Thực trạng đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu của công ty Technoimport - pdf 16

Download miễn phí Chuyên đề Thực trạng đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu của công ty Technoimport



Công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật, tiền thân là Tổng Công ty Nhập khẩu thiết bị toàn bộ và trao đổi kỹ thuật, thành lập ngày 28/01/1959 theo quyết định số 28/Bộ Ngoại Thương/QT/TCCB. Đây là doanh nghiệp Nhà nước đầu tiên được thành lập để hoạt động trong lĩnh vực tham mưu kinh tế đối ngoại và nhập khẩu các công trình thiết bị kỹ thuật cho mọi ngành của đất nước.
Ngày 9/11/1989 Bộ Kinh tế Đối ngoại có quyết định số 739/KTĐN/TCCB đổi tên thành Tổng Công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật. Cùng với nhà nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, Công ty cũng bắt đầu hoạt động theo cơ chế mới từ năm 1989. Dù gặp nhiều khó khăn và còn bỡ ngỡ với cơ chế mới nhưng Công ty đã có những đổi mới và hoạt động ngày càng có hiệu quả. Các hoạt động của Công ty trở nên đa dạng hơn, phong phú hơn, phạm vi hoạt động được mở rộng trong cả nước và ở nhiều khu vực trên thế giới.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

