Tiểu luận Phân tích về kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Phân tích về kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam



Nhật Bản với số dân 127 triệu người, có mức sống khá cao, là khách hàng lớn truyền
thống của Việt Nam nhưng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường này đang
bị sụt giảm, cụ thể, đạt 28,7 triệu USD trong tháng 6/2011, giảm 7,3% so tháng 6/2010.
Nguyên nhân do Trung Quốc có ưu thế về nguồn nguyên liệu gỗ phong phú, nhân
công tương đối rẻ nên đã trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất vào thị trường Nhật,
tiếp đó là Đài Loan, Inđônêxia. Trong khi đó, nhiều công ty sản xuất đồ gỗ trong nước
chưa trang bị được công nghệ, thiết bị xử lý nguyên liệu gỗ không bị cong, biến dạng, nứt
đáp ứng yêu cầu khắt khe về điều kiện thời tiết rất khô ở Nhật.
Nhật Bản được đánh giá là thị trường mở quy mô lớn. Các mặt hàng ghế gỗ, đồ dùng
văn phòng, đồ dùng nhà bếp bằng gỗ đang là những lựa chọn ưu tiên của người Nhật
Bản. Vì vậy, Nhật Bản cũng là thị trường đầy tiềm năng của các doanh nghiệp Việt Nam,
nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và đồ gỗ gia dụng.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng của thị trường Nhật Bản chủ yếu là xuất khẩu mặt hàng
dăm gỗ vào thị trường này tăng mạnh. Trong năm 2008, tổng kim ngạch xuất khẩu sản
phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản tăng 65 triệu USD, thì có đến 55 triệu
USD là kim ngạch tăng trưởng của mặt hàng dăm gỗ



