Tìm hiểu quy trình nhập khẩu linh kiện điện tử của công ty điện tử (Hanel) Hà Nội - pdf 16

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Lời mở đầu

Đất nước ta đang trên con đường đổi mới nền kinh tế, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, chịu sự điều tiết của các doanh nghiệp, các thàn phần kinh tế thị trường. Trước sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ một doanh nghiệp muốn tồn tại được thì doanh nghiệp đó phải không ngừng vận động, luôn tìm tòi để sản xuất ra những sản phẩm tốt nhất. Điều này nghĩa là doanh nghiệp phải có được những yếu tố đầu vào phù hợp, chất lượng cao. Vì vậy, đối với công ty điện tử Hanel để có được những sản phẩm điện tử có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm trong và ngoài nước thì việc nhập khẩu được linh kiện điện tử có chất lượng là vô cùng quan trọng.
Nhận thức được ý nghĩa của việc nhập khẩu linh liện điện tử đối với công ty Hanel với báo cáo thực tập tại công ty em lựa chọn đề tài : “ Tìm hiểu quy trình nhập khẩu linh kiện điện tử của công ty điện tử (Hanel) Hà Nội ” với mục đích nhận ra được sự khác nhau giữa công tác nhập khẩu trên thực tế có rất nhiều điểm khác với những gì được học trong nhà trường. Từ đó đề xuất một số ý kiến nhằm tăng hiệu quả và hoàn thiện hơn công tác này. Bài viết của em gồm 3 phần chính:
Chương 1: Lý luận chung
Chương2: Giới thiệu chung về công ty Hanel và hoạt động nhập khẩu linh kiện điện tử.
Chương 3: Từng bước quy trình nhập khẩu linh kiện và một số ý kiến đề xuất.
Do còn nhiều hạn chế về trình độ, kinh nghiệm thực tế, thời gian thực tập và một số điều kiện khách quan khác, nên báo cáo khó tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được nhiều đóng góp để hoạn thiện hơn kiến thức của mình.
Em xin chân thành Thank quý công ty điện tử Hanel và giảng viên Tiến sĩ Trần Sĩ Lâm đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành tốt đợt thực tập này.





Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA MỘT QUÁ TRÌNH NHẬP KHẨU

I. Ngoại thương và ý nghĩa của ngoại thương:
Ngoại thương là việc mua, bán hàng hoá qua biên giới của một quốc gia.
Các nhà kinh tế học còn dùng định nghiã ngoại thương như là một công nghệ khác để sản xuất hàng hoá và dịch vụ (thậm chí cả các yếu tố sản xuất). Như vậy Ngoại thương được hiểu như là một quá trình sản xuất gián tiếp.
Xuất khẩu là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho nước ngoài.
Nhập khẩu là việc mua hàng hoá và dịch vụ của nước ngoài.
Mục tiêu chính của ngoại thương là nhập khẩu chứ không phải là xuất khẩu. Xuất khẩu là để nhập khẩu, nhập khẩu là nguồn lợi chính từ ngoại thương.
Là một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội, ngoại thương có thể có các chức năng:
Thứ nhất, tạo vốn cho quá trình mở rộng vốn đầu tư trong nước.
Thứ hai, chuyển hoá giá trị sử dụng làm thay đổi cơ cấu vật chất của tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân được sản xuất trong nước và thích ứng chúng với nhu cầu tiêu dùng và tích luỹ.
Thứ ba, góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế bằng việc tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh.
Đối với các doanh nghiệp ngoại thương cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tăng hiệu quả sản xuất và tối đa hoá lợi nhuận.
• Bằng xuất nhập khẩu doanh nghiệp có thể sử dụng khả năng dư thừa: Các doanh nghiệp thường tính đến khả năng sản xuất trước mắt và lâu dài.Nhưng khả năng sản xuất vượt quá nhu cầu nội địa rất thường xuyên xảy ra. Vì vậy doanh nghiệp mở rộng tìm kiếm thị trường nước ngoài để tận dụng khả năng dư thừa và hiệu quả kinh tế theo quy mô.
• Một doanh nghiệp có thể giảm được 20%-30% chi phí mỗi lần sản lượng của nó tăng gấp 2. Nhờ giảm chi phí mà hàng hoá của doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh.
• Doanh nghiệp có thể thu được nhiều lợi ích hơn từ việc xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Sở dĩ lợi nhuận thu ở nước ngoài nhiều hơn vì môi trường cạnh tranh ở nước ngoài, giai đoạn chu kỳ sống của sản phẩm ở nước ngoài khác môi trường trong nước. Một lý do khác có thể làm cho lợi nhuận lớn hơn là do có sự khác nhau về chính sách của chính phủ trong nước và nước ngoài về thuế khoá hay sự điều chỉnh giá.
• Bằng cách mở rộng thị trường ra nước ngoài, nhà sản xuất có thể tối thiểu hoá các biến động về nhu cầu, có được cơ hội này do chu kỳ kinh doanh thay đổi từ nước này qua nước khác. Do mở rộng thị trường nhà sản xuất có thêm nhiều khách hàng và do đó họ có thể giảm nguy cơ bị mất bất kỳ một khách hàng riêng rẽ nào hay một số khách hàng.
• Các doanh nghiệp nhập khẩu cũng thu được nhiều lợi ích do họ tìm kiếm được nguồn cung cấp rẻ hay các bộ phận có chất lượng hơn để sử dụng cho quy trình sản xuất của họ. hay doanh nghiệp đang tìm kiếm mặt hàng mới từ nước ngoài để bổ sung cho mặt hàng đang có để tăng doanh số bán. Nhờ có nguồn cung cấp nguyên liệu rẻ và phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường xuất khẩu.
• Bằng cách mở rộng các nhà phân phối ở nước ngoài, doanh nghiệp sẽ tránh được tình trạng phải phụ thuộc vào bất kỳ nhà cung cấp này, do đó chủ động hơn trong việc lựa chọn giá đầu vào cho quy trình sản xuất.
II. Quy trình nhập khẩu về lý thuyết:
Ðể thực hiện một hợp đồng nhập khẩu, đơn vị kinh doanh phải tiến hành các khâu công việc sau đây:
1.Xin giấy phép nhập khẩu
Giấy phép nhập khẩu là một biện pháp quan trọng để Nhà nước quản lý nhập khẩu. Vì thế, sau khi ký kết hợp đồng nhập khẩu, doanh nghiệp phải xin giấy phép nhập khẩu chuyến để thực hiện hợp đồng đó.
Ở nước ta, có 9 trường hợp sau đây cần xin giấy phép nhập khẩu chuyến : Hàng nhập khẩu mà nhà nước nhà nước quản lý bằng hạn nghạch; hàng tiêu dùng nhập khẩu theo kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; hàng máy móc thiết bị nhập khẩu bằng nguồn vốn ngân sách ; hàng của doanh nghiệp được thành lạp theo Luận đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; Hàng phục vụ thăm dò khai thác dầu khí ; hàng dự hội chợ triển lãm ; hàng gia công; hàng tạm nhập tái xuất ; Hàng xuất, nhập khẩu thuộc diện cần điều hành để đảm bảo cân đối cung cầu trong nước.
Khi đối tượng hợp đồng thuộc phạm vi xin giấy phép doanh nghiệp phải xuất trình hồ sơ xin phép gồm: hợp đồng, phiếu hạn nghạch (nếu hàng thuộc diện quản lý bằng hạn nghạch), hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu nếu đó là trường hợp xuất nhập khẩu uỷ thác, giấy báo trúng thầu của Bộ tài chính ( nếu là hàng trả nợ nước ngoài)…
Việc cấp giấy phép nhập khẩu được phân công như sau:
+ Bộ thương mại (các phòng cấp giấy phép) cấp giấy phép xuát nhập khẩu hàng mậu dịch nếu hàng đó thuộc 1 trong 9 trường hợp nêu ở trên.
+ Tổng cục hai quan cấp giấy phép hàng phi mậu dịch.
2. Mở L/C (nếu hợp đồng quy định thanh toán bằng L/C)
Khi hợp đồng nhập khẩu quy định tiền hàng thanh toán bằng L/C, một trong các việc đầu tiên mà bên mua phải làm để thực hợp đồng đó là việc mở L/C .
Thời gian mở L/C, nếu hợp đồng không quy định gì, phụ thuộc vào thời gian giao hàng. Thông thường L/C được mở khoảng 20- 25 ngày trước khi đến thời gian giao hàng (nếu khách hàng ở Châu Âu).
Căn cứ mở L/C là các điều khoản của hợp đồng nhập khẩu. Khi mở L/C, Tổng công ty hay công ty xuất nhập khẩu dựa vào căn cứ này để điền vào một mẫu gọi là " Giấy xin mở tín dụng khoản nhập khẩu".
Giấy xin mở tín dụng khoản nhập khẩu kèm theo bản sao hợp đồng và giấy phép nhập khẩu được chuyển đến ngân hàng ngoại thương cùng với hai uỷ nhiệm chi: một uỷ nhiệm chi đã ký quỹ theo quy định về việc mở L/C và một uỷ nhiệm chi nữa để trả thủ tục phí cho ngân hàng về việc mở L/C.
Khi bộ chứng từ gốc từ nước ngoài về đến ngân hàng ngoại thương đơn vị kinh doanh nhập khẩu phải kiểm tra chứng từ và nếu chứng từ hợp lệ, trả tiền cho ngân hàng. Có như vậy, đơn vị kinh doanh nhập khẩu mới nhận được chứng từ để đi nhận hàng.
3.Thuê tàu hay lưu cước

8JfDyQQfm8sf0wI
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status