So sánh những ưu và nhược điểm của sách giáo khoa vật lý lớp 10 theo chương trình mới và chương trình cũ (bội ban khoa học tự nhiên) - pdf 16

Download miễn phí Khóa luận So sánh những ưu và nhược điểm của sách giáo khoa vật lý lớp 10 theo chương trình mới và chương trình cũ (bội ban khoa học tự nhiên)



MỤC LỤC
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀCHUNG . . 1
I.LÍ DO CHỌN ĐỀTÀI . . . 1
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU . . . 1
III.PHẠM VI NGHIÊN CỨU . 1
IV.NHIỆM VỤCỦA ĐỀTÀI . . . 2
V.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . . . . 2
VI.THỜI GIAN THỰC HIỆN . 2
PHẦN II: CƠSỞLÍ LUẬN 3
VII.Chủtrương chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục ởTHPT . 3
VIII. Thực trạng dạy học của giáo viên và học sinh trong giai đoạn hiện nay 3
IX. Tầm quan trọng của sách giáo khoa mới . 4
X. Tầm quan trọng của sách giáo khoa môn Vật lý . 4
PHẦN III: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU . 6
A. PHẦN CƠHỌC . 6
I.Hình thức 6
II.Nội dung: . 6
1.Chương I:ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM: . 6
1.1.Cấu trúc: . 6
1.2. Nội dung: . 6
1.3. Nhận xét: . 10
2.Chương II:ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM. CÁC LỰC CƠHỌC 10
2.1.Cấu trúc: . 10
2.2.Nội dung: 10
2.3.Nhận xét: 18
3.Chương III:CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN . 18
3.1.Cấu trúc . 18
3.2.Nội dung . 18
3.3.Nhận xét . 23
4.Chương IV:CƠHỌC CHẤT LỎNG 24
4.1.Cấu trúc . 24
4.2.Nội dung . 24
4.3.Nhận xét . 24
B. PHẦN NHIỆT HỌC . 24
I.Hình thức . 24
II.Nội dung . 25
5.Chương V:CHẤT KHÍ . 25
5.1.Cấu trúc . 25
5.2.Nội dung . 25
6.Chương VI:CÁC TRẠNG THÁI CƠBẢN CỦA CHẤT . 30
6.1.Cấu trúc 30
6.2.Nội dung . 30
6.3.Nhận xét 36
7.Chương VII:CƠSỞCỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC . 37
7.1.Cấu trúc 37
7.2.Nội dung . 37
7.3.Nhận xét . 43
PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 43
A. Kết luận: 43
I.Ưu điểm của sách mới . 43
II.Nhược điểm của sách mới 44
B. Kiến nghị . 44



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ba định luật. Sách mới nêu ngắn gọn còn sách cũ thì nêu
rất chi tiết phù hợp với học sinh trung bình. Nhưng bài tập thí dụ nhiều hơn giúp
học sinh làm quen với cách làm bài tập bằng phương pháp động lực học.
2.2.4 Lực quán tính:
a. Hệ qui chiếu có gia tốc - Lực quán tính:
- Sách mới đưa vào một số thí dụ minh họa để đưa học sinh vào tình
huống có vấn đề là những hiện tượng trên, các định luật Niuton có còn nghiệm
đúng không? đến đây học sinh có thể tự nhận xét và nêu lên khái niệm về hệ qui
chiếu phi quán tính dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Trang 16
SVTH:NGUYỄN THỊ KIM THOA SVTH: LÝ THỊ THANH DUNG
- Những lực xuất hiện do hệ qui chiếu không quán tính gọi là lực quán
tính. Trong khái niệm lực quán tính đã thể hiện tính chất đặc trưng của lực quán
tính là:
+ Lực quán tính tỷ lệ với khối lượng của vật mà chúng tác dụng.
