Người dân chủ yếu sử dụng thuốc hoá học làm biện pháp chính để hạn chế dịch bệnh. Tuy đầu tư về thuốc hoá học rất cao nhưng dịch bệnh vẫn tràn lan, làm tiêu chết nhanh hàng loạt, thậm chí có vườn bị mất trắng năng suất. Việc sử dụng thuốc hoá học còn dẫn đến một loạt các hậu quả mà con người và thiên nhiên phải gánh chịu như các vấn đề về ô nhiễm môi trường, sức khoẻ con người và thiên nhiên, dư lượng thuốc ảnh hưởng đến nông nghiệp làm cho tác nhân gây bệnh trở nên kháng thuốc, các loài thiên địch bị tiêu diệt gần hết.
Vì vậy chiến lược phát triển của công tác bảo vệ thực vật hiện nay là cần quan tâm đến các vấn đề bảo vệ môi trường, sinh thái học và sức khỏe con người, đồng thời giảm bớt việc sử dụng bừa bãi thuốc hoá học. Trước tình hình đó, biện pháp phòng trừ bệnh hại bằng sinh học đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nguyên cứu.
Nhiều tác nhân ký sinh, đáng chú ý là một số loại nấm, chúng có thể đối kháng trên một số bệnh hại gây ra tổn thất cho cây trồng. Hơn nữa, chúng không những ngăn chặn được một số bệnh hại trên đồng ruộng mà còn bảo vệ được những loài thiên địch bản xứ trong tự nhiên như động vật ăn thịt, ký sinh và côn trùng có ích, vừa ngăn chặn được dịch hại lại đảm bảo tốt cho sức khỏe con người và môi trường Hiện nay đang áp dụng phương pháp phòng trừ tổng hợp IPhần mềm và bằng biện pháp sinh học. Trong hai biện pháp vừa nêu thì biện pháp phòng trừ bằng các tác nhân sinh học giữ vai trò chỉ đạo trong giai đoạn hiện nay. Phòng trừ bệnh hại bằng biện pháp sinh học chủ yếu là khai thác và sử dụng khả năng đối kháng của một số loại nấm đối với các loại nấm gây hại cho cây trồng. Hiện nay có nhiều công trình nguyên cứu về chế phẩm sinh học trong đó có nấm Trichoderma, vi khuẩn Bacillus, nấm men Saccharomyces. Sản xuất ra chế phẩm từ loại nấm này để hạn chế nấm gây hại cho cây trồng như nấm Rhizoctonia, Sclerotium, Fusarium, Pythium gây bệnh trên lúa, ngô và một số cây trồng khác. Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, chúng tui thực hiện đề tài: “Khảo sát, đánh giá một số phương pháp phòng bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu”


/file/d/0B7oUCI ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status