Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh với mật độ 180con/m2 - pdf 16

Download miễn phí Đề tài Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh với mật độ 180con/m2



Sử dụng vi sinh với liều lượng 200g/ao sau đó khoảng 2-3 ngày thì dùng vôi kết hộp với dolomit khoảng 150kg/ao rồi sục khi liên tục trong 1 tuần. trước khi thả tôm thì sử dung vi sinh lại lần nửa để khoảng 3 ngày thì tiến hành thả tôm.
Màu nước có ý nghĩa rất lớn đối với ao nuôi tôm để :
Làm tăng lượng ôxy hoà tan trong nước.
ổn định chất nước và làm giảm các chất độc trong nước.
Làm thức ăn bổ sung cho tôm.
Giảm độ trong của nước giúp cho tôm nuôi dễ tránh địch hại.
Nâng nhiệt và ổn định nhiệt trong ao.
Hạn chế tảo sợi và tảo đáy phát triển.
Hạn chế các loại vi khuẩn gây bệnh phát triển; đảm bảo cân bằng sinh thái vùng nước.
Lắp đặt hệ thống sục khí: ban đầu 4-5 quạt/ao, khi tôm lớn 8-10 quạt/ao.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

n/ha/vụ.
Hiện nay, nguồn con giống tôm thẻ chân trắng nhập vào Việt Nam từ nhiều nguồn khác nhau trước đây là Hawai nhưng hiện nay đa số là từ Trung Quốc đã được nuôi ở nhiều địa phương ở Việt Nam như Quảng Ninh, Phú Yên… và các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Long An… cũng mang lại nhiều hứa hẹn, tôm thẻ chân trắng đã mở ra một hướng mới cho nghề nuôi tôm biển, góp phần làm đa dạng hóa đối tượng nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung.
2.3. Tình hình năm 2010:
Năm 2010, Nhật Bản vẫn là thị trường nhập khẩu tôm lớn của Việt Nam, thị trường này đang gia tăng nhập khẩu tôm thẻ chân trắng, chiếm tới 18% khối lượng tôm nhập khẩu. Năm 2010, Hàn Quốc sau khủng hoảng cũng sẽ là thị trường quan trọng đối với tôm Việt Nam.
Qua những dự báo, nhận định khả quan như vậy, nhưng những tháng đầu năm 2010,tôm nguyên liệu thiếu trầm trọng do dịch bệnh hoành hành. Dịch bệnh tôm đang xảy ra ở nhiều địa phương, gây thiệt hại lớn ở các tỉnh Long An, Bạc Liêu, Quảng Trị. Báo cáo của Chi cục Thú y Long An cho biết, trong tỉnh hiện đã có 1.153ha tôm chết, chiếm 49% diện tích thả nuôi. Tôm thẻ chân trắng thiệt hại chiếm 79,6%; tôm sú thiệt hại chiếm 61,8% diện tích nuôi
Nguyên nhân tôm bị dịch là do chất lượng tôm giống không đảm bảo, bởi 75% tôm giống được nhập từ bên ngoài tỉnh về không qua kiểm dịch, mặt khác nguồn nước kênh cung cấp cho toàn vùng bị ô nhiễm do hóa chất từ nước thải các nhà máy. Tại Trà Vinh, trong 535 triệu con tôm sú thả nuôi đầu vụ đã có hơn 100 triệu con bị chết. Tại Bạc Liêu, khoảng 6.000ha tôm thuộc các huyện Phước Long, Giá Rai... bị thiệt hại do nắng nóng, nhiệt độ chênh lệch cao, thiếu nước gây ra.
Để hạn chế dịch bệnh trên tôm thẻ chân trắng, Chi cục nuôi trồng thuỷ sản Quảng Nam đã hướng dẫn các địa phương thông báo cho người nuôi phải đóng chặt cống, giữ nguồn nước, không cho thải ra để không lây lan sang hồ nuôi khác, dùng thuốc Chlorin để diệt mầm bệnh; sau đó cải tạo, xử lý lại hồ nuôi để xuống giống lại cho vụ 1 năm nay. Theo thống kê sơ bộ, đến thời điểm hiện tại đã có trên 90% số diện tích nuôi tôm đã bị dịch bệnh, gây thiệt hại cho người nuôi hàng chục tỉ đồng.
Kết quả kiểm tra của các chuyên gia thuỷ sản Phú Yên cho biết, tôm nuôi ở vùng Đà Nông có triệu chứng bỏ ăn, bị bệnh taura, đỏ thân, đốm trắng, nổi lên mặt nước rồi đâm đầu vào bờ chết hàng loạt. Nguyên nhân chính là do ô nhiễm môi trường nguồn nước nghiêm trọng.
Tình trạng nắng nóng kéo dài, khô hạn làm cho dòng chảy kém lưu thông, trong khi đó một số người nuôi thiếu ý thức cộng đồng, mạnh ai nấy thả tôm không theo thời vụ, đã xả nước thải của những ao hồ bị dịch bệnh ra sông, khiến cho cả vùng nuôi bị ô nhiễm nặng. Thêm vào đó, hầu hết bà con đều chuyển sang thả nuôi tôm thẻ chân trắng với mật độ quá dày, khoảng 100con/m2 (dày gấp đôi so với quy định mật độ tôm nuôi), trong khi nguồn tôm giống mua trôi nổi ở nhiều nơi, không qua kiểm dịch. Do đó, tình trạng dịch bệnh xãy ra lan tràn là không thể tránh khỏi (Thế Thị Xuân Hiệp-08141161 DH08NY).
