Mô hình nơron – mờ kiểu ANFIS - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Mô hình nơron – mờ kiểu ANFIS



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .1
LỜI NÓI ĐẦU .2
MỤC LỤC.5
DANH MỤC HÌNH ẢNH .6
DANH MỤC BẢNG BIỂU .7
BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮVIẾT TẮT .8
Chương 1: TỔNG QUAN .9
1.1. Giới thiệu sơlược đềtài .9
1.2. Mục đích của đềtài .10
1.3. Mẫu xét nghiệm Pap.11
1.4. Một sốnguyên nhân dẫn đến chẩn đoán sai.16
1.5. Một sốhệthống phân lớp tếbào tự động và bán tự động.17
1.6. Phát biểu vấn đề.19
1.7. Các tiêu chuẩn đánh giá mức độthực hiện hệthống .20
Chương 2: HỆSUY LUẬN MỜDỰA TRÊN MẠNG THÍCH NGHI .22
2.1. Giới thiệu sơlược vềmô hình nơron - mờ.22
2.2. Hệthống suy luận mờ.23
2.3. Mạng thích nghi .27
2.4. Hệthống suy luận mờdựa trên mạng thích nghi .33
Chương 3: TRÍCH CHỌN ĐẶC TRƯNG .37
3.1. Giới thiệu sơlược vềtrích đặc trưng .37
3.2. Dữliệu nhập của hệthống .37
3.3. Dữliệu xuất của hệthống .39
3.4. Trích chọn đặc trưng .40
3.5. Các đặc trưng rút trích.46
Chương 4: PHÂN LOẠI TẾBÀO CỔTỬCUNG SỬDỤNG MÔ HÌNH ANFIS48
4.1. Cấu trúc ANFIS trong phân loại tếbào cổtửcung.48
4.2. Các hệthống luật mờtrong phân loại tếbào .54
Chương 5: TỔNG KẾT .59
5.1. Chương trình .59
5.2. Mức độthực hiện chương trình.66
5.3. Đánh giá đềtài .75
5.4. Hướng phát triển cho đềtài.75
PHỤLỤC .76
PHỤLỤC A: MỘT SỐKIẾN THỨC Y KHOA CƠBẢN .76
PHỤLỤC B: PHÂN ĐOẠN ẢNH.80
PHỤLỤC C: PHƯƠNG PHÁP LỌC KALMAN .82
TÀI LIỆU THAM KHẢO .84




KHOA CNTT – ĐH K




LỜI NÓI ĐẦU
Ung thư là một nhóm các bệnh gồm hơn 100 căn bệnh khác nhau, trong đó các
bệnh này đều ảnh hưởng đến đơn vị cơ bản nhất của cơ thể sống, đó là tế bào. Ung thư
xuất hiện khi việc phân chia tế bào trở nên bất thường, không thể kiểm soát được từ đó
sẽ dẫn đến tử vong nhanh chóng. Tại hội thảo quốc tế “Ung thư phụ nữ và trẻ em” tổ
chức tại Hà Nội ngày 6 và 7 tháng 11 năm 2003, qua thống kê, mỗi năm Việt Nam có
100000 đến 150000 người mắc bệnh ung thư được phát hiện, trong đó số người tử
vong lên đến 70000 người. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng nhiều loại bệnh ung
thư có thể ngăn chặn nếu được phát hiện và điều trị sớm, chẳng hạn như ung thư vú,
ung thư cổ tử cung, ung thư da, ung thư tuyến tiền liệt,… Khi các bệnh này được phát
hiện sớm và điều trị thích hợp, 95% bệnh nhân có thể sống thêm ít nhất 5 năm.
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phụ khoa nguy hiểm thứ hai sau ung thư vú,
chiếm khoảng 18% các trường hợp ung thư ở hệ cơ quan sinh dục nữ. Bệnh là nguyên
nhân gây tử vong do ung thư cao nhất cho phụ nữ ở các nước đang phát triển. Đó là do
những nước này chưa thực hiện chương trình khám sàng lọc nhằm phát hiện sớm ung
thư. Việc chẩn đoán và điều trị cho từng bệnh nhân bị chi phối bởi tiến triển bệnh tại
thời điểm chẩn đoán. Quá trình điều trị sẽ trở nên đơn giản, hiệu quả, với chi phí thấp
nếu bệnh được phát hiện trong giai đoạn tiền ung thư, ngược lại nếu không điều trị kịp
thời thì bệnh sẽ không chữa được. Vì vậy, phát hiện sớm ung thư cổ tử cung rất quan
trọng, liên quan đến lợi ích người bệnh và hiệu quả điều trị. Để làm được điều này, các
bác sĩ giải phẫu bệnh sẽ khám sàng lọc cho tất cả các bệnh nhân ở độ tuổi có thể mắc
bệnh.
Năm 1943, bác sĩ George Papanicolaou đã giới thiệu một phương pháp đơn
giản, hiệu quả, thích hợp cho việc chẩn đoán tế bào cổ tử cung trong giai đoạn tiền ung
thư; đó chính là xét nghiệm Pap. Xét nghiệm này thỉnh thoảng vẫn cho kết quả không
chính xác do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nhiều phụ nữ sau khi được




