Thiết kế phân xưởng khai thác mỡ cá từ phế liệu cá Tra - pdf 16

Download miễn phí Đồ án Thiết kế phân xưởng khai thác mỡ cá từ phế liệu cá Tra



Mục lục
 
Trang
Lời mở đầu . 3
Chương I: Tổng quan về nguyên liệu
1. Nguồn nguyên liệu khai thác mỡ cá . 3
2. Cá Tra . 6
2.1. Phân loại . 6
2.2. Đặc điểm sinh lý, sinh thái 7
2.3. Thành phần cấu tạo cá Tra . 8
2.4. Thành phần hóa học mỡ cá Tra . 9
3. Các chỉ tiêu của mỡ cá . 11
3.1. Chỉ tiêu cảm quan . 11
3.2. Chỉ tiêu hóa lý . 12
4. Kỹ thuật khai thác . 14
4.1. Phương pháp ép . 14
4.2. Phương pháp chiếc bằng dung môi . 22
4.3. Phương pháp thủy phân bằng enzim . 23
5. Các hướng ứng dụng của mỡ cá . 24
Chương II: Quy trình công nghệ khai thác mỡ cá
1. Sơ đồ QTCN . . 26
2. Thuyết minh QTCN . 27
Chương III: Tính cân bằng vật chất và năng lượng
1. Tính toán quá trình xay nhỏ . . 29
2. Tính toán quá trình chưng hấp . . 29
3. Tính toàn quá trình ép . . 31
4. Tính toán quá trình ly tâm tách cặn . 33
5. Tính toán quá trình ly tâm . . . 34
6. Tính lượng hơi sử dụng . 35
Chương IV: Lựa chọn thiết bị theo QTCN
1. Thiết bị xay nhỏ 36
2. Thiết bị chưng hấp . 37
3. Thiết bị ép . . 42
4. Thiết bị ly tâm cặn . . 43
5. Thiết bị ly tâm dầu . . 45
6. Tính chọn vít tải . 46
7. Tính chọn bơm . 48
8. Diện tích nhà xưởng . 49
Chương V: Tính điện nước cho phân xưởng
1. Tính nhu cầu điện . 51
2. Tính nhu cầu sử dụng nước 52
Tổng kết . 53
Tài liệu tham khảo . 54
 
 
 
