Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - pdf 16

Link tải miễn phí luận văn

Nhà nước ta là Nhà nước của dân – do dân và vì dân. Trong bộ máy nhà nước ta, Quốc hội chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Thông qua Quốc hội, nhân dân có thể thực hiện ý trí của mình. Khác với nghị viện tư sản, Quốc hội nước ta thay mặt cho ý trí, lợi ích của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là một tổ chức chính quyền thể hiện rất rõ tính chất thay mặt và tính chất quần chúng. Điều đó được thể hiện là các đại biểu Quốc hội là những công nhân, nông dân, trí thức và những người lao động ưu tú thuộc mọi dân tộc trong cả nước được nhân dân tín nhiệm bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân, họ có mối liên hệ chặt chẽ với quần chúng, nắm vững tâm tư nguyện vọng của quần chúng, do đó quyết định mọi vấn đề được sát và hợp với quần chúng đồng thời có điều kiện thuận lợi để vận động quần chúng thi hành tốt các quy định của Nhà nước. Để có thể hiểu thêm về vấn đề này, em xin đi giải quyết đề tài “ Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Với trình độ kiến thức còn hạn hẹp, nên trong bài làm còn có sai sót. Rất mong thầy cô sửa chữa để giúp em hoàn thiện kiến thức hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
















NỘI DUNG
I – Quốc hội – cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất
Là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, Quốc hội thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước thống nhất. Tính quyền lực Nhà nước của Quốc hội thể hiện ở thẩm quyền của Quốc hội và được cụ thể hóa thành các chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể.
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội được quy định trong Hiến pháp. Trong Hiến pháp 1946, thẩm quyền của Quốc hội được quy định tại Điều 23 “Nghị viện nhân dân giải quyết mọi vấn đề chung cho toàn quốc, đặt ra các pháp luật, biểu quyết ngân sách, chuẩn y các hiệp ước mà Chính phủ ký với nước ngoài”. Tại Điều 22 có ghi “Nghị viện nhân dân là cơ quan có quyền cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”. Ngoài ra tại Điều 25 còn quy định “Nghị viện không chỉ thay mặt cho địa phương mình mà còn thay mặt cho toàn thể nhân dân”.
Đến Hiến pháp 1959 đã khẳng định “Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”. Điều 44 có quy định “Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp của nước Việt Nam daanchur cộng hòa” đây là một bước phát triển so với Hiến pháp 1946 khi đã khẳng định Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp.
Đến Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 vai trò của Quốc hội đã được tăng cường và phát triển hơn nữa trong việc quy định cơ cấu tổ chức Nhà nước ta. Ở Hiến pháp 1980 có quy định Quốc hội là “cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất” của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và có điểm mới hơn của Hiến pháp 1980 so với 2 bản Hiến pháp trước là đã quy định chức năng thay mặt của Quốc hội, theo đó “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân”. Điểm mới nữa là đã mở rộng phạm vi thẩm quyền của Quốc hội trong việc thực hiện chức năng quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Theo Điều 82 của
Hiến pháp 1980 “Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, những mục tiêu phát triển kinh tế và văn hóa, những quy tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quyền hạn xã hội và hoạt động của công dân”. Như vậy, về mặt pháp lý, thẩm quyền của Quốc hội trong lĩnh vực này là rất rộng và được quy định khá rõ ràng hơn so với Hiến pháp 1959. Ngoài ra ở Hiến pháp 1980 đã xác định tính chất và đặc điểm chức năng giám sát của Quốc hội là “giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước”. Quy định này là căn cứ pháp lý quan trọng để phân định rõ ràng hoạt động giám sát của Quốc hội với các hình thức giám sát khác việc thi hành pháp luật ở nước ta. Và ở Hiến pháp 1992 đã tiếp tục khẳng định vị trí của Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Với 3 chức năng cơ bản của Quốc hội là lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của đất nước. Và ở Hiến pháp 1992 cũng đã có điểm sửa đổi quan trọng là bãi bỏ quy định Quốc hội có thể định cho mình những nhiệm vụ và quyền hạn khi xét thấy cần thiết như ở Hiến pháp 1980.
Đến Hiến pháp 1992 đã sửa đổi, bổ sung năm 2001, đã có một số quy định mới điều chỉnh nhiệm vụ quyền hạn của Quốc hội nhằm khẳng định vai trò của Quốc hội trong việc quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Cụ thể ở Điều 84 Hiến pháp 1992 đã sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 quy định “Quốc hội phân bổ ngân sách Trung ương; quyết định chính sách tôn giáo của Nhà nước; phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về danh sách thành viên Hội đồng Quốc phòng và an ninh; bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hay phê chuẩn; phê chuẩn hay bãi bỏ điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký”.
Vai trò của Quốc hội còn được tăng cường trong việc xem xét và quyết định các vấn đề về nhân sự cấp cao. Trước năm 2001, Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 đều giao cho cơ quan thường trực Quốc hội là Hội đồng Nhà nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính

4i50611xWN168a4
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status