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

1
Lời mở đầu
Trong những năm gần đây, đặc biệt là từ năm 2000 trở lại, ngành đồ gỗ xuất khẩu
của Việt Nam gặt hái được nhiều thành quả to lớn, kim ngạch xuất khẩu năm sau luôn
lớn hơn năm trước và đã đóng góp to lớn vào sự phát triển chung của nền kinh tế nước
nhà. Đối với thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ, Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản luôn là ba thị
trường xuất khẩu lớn, trọng điểm của sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam. Tuy nhiên, kim
ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ vào các thị trường này vẫn còn rất khiêm tốn, chưa tương
xứng với tiềm năng phát triển của ngành. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh xuất khẩu sản
phẩm gỗ còn gặp nhiều khó khăn về thiếu hụt nguyên liệu cho sản xuất, thiếu vốn, năng
lực chế biến của doanh nghiệp còn yếu… cộng với thách thức về cạnh tranh rất gây gắt
trong việc giành thị trường với các doanh nghiệp cùng ngành của Trung Quốc, Đài
Loan, Thái Lan, Mỹ Latinh thách thức về áp lực thiếu hụt nguyên liệu.... Đặc biệt,
trong năm 2008 và năm 2009, sự suy thoái kinh tế thế giới và khủng hoảng tài chính
toàn cầu đang tác động xấu đến xuất khẩu Việt Nam nói chung và mặt hàng đồ gỗ xuất
khẩu nói riêng. Do đó, việc đưa ra những chiến lược và giải pháp để khắc phục khó
khăn, hướng tới việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam mang tính cấp bách và
rất thiết thực. Bài viết này sẽ đề cập đến tình hình xuất khẩu gỗ của Việt Nam trong thời
gian qua và nêu một số ý tưởng về hướng phát triển trong thời gian tới.
2
1. Khái quát về ngành chế biến đồ gỗ Việt Nam
Theo kết quả điều tra của Hiệp hội gỗ Việt Nam, tính đến cuối năm 2007 Việt Nam
có 2.526 doanh, sử dụng 170.000 lao động. Năng lực sản xuất tăng gấp 4 lần so với năm
2006. Ngành chế biến gỗ Việt Nam tăng mạnh không chỉ về số lượng nhà máy, quy mô
sản xuất mà còn ở việc đầu tư thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, cạnh
tranh trên bình diện quốc tế.
Các doanh nghiệp sản xuất và chế biến gỗ ở Việt Nam bao gồm các công ty nhà
nước (374 doanh nghiệp) , các công ty trách nhiệm hữu hạn. Đa số các công ty sản xuất
và chế biến các sản phẩm gỗ tập trung chủ yếu các tỉnh miền Nam (TP.Hồ Chí Minh,
Bình Dương, Đồng Nai…), các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên( Bình Định, Gia Lai,
Đắc Lắc…) một số công ty, thường là các công ty sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ mỹ nghệ,
tập trung ở các tỉnh phía Bắc và khu đồng bằng sông Hồng như Hà Nội, Bắc Ninh, Hà
Tây, Vĩnh Phúc…
Nhìn chung quy mô của các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu là các xí nghiệp
vừa và nhỏ, sản xuất kết hợp thủ công và cơ khí. Các doanh nghiệp sản xuất các mặt
hàng đồ gỗ công nghiệp thường có sự đầu tư mới về các trang thiết bị và công nghệ tiên
tiến phục vụ sản xuất, trong khi đó đại bộ phận các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ mỹ
nghệ có hệ thống các thiết bị khá lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu của các đơn hàng
lớn hay các thị trường yêu cầu chất lượng cao.
Ngành chế biến gỗ Việt Nam đang phát triển với tốc độ rất nhanh trong những năm
gần đây, vươn lên là một trong 7 mặt hàng đem lại kim ngạch xuất khẩu hàng gỗ chế
biến lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á.
2. Phân tích về kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam
2.1. Phân tích chung
Hầu hết các sản phẩm đồ gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam chịu sự cạnh tranh gay
gắt từ các doanh nghiệp của Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, các nước
Đông Âu và Mỹ La Tinh. Chỉ tính riêng Trung Quốc đã có trên 50.000 cơ sở sản xuất
với hơn 50 triệu nhân công và sản xuất với doanh số gần 20 tỷ USD.
3
Thị trường xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam đã có nhiều biến chuyển mạnh mẽ trong
những năm gần đây, từ chỗ tập trung vào các thị trường trung chuyển như Đài Loan,
Singapore, Hàn Quốc... để tái xuất khẩu sang một nước thứ ba; đến nay đã xuất khẩu
trực tiếp sang các thị trường của người tiêu dùng.
Bảng 1 : Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ, tỷ trọng xuất khẩu của ngành.
Năm
Kim ngạch xuất khẩu
của cả nước(tỷ USD)
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ
Giá trị(tỷ USD) Tỷ trọng(%)
2005 32.23 1.45 4.50
2006 39.60 1.93 4.87
2007 48.38 2.40 4.96
2008 62.69 2.83 4.51
2009 56.58 2.55 4.51
2010 71.63 3.50 4.89
(Nguồn : Tổng cục Thống kê)
Hiện tại, các sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam có mặt ở 120 quốc gia và vùng lãnh thổ
trên thế giới, với các chủng loại sản phẩm đa dạng, từ hàng trang trí nội thất trong nhà,
hàng ngoài trời... đến các mặt hàng dăm gỗ. Kim ngạch xuất khẩu gỗ liên tục tăng. Chỉ
tính riêng các mặt hàng gỗ và đồ gỗ được sản xuất trên dây chuyền công nghiệp, năm
1998 mới đạt 135 triệu USD thì đến năm 2002 con số này đã lên đến 431 triệu USD,
năm 2003 đạt 567 triệu USD và năm 2004 đánh dấu thành công của ngành chế biến gỗ
Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu đạt 1,05 tỉ USD, tăng 86% so với năm 2003. Theo
Tổng cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của cả nước trong 9 tháng đầu năm đã
vượt ngưỡng 1,5 tỷ USD. Trong đó mặt hàng gỗ nội thất phòng ngủ chiếm 28,8%; nội
thất phòng khách 22,7%; nội thất văn phòng 12,6%; thấp nhất là các loại sản phẩm gỗ
trang trí 2,1%; nội thất nhà bếp 2,9%.
4
EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ là những thị trường dẫn đầu mức tiêu thụ sản phẩm gỗ của
Việt Nam, chiếm hơn 70% tổng giá trị sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam, trong đó
EU chiếm xấp xỉ 28%, Nhật Bản chiếm 24% và Hoa Kỳ chiếm hơn 20%. Đồ nội thất
dùng trong phòng khách, phòng ăn là một trong những sản phẩm được tiêu thụ nhiều
nhất trên các thị trường. Đồ nội thất dùng trong phòng khách, phòng ăn của Việt Nam
ngày càng có mặt tại các thị trường chính như Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản; tiềm năng cho
xuất khẩu sản phẩm gỗ loại này còn rất lớn cho các doanh nghiệp.
Biểu đồ 1 : Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ(tỷ USD)
(Nguồn : Tổng cục Hải quan)
2.2. Phân tích theo thị trường
Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam. Với
những lợi thế và sự nỗ lực của các doanh nghiệp, ngành xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ
dường như đã vượt qua được thời kỳ khó khăn nhất đối với thị trường Hoa Kỳ.
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường EU trong năm 2008
đạt 791,8 triệu USD, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm 2007 và chiếm 28,3% tổng kim
ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của cả nước trong năm. Tuy tăng liên tục 5 năm nhưng
2010 chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng giá trị xuất khẩu vào EU.
Trong bối cảnh hiện nay, khi mà tốc độ tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu sản
phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường chính là Hoa Kỳ đang chậm lại, thị trường Nhật
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
2005 2006 2007 2008 2009 2010
1.45
1.93
2.4
2.83
2.55
3.5
Giá trị xuất khẩu sản
phẩm gỗ
5
Bản và EU gặp khó khăn thì sự tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu vào thị trường còn
lại đặc biệt là Trung Quốc đã mở ra một hướng phát triển mới, đầy triển vọng cho ngành
h...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status