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

độ tinh chế và mức độ hư hỏng của dầu mỡ.
Chất béo của cá tươi thường có màu vàng nhạt, trong quá trình chế biến nếu kỹ thuật không tốt hay tiếp xúc nhiều với ánh sáng, không khí hay nhiệt độ cao thì sẽ xảy ra các phản ứng hoá học làm dầu biến màu từ vàng sang đỏ, nâu hay đen tuỳ mức độ khác nhau.
3.1.3. Độ trong suốt:
Quá trình thuỷ phân, albumin, sáp hay những chất có nhiệt độ nóng chảy cao và tạp chất đều làm giảm độ trong suốt của dầu cá.
Quá trình tinh chế cũng ảnh hưởng đến độ trong suốt.
Dầu cá có phẩm chất tốt phải hoàn toàn trong suốt.
3.1.4. Chất kết tủa:
Chất kết tủa là chất kết lắng xuống sau khi để dầu 24 giờ ở nhiệt độ phòng.
Dầu có chất lượng tốt phải không có chất kết tủa.
Chất kết tủa cho biết trình độ kỹ thuật sản xuất, tính tinh khiết của vật liệu bao bì, mức độ tinh chế.
3.2. Chỉ tiêu hoá lý:
3.2.1. Tỷ trọng:
Ở trong phân tử glyceride mà phần trăm oxy ở trong phân tử acid càng cao thì tỷ trọng của dầu mỡ càng cao. Do đó tỷ trọng tăng khi hàm lượng acid béo không no thấp phân tử và oxyacid tăng. Vì vậy có mối tương quan giữa tỷ trọng và chỉ số IV, chỉ số SV và chỉ số chiết quang.
Nhân tố ảnh hưởng đến tỷ trọng: nhiệt độ và mức độ tinh chế.
Tỷ trọng cho biết mức độ tinh khiết và mức độ tươi mới của dầu mỡ. Dầu mỡ sau khi bị hỏng thì tỷ trọng tăng lên.
Tỷ trọng của dầu mỡ được đo bằng phù kế, cân thủy tĩnh và tỷ trọng kế (chính xác nhất).
3.2.2. Chỉ số chiết quang:
Chỉ số chiết quang là tỷ số giữa tốc độ ánh sáng trong không khí với tốc độ ánh sáng trong dầu mỡ.
Chỉ số chiết quang tăng khi trọng lượng phân tử và số nối đôi của acid béo.
Chỉ số chiết quang cho biết độ thuần khiết và độ tươi mới của dầu cá.
3.2.3. Nhiệt độ nóng chảy và đông đặc:
Trong dầu cá chứa nhiều acid béo chưa no nên có nhiệt độ nóng chảy thấp.
Dầu là một hỗn hợp nhiều triglyceride nên nhiệt độ nóng chảy và đông đặc chênh lệch nhau vài độ (đa số là nhiệt độ đông đặc thấp hơn).
Chỉ tiêu này cho biết độ thuần khiết và mức độ tươi của dầu cá.
3.2.4. Hàm ẩm:
Hàm lượng nước của dầu có thể cho biết mức độ gia công, bao bì, điều kiện bảo quản, phẩm chất của dầu.
3.2.5. Tạp chất:
Những chất không tan trong dung môi hữu cơ gọi là tạp chất.
Tạp chất cho biết phương pháp sản xuất, mức độ tinh chế và phẩm chất dầu.
3.2.6. Chỉ số acid:
Chỉ số acid cho biết mức độ thủy phân của dầu và được biểu thị bằng số mg KOH cần thiết để trung hoà các acid béo tự do trong 1g dầu.
Chỉ số acid cho biết mức độ tươi mới của dầu, điều kiện gia công và bảo quản, và phẩm chất của dầu.
3.2.7. Chỉ số xà phòng:
Chỉ số xà phòng là số mg KOH dùng để trung hoà hoàn toàn acid béo trong 1g dầu.
Chỉ số xà phòng liên quan đến phân tử lượng của acid béo trong dầu mỡ. Nếu dầu mỡ chứa càng nhiều acid béo phân tử lượng thấp thì chỉ số xà phòng càng cao và ngược lại.
3.2.8. Chỉ số ester:
Chỉ số ester là số mg KOH cần thiết để xà phòng hoá các ester có trong 1g dầu mỡ.
3.2.9. Chỉ số iot:
Chỉ số iot là số gam iot cần thiết để làm bão hoà các nối đôi của các acid béo có trong 100g dầu mỡ.
Chỉ số iot đánh giá mức độ chưa no của dầu mỡ.
3.2.10. Chỉ số peroxide: (bậc 1, sản phẩm oxi hoá là hydroperoxide)
Chỉ số peroxide là số gam iot được tách ra từ KI bằng peroxide chứa trong 100g dầu mỡ.
Chỉ số peroxide đánh giá mức độ oxi hoá dầu mỡ, chỉ số peroxide càng cao thì chất lượng dầu càng thấp.
3.2.11. Chỉ số TBA (acid thiobarbituric):
