Phân tích công ty cổ phần Vinacafé Biên Hòa - pdf 16

Download miễn phí Đề tài Phân tích công ty cổ phần Vinacafé Biên Hòa



MỤC LỤC
GIỚI THIỆU 3
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VINACAFÉ BIÊN HÒA 4
1. Lịch sử hình thành và phát triển: 4
2. Ngành nghề kinh doanh: 6
3. Những thành tựu đã đạt được: 7
4. Dòng sản phẩm và nhãn hiệu nổi tiếng: 8
5. Hệ thống phân phối: 8
6. Bộ máy lãnh đạo và năng lực quản trị của công ty: 8
6.1 Sơ đồ tổ chức công ty: 8
6.2 Bộ máy lãnh đạo: 9
PHẦN II: PHÂN TÍCH TỔNG QUANG VỀ NGÀNH CÀ PHÊ 10
1. Đặc điểm của ngành cà phê: 10
1.1 Nguồn nguyên liệu: 10
1.2 Nhu cầu tiêu thụ cà phê: 11
2. Triển vọng phát triển của ngành cà phê ở Việt Nam: 12
2.1 Những thuận lợi cho việc phát triển ngành cà phê ở Việt Nam: 12
2.2 Những khó khăn trong việc phát triển của ngành cà phê Việt Nam: 13
3. Sự cạnh tranh trong ngành cà phê Việt Nam: 13
3.1 Cà phê Trung Nguyên: 13
3.2 Nestle Việt Nam: 14
PHẦN III: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY VINACAFÉ BIÊN HÒA 15
1. Định hướng phát triển: 15
1.1 Về sản xuất: 15
1.2 Về marketing: 15
1.3 Về quản trị và tổ chức: 15
1.4 Về nguồn nhân lực: 15
2. Chiến lược phát triển trung và dài hạn: 16
3. Rủi ro kinh doanh: 16
3.1 Rủi ro về giá nguyên liệu: 16
3.2 Rủi ro cạnh tranh và thị trường tiêu thụ: 16
3.3 Rủi ro về tỷ giá: 18
4. Lợi thế của công ty Vinacafé Biên Hòa: 18
PHẦN IV: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINACAFÉ BIÊN HÒA 19
I. PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN 19
1. Phân tích dòng tiền qua các năm. (đvt : triệu đồng) 19
2. Dòng tiền thô (đvt: triệu đồng) 21
3. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh. 22
4. Dòng tiền từ hoạt động kinh đầu tư. 23
5. Dòng tiền thuần từ hoạt động tài trợ 25
II. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN 26
1. Phân tích tỷ số thanh toán hiện hành: 26
2. Phân tích tỷ số thanh toán nhanh: 27
III. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI 28
1. Phân tích doanh thu: 28
2. Tính bền vững về doanh thu: 29
3. Mối quan hệ giữa doanh thu và giá vốn hàng bán: 31
4. Mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận ròng: 33
IV. PHÂN TÍCH TỶ SUẤT SINH LỢI TRÊN VỐN ĐẦU TƯ 35
1. Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản: 35
1.1 Vòng quay khoản phải thu: 35
1.2 Vòng quay hàng tồn kho: 36
1.3 Vòng quay tổng tài sản: 36
1.4 Phân tích ROA (tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản): 37
1.5 Phân tích ROE 40
PHỤ LỤC 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48


