Đổi mới quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của ngành Hải quan hiện nay - pdf 16

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn hiện nay ở nước ta thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã và đang là một nguồn thu quan trọng, tập trung của ngân sách nhà nước, là phương tiện vật chất để nhà nước hoạt động và thực hiện chức năng quản lý của mình. Trong những năm qua chính sách và cơ chế quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã có những thay đổi lớn và đạt được những kết quả quan trọng cả về yêu cầu thu ngân sách và quản lý điều tiết vĩ mô trong quan hệ kinh tế đối ngoại, góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội, tạo ra những tiền đề cần thiết để chuyển nền kinh tế sang một thời kỳ phát triển mới, thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá và hội nhập. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở nước ta nói chung, quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong ngành Hải quan nói riêng bộc lộ nhiều bất cập như: hệ thống chính sách và cơ chế quản lý chưa đồng bộ và chưa theo kịp với sự phát triển của hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa ngày càng gia tăng; nạn buôn lậu và gian lận thương mại để trốn thuế còn tồn tại phổ biến, tình trạng chiếm dụng tiền thuế gây nợ đọng thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu lớn và kéo dài chưa được xử lý triệt để; hoạt động kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chính sách thuế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chưa được chú trọng đúng mức gây thất thu lớn cho ngân sách nhà nước. Nhận thức được tầm quan trọng của quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trước đòi hỏi bức xúc của thực tế, đồng thời là người trực tiếp tham gia xây dựng chính sách và quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong ngành Hải quan, tác giả lựa chọn đề tài "Đổi mới quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của ngành Hải quan hiện nay" làm luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý, chuyên ngành Quản lý kinh tế.

2.Tình hình nghiên cứu
Từ khi thực hiện cải cách thuế đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về tổ chức quản lý thuế. Các công trình nghiên cứu tập trung vào hai nhóm sau:
- Nhóm quản lý thu thuế đối với một hay một vài sắc thuế trên địa bàn tỉnh, thành phố như: Đề tài "Những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá", Luận văn Thạc sỹ Kinh tế của Mai Đình Tú; đề tài "Công tác quản lý thu thuế ngoài quốc doanh trên địa bàn Thành phố Hà nội", Luận văn Thạc sỹ của Vũ Thị Toản; đề tài:" Các giải pháp tăng cường quản lý thuế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong tiến trình gia nhập AFTA của Việt Nam", Luận án Tiến sĩ Kinh tế của Nguyễn Danh Hưng .
- Nhóm chống thất thu thuế như: đề tài "Một số vấn đề sử dụng công cụ thuế và chống thất thu thuế ở các địa bàn tỉnh biên giới phía Bắc, Luận văn Thạc sỹ của Đặng Hồng Trung; đề tài "Thất thu thuế và giải pháp chống thất thu thuế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ", Luận văn Thạc sỹ Kinh tế của Nguyễn Duy Long; đề tài "Chống thất thu thuế trên địa bàn quận Đống Đa", Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Viết Tuấn; đề tài "Chống gian lận thuế giá trị gia tăng trên địa bàn Thành phố Hà nội" Luận văn Thạc sỹ của Viên Viết Hùng.
Ngoài ra, về nghiên cứu quản lý thu thuế nói chung có đề tài "Nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế ở Việt Nam trong quá trình đổi mới", luận văn thạc sỹ kinh tế của Hoàng Đình Cơ.
Các đề tài trên có đề cập ở mức độ nhất định về quản lý thuế, chống thất thu thuế nói chung và thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nói riêng. Tuy nhiên, nghiên cứu độc lập về đổi mới quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của ngành Hải quan cũng chưa có công trình khoa học nào dưới dạng luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ về đề tài này được công bố.
Để thực hiện đề tài tác giả có kế thừa một số ý tưởng khoa học của các công trình đã công bố có liên quan nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, để đề xuất các giải pháp quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong ngành Hải quan hiện nay.
* Nhiệm vụ:
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong ngành Hải quan được đặt trong tổng thể quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nói chung.
- Đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế và thông lệ quốc tế trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.



0zPNLw0rKwFG6c8
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status