Đề tài Hợp đồng kinh tế trong điều kiện cơ chế quản lý kinh tế hiện nay - pdf 16

Download miễn phí Đề tài Hợp đồng kinh tế trong điều kiện cơ chế quản lý kinh tế hiện nay



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG KINH TẾ 3
I. Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về hợp đồng kinh tế
ở nước ta 3
1. Thời kỳ kế hoạch hoá tập trung 4
2. Thời kỳ đổi mới kinh tế 6
II. Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng kinh tế 7
1. Khái niệm 7
2. Đặc điểm 8
CHƯƠNG II: YÊU CẦU ĐỔI MỚI PHÁP LUẬT VỀ
HỢP ĐỒNG KINH TẾ 9
I. Cơ sở lý luận của việc sửa đổi pháp luật về hợp đồng kinh tế 9
1. Điều kiện kinh tế 9
2. Điều kiện pháp luật 10
II. Cơ sở thực tiễn của việc sửa đổi pháp luật về hợp đồng kinh tế 11
1. Thực tiễn ký kết và thực hiện HĐKT 12
2. Thực hiện và giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh tế 13
CHƯƠNG III: ĐỔI MỚI PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG KINH TẾ 14
I. Định hướng sửa đổi pháp luật về hợp đồng kinh tế 14
1. Về quan điểm loại bỏ Hợp đồng kinh tế 14
2. Về quan điểm duy trì Hợp đồng kinh tế 15
II. Yêu cầu đối với việc sửa đổi pháp luật về hợp đồng kinh tế 16
III. Một số vấn đề cần sửa đổi trong pháp luật về hợp đồng kinh tế 16
1. Những quy định chung 16
2. Ký kết Hợp đồng kinh tế 20
3. Thực hiện, sửa đổi, định chỉ, thanh lý Hợp đồng kinh tế: 21
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