KHOA CNTT – ĐH K




khám sàng lọc vẫn chết do bệnh này. Một trong những nguyên nhân chính là do các tế
bào ung thư phát triển rất phức tạp, nên tỷ lệ chẩn đoán âm tính giả và dương tính giả
rất cao. Tỷ lệ chẩn đoán sai có thể giảm xuống bằng cách kiểm tra lại toàn bộ các mẫu
đã khám sàng lọc. Giải pháp này không khả thi vì tốn nhiều thời gian và công sức mà
hiệu quả lại không cao. Do đó, một hệ thống nhận dạng tự động tế bào tiền ung thư là
rất cần thiết và rất hữu ích.
Bên cạnh đó, việc xác định các hệ thống tự động đang là một công cụ ứng dụng
rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực của xã hội. Trong đó, mô hình nơron – mờ dần dần
được thiết lập không chỉ trong lĩnh vực nghiên cứu mà còn trong lĩnh vực ứng dụng. Cả
mạng nơron và hệ thống mờ đều được phát triển dựa trên qui trình lập luận của con
người. Ở hệ thống mờ, các mối liên hệ được mô tả rõ ràng bằng các luật nếu – thì
nhưng lại thiếu khả năng tự điều chỉnh (khả năng “học”). Còn ở mạng nơron, các mối
liên hệ thể hiện không rõ ràng mà chỉ có thể thiết lập được những mô hình liên quan
nhân quả, tuy nhiên dữ liệu lại được mã hóa vào mạng thành các tham số có khả năng
“học”. Như vậy, các hệ thống tích hợp mạng nơron và logic mờ sẽ kết hợp được khả
năng ngữ nghĩa của hệ thống mờ và khả năng “học” của mạng nơron để tạo ra được
một mô hình suy luận hiệu quả nhất.
Với tính chất phức tạp của hệ thống phân lớp tế bào cổ tử cung, một hệ thống
nơron - mờ có thể khắc phục được một số lỗi thường gặp trong chẩn đoán, mà bác sĩ
hay mắc phải. Mô hình nơron – mờ kiểu ANFIS (hệ suy luận mờ loại Sugeno dựa trên
mạng thích nghi) được dùng để thực hiện phân lớp tế bào là bình thường hay bất
thường.
Báo cáo sẽ gồm 5 phần chính và 3 phần phụ:
• Chương 1: Tổng quan
Giới thiệu sơ lược về đề tài và các kiến thức cơ bản liên quan đến đề tài.
• Chương 2: Hệ thống suy luận mờ dựa trên mạng thích nghi
Trình bày về lý thuyết mô hình ANFIS: cấu trúc ANFIS và thuật toán học.
• Chương 3: Trích chọn đặc trưng
Nêu phương pháp tạo dữ liệu cho hệ thống phân loại tế bào và cách tính các đặc
trưng được trích ra từ ảnh tế bào.
• Chương 4: Phân lớp tế bào cổ tử cung sử dụng mô hình ANFIS
Mô tả cách thức mà mô hình ANFIS thực hiện phân lớp tế bào cổ tử cung trên
một số hệ thống luật mờ: luật chuyên gia, luật chuyên gia biến đổi và luật trích
dẫn từ hệ thống.
• Chương 5: Tổng kết
Giới thiệu chương trình và đánh giá mức độ thực hiện của hệ thống, cũng như
một số ưu, khuyết điểm và định hướng.


6Njh7RttHcC9F2s
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status