doanh của Công ty vẫn luôn đạt được những kết quả đáng khích lệ. Để đạt được những kết quả đó, trước hết phải nói rằng đó là cả một sự nỗ lực phấn đấu của toàn Công ty cũng như của mỗi cán bộ nhân viên trong Công ty mà cụ thể là:
Công ty đã luôn bám sát theo dõi mọi diễn biến của thị trường, thực hiện các biện pháp thâm nhập và phát triển thị trường không ngừng duy trì và mở rộng thị trường truyền thống, thâm nhập vào các thị trường mới một cách có hiệu quả. Bên cạnh đó Công ty cũng chú trọng quan tâm tới công tác tiếp thị, khai thác các mặt hàng nhằm mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
Qua (Bảng1- phần phụ lục) ta thấy tổng doanh thu của Công ty qua các năm là rất lớn, lớn nhất là vào năm 2001 với doanh thu thực hiện là 452,367 tỷ đồng và năm 1998 thấp nhất là 356,71 tỷ đồng. So sánh tổng doanh thu năm 2001/2000 ta thấy doanh thu tăng với số tiền là 22,624 tỷ đồng tương ứng là 103,5% so với năm 2000. Doanh thu thuần của Công ty tăng dần qua các năm: Năm 1998 là 354,526 tỷ đồng, năm 1999 là 407,186 tỷ đồng, năm 2000 là 426,993 tỷ đồng và năm 2001 là 441,856 tỷ đồng.
Tổng kim nghạch XNK hàng hoá của Công ty trong một số năm được thể hiện qua (Bảng 2- phần phụ lục) cho thấy: Đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty trong khi tổng kim ngạch hàng năm trước đây luôn ở mức lớn hơn 120 triệu USD thì trong bốn năm gần đây chỉ đạt trên dưới 100 triệu USD. Đây vẫn có thể coi là một thành tích đáng kể của doanh nghiệp bởi doanh nghiệp không còn được độc quyền xuất nhập khẩu máy móc thiết bị toàn bộ như trước nữa.
Sự giảm sút trong kim nghạch xuất nhập khẩu cũng như một số chỉ tiêu kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây có thể được lý giải bởi một số lý do khách quan: việc Nhà nước sửa đổi cơ chế chính sách xuất nhập khẩu tạo ra sự thiếu đồng bộ khiến một số khâu như thủ tục Hải quan, nộp thuế, vận tải... phức tạp và phiền hà gây tốn kém và suy sụp của rất nhiều nền kinh tế trong đó có rất nhiều nước là bạn hàng và là thị trường của Công ty. Cuộc khủng hoảng này gây nên rất nhiều sự tiêu cực đối với hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Technoimport nói riêng. Tỷ giá USD có biến động, biên độ giao động lớn (10%) đã tạo nên cơn sốt ngoại tệ dẫn đến có nhiều dự án trước đây được ngân hàng bảo lãnh nhưng sau đó bị từ chối, do đó mặc dầu Technoimport đã ký kết được hợp đồng để xuất nhập khẩu hàng hoá uỷ thác cho hàng chục công trình trị giá lớn cũng bị mất không.
II. Thực trạng đàm phán ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng xuât nhập khẩu của công ty Technoimport
1. Đối với công tác đàm phán:
Trước hết Công ty xác định thời gian và địa điểm đàm phán. Tuỳ từng loại hợp đồng mà Công ty xác định việc đàm phán tại Việt nam hay ở nước ngoài, thông thường thì Công ty thoả thuận đàm phán tại Việt nam. Tiếp theo đó là công tác tiếp đón, bố trí nơi ăn nghỉ cho bên đối tác và quan trọng nhất là công tác chuẩn bị nhân sự cho đoàn đàm phán. Thường thì đoàn đàm phán của Công ty bao gồm: Trưởng đoàn, cán bộ phiên dịch và các thành viên khác.
Việc lựa chọn các thành viên cho đoàn đàm phán, trước hết Công ty căn cứ vào trình độ ngoại thương của họ đồng thời cũng căn cứ vào đặc điểm của hàng hoá và thị trường giao dịch. Nếu mặt hàng có liên quan đến máy móc thiết bị kỹ thuật thì nhất thiết trong đoàn đàm phán phải có ít nhất một cán bộ kỹ thuật, sau đó mỗi thành viên sẽ được giao những nhiệm vụ nhất định như điều tra về thị trường, văn hoá, tôn giáo của phía bên kia. Các thông tin này Công ty thường thu thập chủ yếu từ báo chí, từ phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam, hay từ các văn phòng thay mặt của Công ty ở nước ngoài nếu Công ty có văn phòng thay mặt tại nước của bên đối tác tham gia đàm phán.
Bước tiếp theo Công ty tiến hành dự trù kinh phí cho việc đàm phán. Để dự trù nguồn kinh phí này, Công ty thường dựa trên các chỉ tiêu như: Tính chất của cuộc đàm phán, số lượng các công việc phải đàm phán, khối lượng các thương vụ, đối tượng khách hàng.
Bước cuối cùng Công ty tiến hành đặt ra các mục tiêu cho cuộc đàm phán như: Thu hồi lợi nhuận tốt nhất có thể được, tạo lập các mối quan hệ làm ăn mới. Công ty thường tiến hành các bước giao dịch chủ yếu sau:
* Trong trường hợp Công ty là nhà xuất khẩu: Với tư cách là nhà xuất khẩu, khi giao dịch với các đối tác Công ty thường tiến hành các bước công việc sau:
Chào hàng:
Trong bước này Công ty tiến hành soạn thảo một bản chào hàng (bằng tiếng Anh) và gửi đến cho bên đối tác, bản chào hàng của Công ty thường gồm những nội dung sau: Tên địa chỉ giao dịch của Công ty, tên hàng, quy cách phẩm chất, số lượng, điều kiện cơ sở giao hàng, điều kiện thanh toán, bao bì và kỹ mã hiệu, thể thức giao hàng. Theo kinh nghiệm của Công ty thì:
Thứ nhất: Khi chào hàng thì bản chào hàng cần được làm bằng giấy tốt, trình bày lịch sự in một mặt và bên cạnh mặt hàng chào bán thì có thể gửi kèm theo catalogue của các mặt hàng khác mà Công ty kinh doanh. Vì thế, nếu Công ty không nhận được đơn đặt hàng từ việc gửi kèm catalogue của mặt hàng đó thì rất có thể việc đó sẽ được thực hiện trong một thương vụ khác khi lần sau họ cần đến sản phẩm của Công ty thì họ sẽ tiến hành đặt hàng.
Thứ hai: Công ty cần tiến hành lựa chọn thời điểm chào hàng cho phù hợp. Thông thường là khi Công ty đoán thấy nguồn hàng và giá cả đang lên.
Thứ ba: Theo Công ty chúng ta không nên chào hàng với một khách hàng duy nhất (như đối với sản phẩm cao su và đối với các sản phẩm nông sản khác Công ty thường gửi đơn chào hàng đến khách hàng Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore). Làm như vậy Công ty sẽ lựa chọn được đơn đặt hàng tốt nhất vì luôn có sự chênh lệch về giá giữa các nước nhất là đối với các sản phẩm nông sản.
Thứ tư: Theo Công ty, cũng không nên gửi quá nhiều thư chào hàng tức gửi tràn lan không có chọn lọc, vừa tốn kém chi phí vừa không có hiệu quả mà phải biết được mỗi mặt hàng có một khách hàng riêng. Công ty thường gửi đơn chào bán than cho bạn hàng Nhật Bản, Hàn Quốc, bia chai cho Mỹ, Canađa, Pháp, đồ mây tre đan cho Đức, làm như vậy một mặt Công ty đã thể hiện được sự hiểu biết của mình về thị hiếu của đối tác, mặt khác tạo thuận lợi cho Công ty trong công tác tổ chức nguồn hàng, vận chuyển hàng hoá và bảo quản hàng hoá. Trong trường hợp Công ty và bên đối tác đã có quan hệ giao dịch từ trước thì bản chào hàng chỉ có nội dung cần thiết như: Tên hàng, số lượng, phẩm chất, giá, thời hạn giao hàng. Còn những điều khoản khác sẽ được áp dụng như những hợp đồng đã được ký kết trước đó hay theo những quy ước chung giữa Công ty với phía đối tác.
Hoàn giá:
Trong bước này Công ty và phía đối tác tiến hành thoả thuận các điều khoản liên quan đến hợp đồng. Các mặt hàng xuất khẩu của Công ty là cao su, hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ và các mặt hàng n
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status