Chính vì đặc tính này mà lực quán tính giống lực hấp dẫn. Qua đây, khi xét chuyển
động trong hệ quy chiếu phi quán tính, ngoài các lực thường ta phải kể thêm lực
quán tính tác dụng lên vật.
+ Lực quán tính là những lực thật sự, tác dụng thật sự trong hệ quy
chiếu phi quán tính. Chúng truyền gia tốc cho vật mà chúng tác dụng, sinh công và
được đo bằng lực kế. Chúng tác dụng hằng ngày trong đời sống, lúc ta đi tàu
xe,…Chúng chỉ khác các lực thường là chúng không có phản lực, nghĩa là ta
không chỉ ra được cụ thể và trực tiếp chúng từ vật thứ hai nào tác dụng đến. Đặc
điểm khác biệt này cũng đã được sách mới trình bày đầy đủ.
Ö Đây là bài tương đối khó và phức tạp, học sinh cần tìm hiểu bài trước
khi lên lớp vì hệ quy chiếu lúc này là hệ quy chiếu có gia tốc. Sách mới trình bày
khá rõ ràng và kèm theo những ví dụ để làm rõ hơn trong cách giải những bài toán
trong hệ quy chiếu không quán tính. Trong quá trình giải cần có sự giúp đỡ nhiều
của giáo viên.
b. Lực hướng tâm và lực quán tính li tâm:
Sách cũ Sách mới
Nhắc lại gia tốc hướng tâm rồi
suy ra lực gây ra gia tốc hướng tâm,
gọi là lực hướng tâm. Nêu ví dụ để
chứng tỏ khi một vật chuyển động
tròn đều, một lực hay hợp lực của
tất cả các lực tác dụng lên vật là lực
hướng tâm.
Khái niệm: “Trọng lượng của
một vật là lực được đo bằng bởi lực
kế “.
Dựa vào ví dụ mà giải thích
hướng tâm tăng hay giảm và mất
trọng lượng.
Nhận xét về thí nghiệm để dẫn
tới khái niệm lực hướng tâm. Xét thí
dụ về một vật đặt trên một bàn quay
để thấy sự xuất hiện của lực quán tính
li tâm từ đó xác định hướng và độ lớn
của lực quán tính li tâm.
Khái niệm: “Trọng lượng của
một vật trong hệ qui chiếu mà vật
đứng yên là hợp lực của các lực hấp
dẫn và quán tính“.
Hiện tượng tăng, giảm và mất
trọng lượng được trình bày trên cơ sở
lý thuyết và các lực.
• Nhận xét:
ƒ Sách mới trình bày lực quán tính li tâm rõ ràng, giúp cho học sinh xác
định được lúc nào thì có lực quán tính li tâm trong chuyển động tròn
đều.
ƒ Khái niệm trọng lượng được sách mới trình bày rõ ràng hơn sách cũ.
Trang 17
SVTH:NGUYỄN THỊ KIM THOA SVTH: LÝ THỊ THANH DUNG
2.3 Nhận xét :
” Ưu diểm của sách mới là:
- Những bài tập ứng dụng định luật II Niuton nhiều hơn.
- Thể hiện được ý nghĩa độc lập của định luật I Niuton.
- Có nhiều kiến thức mới được bổ sung:
+ Thí nghiệm kiểm chứng định luật II Niuton.
+ Hệ qui chiếu có gia tốc. Lực quán tính.
- Có sự liên thông nội dung chương trình của bậc THCS và bậc THPT là
khái niệm lực, khối lượng.
- Phân tích hay tổng hợp lực trên hình vẽ to và rõ ràng.
- Các khái niệm về lực và độ lớn đã khá hoàn chỉnh sau khi học qua ba
định luật Niutơn.
” Hạn chế của sách mới là:
- Có một số nội dung mà sách mới đã không làm rõ:
+ Đặc trưng của trọng lực.
+ Cân bằng lực.
+ Chưa nêu thí nghiệm để chứng tỏ lực ma sát trượt không phụ thuộc
vào diện tích mặt tiếp xúc.