Đánh giá quá trình oxi hoá được quyết định trên sản phẩm oxi hoá thứ hai là malonadehyde được xác định bằng phương pháp TBA và giá trị cho biết số mg maloadehyde trên 1kg mẫu.
3.2.12. Kim loại vết:
Kim loại vết Fe, Cu: hai kim loại này là chất xúc tác cho quá trình oxy hóa xảy ra trong dầu béo.
Lưu huỳnh: được xem như là một độc tố. Tuy nhiên, độc tính của nó còn tùy thuộc vào dạng hợp chất mà nó hiện diện.
Phosphor: tồn tại trong dầu dưới dạng phosphatide là các chất nhũ hóa. Các hợp chất này thực chất có thể loại ra khỏi dầu nhờ công đoạn rửa và xử lý acid phosphoric.
4.Kỹ thuật khai thác:
4.1.Phương pháp ép:
Có hai phương pháp ép là ép khô và ép ướt. Đặc điểm của phương pháp ép khô là nguyên liệu sau khi được làm khô ở nhiệt độ cao rồi tiến hành ép, quá trình công nghệ và thiết bị khá đơn giản, hiệu suất qui trình cao, tuy nhieân do làm khô trong không khí nóng, lượng lipid còn nhiều, thời gian sấy dài nên dầu bị oxy hoá, chất lượng bột cá, dầu cá không tốt. Phương pháp ép khô chỉ thích hợp cho nguyên liệu ít mỡ. Đặc điểm của phương pháp ép ướt là nguyên liệu được nấu chín, sau đó ép lúc nguyên liệu còn ướt để lấy ra vừa lượng nước và dầu. Do đó, khi sấy nguyên liệu ít bị oxy hoá, chất lượng bột cá tốt, thích hợp cho nguyên liệu nhiều dầu, trong dịch ép có mang theo một số thành phần dinh dưỡng phải được cô đặc thu hồi để nâng cao hiệu suất qui trình
4.1.1.Phương pháp ép ướt:
Dịch lỏng
Dịch dầu cá
Nguyên liệu
Nấu
ép
Phân ly
Tinh chế
Cô đặc
Sấy khô
Nghiền sàng
Bột cá
Dầu cá
Đạm thu hồi
Bã ép
Dịch ép
Hình 1.1 : Qui trình cơng nghệ phương pháp ép ướt.
Nấu nguyên liệu:
Dưới tác dụng của nhiệt độ cao protein trong nguyên liệu bị bieán tính, tổ chức tế bào bị phá vỡ, dầu, nước, protein tách ra tạo điều kiện cho khâu ép. Ngoài ra các enzim và vi sinh vật bị tiêu diệt có tác dụng phòng thối cho sản phẩm. Khi nấu nếu nguyên liệu chưa chín thì quá trình ép tách dầu, nước khó khăn; nếu chín quá sẽ gây hao protein, hiệu suất giảm.
Chưng nấu thường dùng nước ngọt, nhưng cũng có thể dùng nước biển do nước biển có tác dụng thúc đẩy protein trong cá đông đặc và có tính phân cực (tỉ trọng 1.025) có lợi cho việc phân li dầu. Tuy nhiên nguyên liệu chưng nấu bằng nước bie#n làm bột cá có lượng muối tăng lên và trong quá trình bảo quản dễ hút ẩm.
Ép:
Mục đích của khâu ép là lấy được hết dầu từ nguyên liệu đã nấu chín. Khi nấu chín tế bào bị vỡ, dưới tác dụng của lực ép, nước và một số chất hoà tan được tách ra. Muốn ép hết dầu trong nguyên liệu phải có những điều kiện sau đây:
Trong các ống tiêm mao của vật liệu ép, áp lực của dầu phải lớn, nh#ng không thể tăng quá cao làm các ống tiêm mao bị hẹp lại làm giảm hiệu quả.
Đường kính của ống tiêm mao phải lớn để chất lỏng dễ dàng thoát ra. Ở giai đoạn đầu, nếu áp lực tăng quá nhanh, chất lỏng (dầu và nước) chảy ra mạnh mang theo chất tan có thể bịt kín các ống tiêm mao.
Độ dài của ống tiêm mao phải ngắn nhất, vì vậy độ dày của vật liệu ép có thể càng nhỏ càng tốt.
Diện tích bề mặt vật liệu ép càng lớn thì số lượng ống tiêm mao càng nhiều và hiệu suất ép càng cao.
Độ nhớt của chất lỏng phải nhỏ. Muốn vậy cần ép lúc vật liệu còn nóng hay sưởi nóng thiết bị ép bằng dây điện trở.v.v..
Sấy khô:
Trong phương pháp ép ướt, bã ép có độ ẩm từ 40 – 50% và cần được làm khô đến độ ẩm 10 – 12%. Những biến đổi của bột cá trong quá trình làm khô:
Lượng nước...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status