Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty giấy Lửa Việt - pdf 16

Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty giấy Lửa Việt



MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY GIẤY LỬA VIỆT VÀ VẤN ĐỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY GIẤY LỬA VIỆT
1.1. Tổng quan về Công ty Giấy Lửa Việt
1.1.1. Thông tin chung về Công ty giấy Lửa Việt 3
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty giấy Lửa Việt 3
1.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Công ty 5
1.1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của Ban giám đốc 6
1.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban và phân xưởng 6
1.1.4. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của Công ty 8
1.1.4.1. Cơ sở vật chất và trang thiết bị 8
1.1.4.2. Quy trình công nghệ 9
1.1.4.3. Nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất 10
1.1.4.4. Đặc điểm sản phẩm 11
1.1.4.5. Thị trường tiêu thụ sản phẩm 11
1.1.5. Đánh giá tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty 12
1.2. Mục đích và yêu cầu đối với công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty Giấy Lửa Việt 16
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty Giấy Lửa Việt 17
1.3.1. Đặc điểm của sản phẩm giấy 17
1.3.2. Vai trò của sản phẩm giấy trong nền kinh tế 18
1.3.3. Thói quen tiêu dùng giấy của con người 18
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY GIẤY LỬA VIỆT 19
2.1. Thực trạng tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty Giấy Lửa Việt 19
2.1.1. Đặc điểm sản phẩm của Công ty Giấy Lửa Việt 19
2.1.2. Đặc điểm kênh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Giấy Lửa Việt 22
2.1.3. Thực trạng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Giấy Lửa Việt 27
2.1.4. Hình thức thanh toán, cơ chế bán hàng và chế độ giá cả 32
2.2. Những tồn tại và nguyên nhân trong công tác tiêu thụ sản phẩm 35
2.2.1. Công tác nghiên cứu thị trường của Công ty chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và nhận định chủ quan của các cán bộ thị trường 35
2.2.2.Chính sách giá cả sản phẩm còn cứng nhắc 37
2.2.3. Chất lượng sản phẩm của Công ty còn thấp 38
2.2.4. cách tiêu thụ sản phẩm còn gây nhiều khó khăn cho khách hàng 39
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔN TY GIẤY LỬA VIỆT 40
3.1. Tæ chøc tèt c«ng t¸c nghiªn cøu thÞ tr­êng 40
3.2. Đưa ra chính sách giá cả linh hoạt 42
3.3. Từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty 42
3.4. Một số định hướng đa dạng hoá sản phẩm 47
3.5. Mở rộng quy mô sản xuất 49
3.6. Hoàn thiện cách tiêu thụ sản phẩm 52
3.7. Một số kiến nghị về quản lý vĩ mô của Nhà nước 55
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

u sản phẩm giới thiệu tới các đại lý tiêu thụ. Nếu các đại lý này đồng ý phân phối sản phẩm của Công ty thì các nhân viên tiếp thị sẽ báo cáo cho Trưởng phòng Kế hoạch thị trường để trình Giám đốc thực hiện ký kết hợp đồng. Chính những nhân viên này sẽ là người trực tiếp theo dõi thường xuyên việc cung ứng sản phẩm, thanh toán và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hoạt động tiêu thụ của mình. Hàng tháng, hàng quý, các nhân viên này cùng kế toán của Công ty làm đối chiếu công nợ, hàng tồn kho và kiểm tra tình hình thực hiện các điều khoản đã ghi trong hợp đồng mua bán.
Hình 2.2: Sơ đồ kênh tiêu thụ sản phẩm Giấy vệ sinh
Cửa hàng giới thiệu sản phẩm
Người tiêu dùng
Người tiêu dùng
Đại lý bán buôn
Người tiêu dùng
Đại lý bán buôn
Công ty Giấy Lửa Việt
Người bán lẻ
Người bán lẻ
Người bán lẻ
Điểm tiếp thị
Tổng đại lý
Sơ đồ trên là một ví dụ về kênh tiêu thụ của riêng sản phẩm Giấy vệ sinh. Công ty áp dụng hình thức tiêu thụ tổng hợp thông qua các cửa hàng đại lý, các trạm giao dịch tại Việt Trì và Hà Nội cũng như các đại lý tiêu thụ ở hầu hết các tỉnh phía bắc.