+ Cả hai sách trình bày định luật II Niuton dưới dạng nguyên lí không
phải dạng định luật.
3. Chương III: CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
(Phần IV: Các định luật bảo toàn - SGKcũ)
3.1. Cấu trúc:
- So với SGK cũ sự sắp xếp thứ tự và nội dung của chương III có một số
thay đổi. Trong SGK mới các định luật bảo toàn được tập trung vào một chương
như tên gọi, trong đó bao gồm định luật bảo toàn động lượng, định luật bảo toàn
năng lượng. Còn sách cũ phân thành hai chương nhỏ.
- Nội dung cụ thể có một số điểm khác: Bài thế năng được trình bày riêng
sau bài động năng và thêm bài mới là thế năng đàn hồi. Sau khi học định luật bảo
toàn cơ năng và bảo toàn năng lượng, học sinh được học một bài riêng về va
chạm như là một vận dụng của cả hai định luật bảo toàn động lượng và định luật
bảo toàn cơ năng. Cuối cùng là một bài có nội dung hoàn toàn mới không có trong
sách giáo khoa cũ, bài các định luật Kêple và chuyển động của vệ tinh. Mặc dù
sách cũ không có bài các định luật Kêple và chuyển động của vệ tinh nhưng đã
trình bày thêm vào bài định luật Becnuli là ứng dụng của định luật bảo toàn năng
Trang 18
SVTH:NGUYỄN THỊ KIM THOA SVTH: LÝ THỊ THANH DUNG
lượng. Định luật Becnuli sách mới cũng có đề cập đến nhưng lại được trình bày
trong chương IV cơ học chất lỏng.
3.2Nội dung:
3.2.1 Các khái niệm:
a. Động lượng:
Sách cũ Sách mới
Xuất phát từ tư tưởng của các
nhà bác học muốn tìm xem có cái gì
không đổi trong thiên nhiên liên tục
biến đổi này. Sau đó khảo sát va
chạm giữa hai vật, quan sát để tìm
đại lượng được bảo toàn trong hệ
kín.
Xây dựng định luật bảo toàn từ
thực nghiệm.
Xuất phát từ sự tương tác giữa
hai vật trong hệ kín. Sau đó dựa vào
định luật II Niutơn để tìm ra biểu thức
p= vmr . Từ biểu thức này phát biểu
định luật bảo toàn động lượng. Cuối
cùng là thí nghiệm kiểm chứng.
Xây dựng định luật bảo toàn từ
định luật II Niutơn.
• Nhận xét:
ƒ Sách cũ xây dựng định luật bảo toàn từ thực nghiệm nhấn mạnh được
tính độc lập của nó đối với các định luật Niutơn.
ƒ Hạn chế trong cách thiết lập định luật bảo toàn ở sách mới là khi vật
chuyển động với vận tốc lớn vào bậc vận tốc truyền ánh sáng ( cv ≈ )
thì khối lượng của nó không còn là hằng số nữa, nghĩa là định luật
bào toàn động lượng không còn nghiệm đúng nữa.
b. Công:
Sách cũ Sách mới
Trình bày định bảo toàn công
và năng lượng.
Định nghĩa công: “Công của
lực F trên đoạn đường S là đại
lượng A đo bằng tích số:
A=F.S.cosα
Công là đại lượng vô hướng
(biểu diễn bằng một số dương hay
âm)”.
Như vậy: Công được định
nghĩa trực tiếp bằng biểu thức
A=F.S.cosα sau đó mới trở lại
trường hợp riêng A=F.S.
Công của trọng lực được tính
theo độ cao như cho vật rơi tự do và
trượt trên mặt phẳng nghiêng.
Nhắc lại một cách ngắn gọn
định luật bảo toàn công và năng
lượng.
Định nghĩa công: “Công A do
lực thực hiện là một đại lượng bằng
tích của độ l...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status