t, đó là mối quan hệ ý chí được xác lập một cách tự nguyện, bình đẳng thông qua các hình thức bằng văn bản trong tài liệu giao dịch giữa các bên như công văn, đơn chào hàng, đơn đặt hàng, giấy chấp nhận... Đây là một điểm khác với hợp đồng dân sự. Theo quy định tại điểm 400 BLDS (có hiệu lực từ ngày 01/07/1996) thì hình thức của hợp đồng dân sự rất rộng, có thể giao kết bằng lời nói, bằng văn bản, bằng những hành vi cụ thể... Khi pháp luật không quy định đối với các loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.
Vậy tài sản lại có sự khác nhau này? Như chúng ta đã biết nếu bất kỳ một loại hợp đồng nào khi được ký kết bằng văn bản nó đều có thể là căn cứ vào các bên thực hiện hợp đồng và là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra tư cách pháp nhân khi ký kết hợp đồng của các bên, đồng thời cũng là căn cứ để cơ quan tài phán giải quyết tranh chấp nếu có. Mặt khác, đối với HĐKT thường có giá trị lớn và thậm chí rất lớn, cho nên, để tránh tình trạng các chủ thể lợi dụng việc ký kết để chiếm đoạt cho bản thân nên chúng ta phải quy định HĐKT được ký kết bằng các văn bản. Hơn nữa, một HĐKT thường tương đối dài về mặt thực tế mà nói nếu không được thực hiện bằng các loại hình văn bản thì các chủ thể cũng có thể sẽ quên mất một trong một số những chi tiết nhỏ hay những điều khoản nếu có trong Hợp đồng, gây thiệt hại cho các bên gặp khó khăn do việc thực hiện Hợp đồng dẫn đến những tranh chấp đáng tiếc.
2. Đặc điểm
Khi nghiên cứu các quy định này, chúng ta có thể rút ra một số đặc điểm của HĐKT sau:
Đặc điểm về hình thức: Hợp đồng phải được thể hiện dưới hình thức văn bản tài liệu giao dịch.
Đặc điểm về mục đích: Mục đích của hợp đồng phải là mục đích kinh doanh.
Đặc điểm về chủ thể: Chủ thể của Hợp đồng là pháp nhân và cá nhân có đăng ký kinh doanh, trong đó ít nhất một bên tham gia quan hệ Hợp đồng phải là pháp nhân. Ngoài ra, Điều 42 và 43 Pháp lệnh cũng cho phép một số loại chủ thể khác có thể giao kết HĐKT đó là người làm công tác khoa học kỹ thuật, nghệ nhân, hộ gia đình, hộ nông dân, ngư dân, cá thể và các tổ chức cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Chương II
YÊU CẦU ĐỔI MỚI PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG KINH TẾ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC SỬA ĐỔI PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG KINH TẾ
Cùng với sự ra đời và phát triển kinh tế các quan hệ xã hội vốn đang trở nên ngày càng đa dạng và phức tạp, nhiều quy định của pháp luật về hợp đồng kinh tế đã tỏ ra lạc hậu, không còn phù hợp nữa. Đây là quy luật tất yếu trong quá trình phát triển của xí nghiệp. Đã đến lúc phải sửa đổi pháp luật về HĐKT cho phù hợp với giai cấp thực tế, tạo điều kiện cho các quan hệ kinh tế phát triển thuận lợi và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
Pháp luật là một trong những bộ phận cơ bản kiến trúc thượng tầng xã hội nó luôn luôn phù hợp với cơ sở hạ tầng của nền kinh tế. Nếu pháp luật phù hợp với các điều kiện kinh tế nó sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển và ngược lại.
Tuy nhiên, ngoài việc phải phù hợp với các điều kiện kinh tế - cơ sở hạ tầng, pháp luật còn phải thống nhất trong nội tại bản thân nó. Nói một cách đơn giản thì trong một chỉnh thể pháp luật, các văn bản pháp luật phải thống nhất với nhau, không được mâu thuẫn hay chồng chéo với nhau. Có như vậy pháp luật mới phát huy được hiệu quả của nó mới có thể thi hành trên thực tế, nếu không pháp luật chỉ tồn tại trên giấy tờ mà không có giá trị thực tiễn nào.
Qua đó chúng ta có thể xem xét những thay đổi cơ bản của các điều kiện kinh tế, pháp luật, những tiền đề cho sự hình thành pháp luật về HĐKT so với thời gian pháp luật về HĐKT trong cơ chế mới hình thành (1989 - 1990).
1. Điều kiện kinh tế
Từ khi xây dựng nền kinh tế thị trường đến nay chúng ta đã đi được một chặng đường hơn mười năm và có rất nhiều thay đổi về nền kinh tế, trong đó có những thay đổi căn bản và có ảnh hưởng trực tiếp đến pháp luật về HĐKT.
Về lực lượng sản xuất đó có những bước phát triển mạnh mẽ, hàng hoá sản xuất và ngày càng nhiều, nhịp độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân hàng năm thời kỳ 1991 - 1995 đạt 8,2%, lạm phát giảm từ chỗ 67,1% năm 1991 xuống còn 12,7% năm 1995.
Từ đó không đủ lương thực cho tiêu dùng trong nước đến nay chúng ta đã có thể xuất khẩu khoảng 2 triệu tấn gạo mỗi năm đứng thứ 2 trên thế giới (sau Thái Lan) việc công nghiệp hoá, hiện đại hoá mang lại nhiều kết quả to lớn và nhiều công trình quan trọng được xây dựng, tạo điều kiện phát triển cho nền kinh tế.
Về quan hệ sản xuất cũng đã được điều chỉnh phù hợp đã có những bước tiến dài trong việc thay đổi cơ chế quản lý những tồn tại của cơ chế kinh tế cũ đã được xoá bỏ, được biểu hiện rõ sự thay đổi lớn trong cơ cấu thành phần kinh tế.
Nền kinh tế thị trường đã được hình thành như thị trường hàng hoá, thị trường sức lao động và một số thị trường khác cũng đang trong quá trình hình thành như thị trường bất động sản, thị trường vốn, v.v...
Những chuyển biến này dẫn đến một hệ quả tất yếu là các quan hệ kinh tế đang ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp, đòi hỏi pháp luật với tư cách là kiến trúc thượng tầng cần điều chỉnh cho phù hợp, tránh cản trở sự phát triển của các quan hệ kinh tế, đồng thời đảm bảo cho các quan hệ kinh tế phát triển lành mạnh theo định hướng của Nhà nước.
2. Điều kiện pháp luật
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, pháp luật nước ta cũng đã có những bước tiến lớn, rất nhiều văn bản pháp luật mới đã được hình thành trong đó trước tiên cần kể đến Hiến pháp 1992 được Quốc hội thông qua ngày 14/4/1992.
Có hiệu lực từ ngày 17/4/1992, Hiến pháp 1992 đã quy định những vấn đề hết sức cơ bản và quan trọng đối với công cuộc đổi mới kinh tế đất nước thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước về kinh tế thị trường thừa nhận sự tồn tại của nhiều loại hình chủ thể thay mặt cho các thành phần kinh tế khác nhau (kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản, tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước (Điều 16) Hiến pháp. Ngoài ra còn quy định tại các Điều 58, 57, 22 của Hiến pháp 1992).
Văn bản quan trọng thứ 2 phải kể đến BLDS được Quốc hội thông qua ngày 28/10/1995 có hiệu lực từ ngày 1/7/1996. Đây là Bộ luật đồ sộ nhất của nước ta từ trước đến nay. Bao gồm 883 điều trong đó có nhiều quy định rõ nét đến Hợp đồng. Như khái niệm hợp đồng dân sự các chủ thể của hợp đồng, trình tự ký kết, các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ,... Có thể nói đã là những quy định có giá trị pháp lý cao, thể hiện một trình độ lập pháp đã phát triển hơn trước rất nhiều pháp luật về HĐKT hoàn toàn có thể áp dụng hay tham khảo những quy định này để xây dựng các quy định của mình.
Luật thương mại được quốc hội thông qua ngày 10/5/1997 có hiệu lực từ ngày 1/1/1998. Đây là lần đầu tiên một ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status