Báo cáo Nghiên cứu đánh giá tác động của thực tiễn sử dụng các yếu tố đầu vào cho sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk - pdf 16

Download miễn phí Báo cáo Nghiên cứu đánh giá tác động của thực tiễn sử dụng các yếu tố đầu vào cho sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk



Khoảng cách giữa lượng nước tối thiểu và tối đa/cây của hai biện pháp này cũng khác nhau. Đối với các hộ dùng biện pháp tưới gốc, lượng tối thiểu là 480 lít/cây/lần tưới và lượng tối đa là 1450 lít/cây/lần tưới. Đối với hộ dùng biện pháp tưới phun mưa, số liệu này là từ 380 đến 980 lít/lần tưới/cây. Như vậy qua số liệu mô tả có thể thấy biện pháp phun mưa dường như hiệu quả hơn với lượng nước sử dụng ít hơn và khoảng cách giữa các hộ không lớn như các hộ dùng biện pháp tưới gốc.
 
Lượng nước tưới hàng năm cho biện pháp tưới gốc là 3195.5 m3l/ha/year, lớn hơn nhiều so với hộ dùng biện pháp tưới phun mưa (2812 m3/ha/year). Tuy nhiên, độ giao động về lượng nước sử dụng hàng năm của hộ dùng biện pháp phun mưa (1140 m3-6,480 m3) cao hơn biện pháp tưới gốc (2122.5 m3-5324 m3).
 
Bảng sau cho thấy sự khác biệt lượng nước sử dụng giữa các biện pháp tưới và giữa hai huyện. Đối với những hộ dùng biện pháp tưới gốc, lượng nước/cây tại Krong Ana thấp hơn rất nhiều so với CuMgar (654 và 959 lít/cây/lần tưới). Tình hình tương tự cũng diễn ra đối với các hộ dùng biện pháp phun mưa nhưng độ chênh lệch thấp hơn giữa hai huyện (610 và 654 lít/cây). Lượng nước hàng năm mà các hộ áp dụng hai biện pháp này ở Krong Âna cũng thấp hơn CuMgar (Bảng 12).
 
Trong số các hộ dùng biện pháp tưới gốc, lượng nước tưới cao hơn ở nhóm thu nhập cao, trung bình và thấp ( 976, 735 và 722 lít/cây). Điều này được minh chứng rõ trong phân tích độ tương quan giữa tổng thu nhập và lượng nước sử dụng trong trường hợp tưới gốc. Tương quan này có ý nghĩa với độ tin cậy tới 99% (Pearson R=0.391, p<0.01).
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