2.1.2.2. Các cấp kênh phân phối của Công ty
Kênh phân phối là một nhân tố quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm. Công ty Giấy Lửa Việt xác định các nhiệm vụ sau đối với kênh phân phối của Công ty:
- Khắc phục được khoảng cách về thời gian, địa điểm không gian và quyền sở hữu của khách hàng đối với sản phẩm hàng hoá và các dịch vụ.
- Thực hiện nghiên cứu, thu thập thông tin cần thiết để lập kế hoạch và tạo mọi thuận lợi cho việc trao đổi hàng hoá, kích thích tiêu thụ, soạn thảo và truyền bá những thông tin cần thiết về mặt hàng, làm tăng cường sự hiểu biết của người tiêu dùng về sản phẩm của Công ty. Kênh phân phối có nhiệm vụ thiết lập các mối quan hệ với khách hàng tiềm năng, hoàn thiện hàng hoá sao cho đáp ứng được tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
- Tiến hành thoả thuận với khách hàng về giá cả, chất lượng sản phẩm cũng như các điều kiện khác trong quá trình tiêu thụ và hậu tiêu thụ.
- Tổ chức lưu thông hàng hoá, vận chuyển và bảo quản, lưu trữ hàng hoá của Công ty.
- Bảo đảm kinh phí, sử dụng nguồn vốn để đảm bảo bù đắp được chi phí hoạt động. Bên cạnh đó các kênh phân phối cũng phải chấp nhận rủi ro trong kinh doanh nếu có.
- Thực hiện một phần hay toàn bộ quá trình chuyển giao sản phẩm của Công ty đến tay người tiêu dùng, tham gia triển khai các hoạt động Marketing của Công ty.
Hiện nay hệ thống kênh phân phối của Công ty được chia thành 2 cấp sau:
Hình 2.3: Sơ đồ kênh phân phối của Công ty Giấy Lửa Việt
Công ty Giấy Lửa Việt
Các cửa hàng
Người tiêu dùng
Người tiêu dùng
Các cửa hàng
Đại lý cấp 2
Đại lý cấp 1
* Kênh phân phối cấp 1: Đây là các đại lý cấp 1, có thể là các doanh nghiệp hay cá nhân được Công ty lựa chọn, ký kết hợp đồng và có nhiệm vụ cung ứng khối lượng sản phẩm nhất định đến các đại lý cấp dưới trong khu vực do Công ty quyết định.
Đại lý cấp 1 có nhiệm vụ dự trữ lượng sản phẩm theo hợp đồng với Công ty, có mỗi liên hệ trực tiếp và chặt chẽ với Công ty.
Đại lý cấp 1 tham gia thực hiện chính sách giá cả, triển khai các hoạt động kích thích tiêu thụ.
Công ty lựa chọn một doanh nghiệp hay cá nhân làm đại lý cấp 1 dựa trên những tiêu chuẩn sau:
- Yêu cầu về cơ sở vật chất: Đại lý phải có cửa hàng trưng bày sản phẩm ở địa bàn thuận lợi cho giao dịch và có đủ điều kiện phân phối trên địa bàn đó.
- Yêu cầu về nhân lực: Đại lý phải đảm bảo có đủ số người làm việc và có trình độ theo đúng yêu cầu của Công ty.
- Yêu cầu về vốn: Đại lý phải có một số vốn nhất định để thanh toán với Công ty trong trường hợp cần thiết. Tuỳ từng đặc điểm của đại lý mà Công ty yêu cầu những mức vốn khác nhau. Thông thường Công ty hạn chế ở mức 150 triệu đồng.
