Cơ chế bảo vệ an toàn dữ liệu trên hệ điều hành Linux - pdf 16

Link tải luận văn miễn phí cho ae
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, nhu cầu trao đổi dữ liệu qua mạng máy tính trở nên vô cùng quan trọng trong mọi hoạt động xã hội, song song với sự phát triển bùng nổ của mạng máy tính nói chung và mạng Internet nói riêng thì nguy cơ phải đối mặt với hàng loạt các đe dọa tiềm tàng như virus, sâu máy tính, các kiểu tấn công, xâm nhập, vv…là rất lớn. Vấn đề bảo đảm an ninh, an toàn cho thông tin trên mạng ngày càng là mối quan tâm hàng đầu của các công ty, các tổ chức, các nhà cung cấp dịch vụ. Việc bảo vệ an toàn dữ liệu là một vấn đề cấp thiết, vì vậy việc lựa chọn một hệ điều hành phù hợp, có khả năng bảo mật tốt, độ tin cậy cao là rất quan trọng . Hệ điều hành Linux ra đời mang theo nhiều đặc tính an toàn bao hàm các cơ chế bảo mật, cùng với tính chất của một mã nguồn mở đã được đánh giá là một trong những hệ điều hành bảo mật tốt nhất hiện nay. Hơn nữa, Linux server là một trong những thách thức lớn đối với tình trạng xâm nhập bất hợp pháp. Do đó, em nhận thấy rằng vấn đề nghiên cứu cơ chế an toàn của một hệ điều hành mã nguồn mở như Linux là cần thiết. Điều này mang lại cho em sự say mê và là lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu cho đồ án tốt nghiệp: “Nghiên cứu cơ chế bảo vệ an toàn dữ liệu trên hệ điều hành Linux”. Đồ án giúp cải thiện đáng kể tư duy và sự hiểu biết về hệ điều hành Linux đối với một sinh viên an toàn thông tin như em. Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu tìm hiểu cơ chế bảo mật trong hệ điều hành Linux, qua đó thấy được tầm quan trọng của cơ chế khi thực hiện các vấn đề bảo mật.
Nội dung của đồ án gồm 4 chương: Chương I: Tổng quan về hệ điều hành Linux Chương này đánh giá một các tổng quát về hệ điều hành, lịch sử phát triển, ưu nhược điểm, đồng thời có sự so sánh cơ bản giữa hệ điều hành Linux với hệ điều hành Windows đang phổ biến. Chương II: Cách thức tổ chức, cơ chế bảo vệ dữ liệu trong file hệ thống của Linux Chương này tìm hiểu ý nghĩa một số thư mục, file trong linux, phân tích cấu trúc nội tại file, file nhật ký và nghiên cứu cơ chế ghi nhật ký journaling trong file hệ thống của Linux. Chương III: Cơ chế quản lý tài nguyên, phân quyền Giải thích chi tiết ý nghĩa cách thức hoạt động của cơ chế phân quyền, ý nghĩa một số quyền truy cập file, thư mục và một số câu lệnh thay đổi quyền sở hữu truy cập file, thư mục. Chương IV: Bảo mật trên Linux Nội dung bao gồm xây dựng và phát triển bảo mật trên hệ thống Linux. Cách thức các nguyên tắc, kinh nghiệm bảo mật, các tiện ích phần mềm bảo mật trên Linux server khi ứng dụng vào thực tế là các doanh nghiệp, cơ quan.
Em xin chân thành Thank giáo viên hướng dẫn Thạc sỹ Phí Thị Hằng - Phân viện nghiên cứu Nghiệp vụ mật mã và An toàn thông tin, và các thầy cô giáo nhà trường đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đồ án!

Sinh viên thực hiện
Chu Anh Tùng

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX
Hệ điều hành Linux là một khái niệm mới được sử dụng cách đây ít năm khi sử dụng hệ điều hành này thì nhất thiết không thể không tìm hiểu một cách tổng quát.
1.1. Về lịch sử
Linux là một hệ điều hành tương tự như hệ điều hành UNIX của AT&T Bell Labs. Linux có mọi đặc tính của một hệ điều hành hiện đại: hệ thống đa nhiệm, đa tuyến đoạn, bộ nhớ ảo, thư viện động, chương trình dùng chung, tải theo nhu cầu, quản lý bộ nhớ, các module driver thiết bị, video frame buffering, và mạng TCP/IP.
Phiên bản đầu tiên do LinuxTorvalds viết vào năm 1991 khi còn là sinh viên, đưa ra trên cơ sở cải tiến phiên bản Unix có tên Minix do giáo sư Andrew S.Tanenbaum xây dựng và phổ biến và nhóm lập trình viên tình nguyện từ khắp nơi trên Internet viết và đang hoàn thiện dần dần Linux.
Là hệ điều hành mô phỏng Unix, xây dùng trên nhân kernel và các gói phần mềm mã nguồn mở, được công bố dưới bản quyền của GPL (General Public Licence). Giống như UNIX Linux gồm ba thành phần chính nhân Kernel, shell và cấu trúc file.
* Các phiên bản của Linux Hiện tại đó có các phiên bản Linux “ khá ổn định”, và có một số phiên bản “phát triển”. Không giống như các phần mềm đặc quyền, những phiên bản ổn định cũ vẫn tiếp tục được hỗ trợ chừng nào còn được dùng. Đó là lý do tại sao có nhiều phiên bản cùng tồn tại. Số hiệu phiên bản linux tuân theo chuẩn truyền thống. Mỗi phiên bản gồm 3 chữ số, vd. X.Y.Z. Số “X” chỉ tăng khi xảy ra những thay đổi quan trọng, những thay đổi làm cho phần mềm không thể hoạt động đúng với những phần mềm khác. Điều này rất hiếm khi xảy ra trong lịch sử linux chỉ xảy ra đúng một lần.


7NV86jfgB6NA3nT
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status