u mô tả có thể thấy biện pháp phun mưa dường như hiệu quả hơn với lượng nước sử dụng ít hơn và khoảng cách giữa các hộ không lớn như các hộ dùng biện pháp tưới gốc.
Lượng nước tưới hàng năm cho biện pháp tưới gốc là 3195.5 m3l/ha/year, lớn hơn nhiều so với hộ dùng biện pháp tưới phun mưa (2812 m3/ha/year). Tuy nhiên, độ giao động về lượng nước sử dụng hàng năm của hộ dùng biện pháp phun mưa (1140 m3-6,480 m3) cao hơn biện pháp tưới gốc (2122.5 m3-5324 m3).
Bảng sau cho thấy sự khác biệt lượng nước sử dụng giữa các biện pháp tưới và giữa hai huyện. Đối với những hộ dùng biện pháp tưới gốc, lượng nước/cây tại Krong Ana thấp hơn rất nhiều so với CuMgar (654 và 959 lít/cây/lần tưới). Tình hình tương tự cũng diễn ra đối với các hộ dùng biện pháp phun mưa nhưng độ chênh lệch thấp hơn giữa hai huyện (610 và 654 lít/cây). Lượng nước hàng năm mà các hộ áp dụng hai biện pháp này ở Krong Âna cũng thấp hơn CuMgar (Bảng 12).
Trong số các hộ dùng biện pháp tưới gốc, lượng nước tưới cao hơn ở nhóm thu nhập cao, trung bình và thấp ( 976, 735 và 722 lít/cây). Điều này được minh chứng rõ trong phân tích độ tương quan giữa tổng thu nhập và lượng nước sử dụng trong trường hợp tưới gốc. Tương quan này có ý nghĩa với độ tin cậy tới 99% (Pearson R=0.391, p<0.01).
Bảng 12: Tương quan giữa lượng nước theo phương pháp tưới gốc và thu nhập hộ
totincome04
basin_tree
totincome04
Tương quan Pearson
1
.391(**)
Mức ý nghĩa (2 đuôi)
.
.001
N
80
68
basin_tree
Tương quan Pearson
.391(**)
1
Mức ý nghĩa (2 đuôi)
.001
.
N
68
68
** Tương quan có ỹ nghĩa ở mức 0.01 (2 đuôi)
Lượng nước hàng năm không cho thấy xu hướng như trên do mật độ cây của các nhóm thu nhập khác nhau. Trong khi lượng nước mà các hộ thu nhập thấp sử dụng hàng năm là 3,017 m3/ha thì nhóm thu nhập trung bình chỉ dùng 2,981 m3 và nhóm thu nhập cao dùng hết 3,553 m3. Tuy nhiên, do mật độ cây cà phê ở ba nhóm thu nhập thấp, trung bình vào cao lần lượt là 1116, 1110 và 1124 cây/ha, nên nhóm thu nhập cao có xu hướng dùng lượng nước hàng năm cho biện pháp tưới gốc nhiều hơn hai nhóm còn lại trong khi nhóm thu nhập thấp lại dùng nhiều nước hàng năm hơn nhóm thu nhập trung bình.
Đối với các hộ dùng biện pháp tưới phun mưa, bức tranh này có khác đôi chút. Nhóm thu nhập cao vẫn dùng lượng nước lớn nhất (795 lít/cây) trong khi nhóm thu nhập thấp (634 lít/cây) dùng nhiều nước hơn nhóm thu nhập trung bình (569 lít/cây). Lượng nước hàng năm mà các hộ sử dụng cho biện pháp này tăng theo thu nhập (1,836, 2,420, and 5,950 m3 /ha cho 3 nhóm thu nhập thấp, trung bình và cao). Mối quan hệ này có ý nghĩa thông kê ở mức độ tin cậy 95% trong phân tích tương quan giữa thu nhập và lượng nước mà hộ sử dụng (Pearson R=0.391, p<0.05)
Bảng 13: Tương quan giữa lượng nước theo phương pháp tưới phun và thu nhập hộ
totincome04
vol_sprinkler_tree
totincome04
Tương quan Pearson
1
.685(*)
Mức ý nghĩa (2 đuôi)
.
.014
N
80
12
vol_sprinkler_tree
Tương quan Pearson
.685(*)
1
Mức ý nghĩa (2 đuôi)
.014
.
N
12
12
* Tương quan có ỹ nghĩa ở mức 0.05 (2 đuôi).
Các hộ sử dụng nguồn nước tư nhân dùng nhiều nước hơn các hộ sử dụng nguồn nước công cộng (với chênh lệch cho hai biện pháp tưới gốc và phun mưa là 50 và 70 lít/cây). Điều này là do nguồn nước công cộng chỉ cho phép người dân sử dụng một lượng nước nhất định. Các nông trường quốc doanh hay đơn vị cung cấp nước công cộng chỉ mở nguồn nước vài lần một tháng nên nông dân không được sử dụng nhiều như họ muốn.
Bảng 14: Lượng nước sử dụng theo các nhóm
Tưới gốc