2.4. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở Bạc Liêu:
Từ nhiều năm trước, ở Bạc Liêu có một Công ty 100% vốn nước ngoài đã nuôi tôm thẻ chân trắng. Công ty này đã nhập tôm giống và tôm bố mẹ để sản xuất giống, ương nuôi, nhân rộng dưới sự giám sát của Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bước đầu đã mang lại một số thành công nhất định, tôm phát triển khá tốt, năng suất đạt khá. Tuy nhiên, khi nhân rộng cho một số hộ nuôi tôm trong và ngoài tỉnh thì gặp rất nhiều khó khăn. Do đây là một đối tượng nuôi quá mới với người dân, quy trình kỹ thuật nuôi chưa được hoàn chỉnh, cộng với thị trường đầu ra không ổn định ( chủ yếu tiêu thụ tại thị trường nội địa ) nên hiệu quả kinh tế không cao, từ đó không khuyến khích người dân đầu tư nuôi loại tôm này. Sở Thủy sản ( nay là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) cũng đã từng có một đề án nuôi thử nghiệm tôm thẻ chân trắng theo hướng quảng canh nhưng hiệu quả ra sao vẫn chưa được công bố, rút kinh nghiệm (!?). Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 10 ha nuôi tôm thẻ chân trắng, tập trung chủ yếu tại thị xã Bạc Liêu .
Trong năm 2010 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu tổng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng là 118,4 ha (CN-BCN là 93 ha, QCCT: 25,4 ha). So với cùng kỳ năm 2009 (334 ha) thì diện tích nuôi tôm chân trắng giảm đến 35,4 % và giảm chủ yếu ở mô hình nuôi tôm theo hình thức CN-BCN. Năm 2010 có tới 84,1 ha diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng nằm ngoài vùng quy hoạch, tập trung chủ yếu ở 4 huyện, thị Giá Rai, Đông Hải, Phước Long và thị xã Bạc Liêu. Trong đó, huyện Giá Rai và Đông Hải thị xã Bạc Liêu nuôi CN-BCN với diện tích 58,7 ha, riêng huyện Phước Long nuôi với hình thức kết hợp tôm thẻ chân trắng và tôm sú với 25,4ha.
2.5. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
2.5.1. Phân loại
Ngành: Arthropoda
Lớp: Crustacea
Bộ: Decapoda
Họ chung: Penaeidea
Họ: Penaeus Fabricius  
Giống: Penaeus
Loài: Penaeus vannamei
(Nguyễn Trọng Nho, Tạ Khắc Thường, Lục Minh Diệp, 2006)
2.5.2. Đặc điểm phân loại
Chủy hơi cong xuống, có 8 – 9 răng trên chủy và có 1- 3 răng dưới chủy. Cơ thể có màu trắng và chân màu trắng hay nhợt nhạt (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004)
2.5.3. Đặc điểm phân bố và nguồn gốc.
Tôm chân trắng (P.vannamei) có nguồn gốc từ vùng biển xích đạo Ðông Thái Bình Dương (biển phía Tây Mỹ La tinh) và được nuôi phổ biến ở Ecurador. Ðây là loài tôm quý có nhu cầu cao trên thị trường được nuôi phổ biến ở khu vực Mỹ La tinh và cho sản lượng lớn gần 200 nghìn tấn (1999). Hiện nay được di nhập nhiều nước ở châu Á.Tôm thẻ chân trắng được thuần hóa và thành công ở philipine(1978), ở Trung Quốc(1988) (Ts.Phạm Xuân Thủy, KS.Phạm Xuân Yến, KS. Trình Văn Liễn, thuộc viện nuôi trồng thủy sản trường Đại Học Nha Trang)
Tôm chân trắng là loài tôm nhiệt đới, có khả năng thích nghi với giới hạn rộng về độ mặn và nhiệt độ. Mặc dù tôm có khả năng thích nghi với giới hạn rộng về nhiệt độ (15 – 33oC), nhưng nhiệt độ thích hợp nhất cho sự phát triển của tôm là 23 – 320C. Nhiệt độ tối ưu cho tôm lúc nhỏ (1g) là 30oC và cho tôm lớn (12 – 18g) là 27oC.( TS. Trần Viết Mỹ)
2.5.4. Vòng đời của Tôm Thẻ Chân Trắng
Ấu trùng (6 giai đoạn Nauplius, 3 giai đoạn Protozoa và 3 giai đoạn Mysis) – hậu ấu trùng - ấu niên – trưởng thành. Thời kỳ ấu trùng tôm sống ở cửa sông sau đó thì di cư ra vùng ven biển gần bờ.
Ở thời kỳ ấu niên và thiếu niên Tôm Thẻ sống ở vùng cửa sông. Ở giai đoạn sắp trưởng thành và trưởng thành, khi tôm có thể tham gia sinh sản lần đầu thì chúng sống ở vùng triều ở độ sâu khoảng 7- 20m nước. Đối với những con trưởng thành và sản phẩm sinh dục đã chín hoàn toàn thì chúng di chuyển ra vùng biển khơi ở độ sâu khoảng 70m nước và tham gia sinh sản tại đây.
Trứng và ấu trùng Mysis sống và phát triển tại vùng biển khơi theo dòng nước trôi dạt vào bờ. Khi đến vùng triều thì ấu trùng đã chuyển sang giai đoạn Postlarv...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status