Việc thành lập những đại lý cấp 1 được Công ty tính toán rất kỹ, tính đến chủ yếu là tình hình tiêu thụ trên địa bàn, xu hướng phát triển trên địa bàn và chính sách phát triển thị trường của đối tác được chọn làm đại lý cấp 1.
Số lượng đại lý hiện nay Công ty khống chế không quá 3 đại lý ở một khu vực (tỉnh, thành phố). Điều này giúp giảm khả năng quá tải trong quản lý các đại lý của Công ty và tránh hiện tượng cạnh tranh quá gay gắt giữa các đại lý của Công ty.
* Kênh phân phối cấp 2: Đây là những đại lý phân phối sản phẩm trực tiếp từ các đại lý cấp 1 đến tay người tiêu dùng, hay là những cửa hàng phân phối sản phẩm có liên hệ trực tiếp với Công ty và tiêu thụ trực tiếp cho người tiêu dùng.
Do đây là những đại lý, cửa hàng trực tiếp bán sản phẩm cho người tiêu dụng nên quy mô tiêu thụ không quá lớn, Công ty cũng không đòi hỏi một lượng vốn quá nhiều, hay một địa điểm kinh doanh quá thuận lợi.
2.1.3. Thực trạng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Giấy Lửa Việt
2.1.3.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khu vực
a. Đối với sản phẩm giấy bao bì
Bảng 2.3: Cơ cấu tiêu thụ sản phẩm giấy bao bì theo khu vực
(ĐVT: Tấn)
Năm
Tổng khối lượng tiêu thụ
%
Địa bàn tiêu thụ
Hà Nội
%
Hải Phòng
%
Đà Nẵng
%
Một số tỉnh miền Bắc
%
2003
4.203
100
2.203
52,4
680
16,2
300
7,1
1.020
24,3
2004
4.952
100
2.300
46,4
700
14,1
452
9,1
1500
30,4
2005
4.980
100
2.320
46,6
730
14,6
420
8,4
1.510
30,4
(Nguồn: Phòng Kế hoạch Thị trường)
Với đặc thù sản phẩm của Công ty gồm 2 loại chính là giấy bao bì các-tông để phục vụ cho ngành công nghiệp bao bì và giấy vệ sinh để phục vụ người tiêu dùng. Với xu thế hiện nay thì tất cả các loại sản phẩm trước khi đưa ra thị trường đều phải có bao bì trong đó bao bì giấy cũng chiếm tỷ lệ rất cao. Chính vì vậy ngành bao bì cũng phát triển và tập trung ở các thành phố, các khu công nghiệp. Với sản phẩm giấy Kraft Công ty áp dụng hình thức bán trực tiếp đến các xưởng sản xuất bao bì ở các địa bàn khác nhau như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và một số tỉnh ở miền Bắc.
Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy, sản phẩm chủ yếu được tiêu thụ nhiều ở thị trường Hà Nội (chiếm ≈ 50% tổng sản lượng tiêu thụ). Hà Nội là một thị trường lớn, khả năng tiêu thụ nhiều mà so với các thị trường tiêu thụ thì đây là thị trường gần Công ty hơn cả. Hiện nay thị trường Hà Nội vẫn còn nhiều tiềm năng mà Công ty chưa khai thác hết.
Tại một số tỉnh miền Bắc, sản phẩm của Công ty chiếm khoảng 30% tổng sản lượng, đặc biệt tập trung ở những khu công nghiệp và khu đông dân cư.
Hải Phòng là thị trường tuy xa Công ty song hàng năm sản lượng tiêu thụ tương đối ổn định. Công ty tập trung vào các khách hàng sẵn có và phát triển khách hàng tiềm năng để khi sản lượng của Công ty tăng lên sẽ có thị trường ngay.
Đối với thị trường Đà Nắng, đây cũng là một thành phố lớn ở khu vực miền Trung song sản lượng tiêu thụ ở khu vực này chưa cao, hàng năm chỉ chiếm 7 – 8% tổng sản lượng, bởi đây là thị trường ở xa Công ty, do đó tốn kém nhiều chi phí vận ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status