Tưới phun
Huyện
m3/cây
lit/ha
lít/ha
m3/cây
Krong Ana
0.654
2909
2163
0.610
CuMgar
0.959
3450
3720
0.654
Nhóm thu nhập
Nghèo
0.722
3017
1836
0.634
Trung bình
0.735
2982
2420
0.569
Giàu
0.976
3553
5940
0.795
Nguồn nước
Tư nhân
0.820
3155
3520
0.663
Công cộng
0.772
3614
2104
0.594
Khi được hỏi về hiện tượng thiếu nước trong năm 2003 và 2004, hầu hết các hộ đều cho biết năm 2004 thiếu nước hơn năm 2003. Chỉ có 51% số hộ cho biết có đủ nước sử dụng trong năm 2004 trong khi năm 2003 có tới 85% số hộ có đủ nước. Năm 2004, huyện CuMgar thiếu nhiều nước hơn huyện Krong Ana với 46 % và 51 % số hộ thừa nhận thiếu nước tại hai huyện này. 65% hộ thu nhập thấp và trung bình đối mặt với hiện tượng thiếu nước trong khi chỉ có 32% số hộ thu nhập cao thừa nhận khó khăn này. Đặc biệt số hộ sử dụng nguồn nước tư nhân gặp khó khăn nhiều hơn với 55% số hộ thừa nhận khó khăn này trong khi chỉ có 16% số hộ sử dụng nguồn nước công cộng bị thiếu nước do nguồn nước công cộng lấy từ hệ thống thuỷ lợi có xu hướng bền vững hơn nguồn nước tư nhân khai thác từ nguồn nước ngầm.
Phân tích chi phí tưới nước
Như đã đề cập trong phần phân tích tổng chi phí sản xuất ở trên, chi phí tưới chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí (tính cả chi phí lao động gia đình). Về lý thuyết, biện pháp tưới phun tốn nhiều nước hơn, điều này giải thích phần nào về chi phí cao hơn. Tuy nhiên, chi phí của mỗi biện pháp không chỉ phụ thuộc vào lượng nước mà còn phụ thuộc vào khoảng cách đến nguồn nước gần nhất, nguồn nước, chi phí đầu tư ban đầu, điều kiện khí hậu của các vùng khác nhau và các điều kiện ưu đãi của chính quyền địa phương (ví dụ như tài nguyên nước công cộng, tư nhân). Việc phân tích chi phí nước tưới ở 80 hộ khác nhau trong nghiên cứu này đã cho thấy rõ thực tế nêu trên.
Trong trường hợp sử dụng lao động gia đình, tổng chi phí nước tưới khi áp dụng biện pháp tưới gốc (2.321 nghìn VND/tấn) thấp hơn 26% so với khi áp dụng biện pháp tưới phun (2.936 nghìn VND/tấn). Hơn nữa, chi phí tưới gốc cũng dao động khá nhiều, từ chi phí tối thiểu là 712 nghìn VND/tấn cho tới hơn 11 triệu VND/tấn. Trong khi đó chi phí tưới phun chỉ dao động từ 1,7 triệu VND/tấn đến 4,2 triệu VND/tấn. Trong biện pháp tưới gốc tỷ lệ cao nhất là chi phí cố định, chiếm gần 70% tổng chi phí. Chi phí cố định được đầu tư khá cao trong biện pháp tưới phun. Điều này phần nào khiến nông dân không muốn áp dụng biện pháp tưới phun, mặc dù họ biết rằng biện pháp này là hiệu qủa hơn so với tưới gốc. Chi phí hoạt động của biện pháp tưới phun còn thấp hơn đôi chút so với tưới gốc (852 so với 928 nghìn đồng/tấn khi sử dụng lao động gia đình) bởi vì tưới phun sử dụng nhân công ít hơn so với tưới gốc.
Trong trường hợp không sử dụng lao động gia đình, chi phí khi áp dụng biện pháp tưới gốc cũng thấp hơn so với khi áp dụng biện pháp tưới phun (lần lượt là 2.152 và 2.821 nghìn VND t-1 ) với độ lệch tiêu chuẩn cũng khác nhau (1.414 và 738 nghìn VND t-1).
Qua phân tích ở trên có thể thấy chi phí tươi phun cao hơn so với chi phí tưới gốc. Tuy nhiên hiện nay biện pháp tưới gốc sử dụng nhiều nước hơn so với biện pháp tưới phun, do vậy trong tương lai nếu người nông dân phải trả tiền nước tưới và tiếp tục áp dụng biện pháp tưới như hiện nay thì chi phí tưới gốc sẽ rất cao. Đây cũng là một yếu tố cần xem xét.
Bảng 15: Chi phí tưới (000d/tấn quả)
Biến
Số hộ
TB
Sai số
Min
Max
Tưới gốc - có LĐ gia đình
68
2321
1469
712
11498
Tư...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status