Nhu cầu tiêu thụ cà phê thế giới tăng khoảng 2%/năm trong giai đoạn 1997-2010. Mặc dù năm 2009 dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nên nhu cầu tiêu thụ cà phê năm 2009 chỉ tăng 0.9% nhưng sang đến năm 2010 nhu cầu tiêu thụ đã tăng trở lại 1.5%. Điều đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng về nhu cầu tiêu thụ cà phê giữa các thị trường phát triển và đang phát triển có sự khác biệt. Trong khi các thị trường tiêu thụ cà phê truyền thống như Mỹ, Đức, Nhật duy trì tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định thì những thị trường có nhu cầu tăng mạnh là những thị trường mới nổi như: Brazil, Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Philippines.
Triển vọng phát triển của ngành cà phê ở Việt Nam:
Những thuận lợi cho việc phát triển ngành cà phê ở Việt Nam:
Như đã phân tích, nhu cầu tiêu thụ cà phê cũng như tốc độ tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ cà phê trong giai đoạn hiện nay tăng nhanh là một trong những thuận lợi cho việc phát triển cà phê của Việt Nam. Việc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa ở nhiều nước trồng cà phê đã tạo ra những chuyển biến đối với nhu cầu tiêu thụ cà phê trên thế giới. Quá trình đô thị hóa khiến những nước chuyên xuất khẩu cà phê như Brazil lại trở thành nước tiêu thụ cà phê hàng đầu thế giới. Việc cà phê được tiêu thụ nhiều hơn tại thị trường nội địa đã làm cho cà phê xuất khẩu của Brazil giảm đi đáng kể. Nhu cầu tiêu thụ cà phê ở Mỹ La Tinh và Đông Nam Á chiếm 88% nhu cầu tiêu thụ cà phê tăng thêm trong năm 2010.
Việt Nam là nước sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Với lợi thế giá cà phê Robusta rẻ hơn so với Arabica nên cà phê Robusta được ưa chuộng hơn ở những thị trường đang phát triển như Brazil, Indonesia… với tốc độ tiêu thụ tăng trưởng trên 5%/năm. Ngoài ra, khi cà phê với sản phẩm cà phê hòa tan đang xâm nhập vào những thị trường có truyền thống uống trà như Trung Quốc thì nhu cầu tiêu thụ cà phê Robusta sẽ tiếp tục gia tăng. Sản lượng cà phê tiêu thụ tại Trung Quốc trong 5 năm qua đã tăng nhanh với tốc độ trung bình là 6,9%/năm.
Ngoài ra, do nhu cầu tiêu thụ cà phê nội địa của 2 nước có lượng cà phê xuất khẩu lớn là Brazil và Indonesia tăng nhanh nên các nước này phải tăng cường phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước khiến sản lượng cà phê dành cho xuất khẩu sẽ bị sụt giảm. Điều này là một lợi thế không nhỏ đối với ngành cà phê của Việt Nam vì hiện tại nước ta đang xuất khẩu khoảng 90% tổng sản lượng cà phê sản xuất.
Những khó khăn trong việc phát triển của ngành cà phê Việt Nam:
Một trong những khó khăn của ngành cà phê Việt Nam đó là chất lượng sản phẩm chưa cao. Việc cà phê của Việt Nam chủ yếu là Robusta với chất lượng không cao chỉ chủ yếu dùng để sản xuất cà phê hòa tan làm cho sản phẩm cà phê Việt Nam không được đa dạng hóa. Công nghệ thu hoạch, phơi, rang, sấy cà phê còn được thực hiện một cách thủ công, chưa được trang bị những công nghệ hiện đại dẫn tới lượng tạp phẩm trong cà phê còn nhiều làm giảm chất lượng và không đảm bảo được tiêu chuẩn chất lượng trên thế giới như ISO 1047-2004… Ngoài ra, dù là nước sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới nhưng cà phê của Việt Nam vẫn chưa thực sự tạo dựng được cho mình những thương hiệu cà phê xứng tầm quốc tế, từ đó làm cho uy tín và danh tiếng của cà phê Việt Nam vẫn chưa tạo được dấu ấn trên thị trường tiêu thụ cà phê quốc tế đặc biệt là đối với những thị trường khó tính, luôn đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao như thị trường Châu Âu, Mỹ, Nhật.
Sự cạnh tranh trong ngành cà phê Việt Nam:
Dựa trên những phân tích về nhu cầu tiêu thụ cũng như tốc độ tiêu thụ cà phê ngày càng gia tăng nhanh chóng, ta có thể thấy ngành cà phê đã phát triển tốt trong thời gian qua cũng như hứa hẹn sự phát triển nhanh chóng trong tương lai. Cũng chính triển vọng phát triển đầy hứa hẹn ấy đã làm cho sự cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt. Sự cạnh tranh giữa ba thương hiệu cà phê lớn đang thống trị thị trường cà phê Việt Nam hiện nay là: Vinacafé Biên Hòa, Nestle và Trung Nguyên ngày càng trở nên gay gắt. Sau đây là vài nét sơ lược về những đối thủ cạnh tranh chính của Vinacafé Biên Hòa
Cà phê Trung Nguyên:
Ra đời vào giữa năm 1996, Trung Nguyên là một nhàn hiệu cà phê non trẻ của Việt Nam nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà phê Việt quen thuộc đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Chỉ trong vòng 10 năm, từ một hãng cà phê nhỏ nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuột, Trung Nguyên đã trỗi dậy thành một tập đoàn hung mạnh với 6 công thành viên: Công ty cổ phần Trung Nguyên, Công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên, công ty TNHH cà phê Trung Nguyên, Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ G7, công ty truyền thông bán lẻ Nam Việt và công ty lien doanh Vietnam Global Gateway (VGG) với các ngành nghề chính bao gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê, nhượng quyền thương hiệu và dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại. Trong tương lai tập đoàn Trung Nguyên sẽ phát triển với 10 công tu thành viên, kinh doanh nhiều ngành nghề đa dạng.
Nestle Việt Nam:
Công ty Nestle được sáng lập vào năm 1866 bởi Ông Henri Nestlé, một dược sĩ người Thụy Sĩ gốc Đức. Với trụ sở chính tại thành phố Vevey, Thụy Sĩ, Nestlé là công ty hàng đầu thế giới về dinh dưỡng, sức khoẻ. Nestlé có 500 nhà máy và Nestlé chen chân đến Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1916. Trải qua nhiều thập kỷ, các sản phẩm như Guigoz, Lait Mont-Blanc, Maggi đã trở nên thân thuộc với các thế hệ người tiêu dùng Việt Nam. Nestlé trở lại Việt Nam vào năm 1990, và mở một văn phòng thay mặt vào năm 1993. Vào năm 1995, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam (100% vốn đầu tư nước ngoài) được thành lập, trực thuộc tập đoàn Nestlé S.A. Cũng vào năm 1995, Nestlé được cấp giấy phép thành lập Nhà máy Đồng Nai, chuyên sản xuất cà phê hoà tan Nescafe, trà hoà tan Nestea và đóng gói thức uống Milo, Bột ngũ cốc dinh dưỡng Nestle,bột nêm và nước chấm Maggi, Bột kem Coffee-Mate
PHẦN III: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY VINACAFÉ BIÊN HÒA
Định hướng phát triển:
Công ty Vinacafé Biên Hòa đã đưa ra các chiến lược phát triển 10 năm từ năm 2004 đến 2014 với các vấn đề chủ yếu sau:
Về sản xuất:
Tạo ra các sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao, có năng lực cạnh tranh ở thị trường nước ngoài.
Phát huy tối đa thế mạnh về công nghệ hiện đại, kinh nghiệm sản xuất lâu năm để đẩy mạnh sản xuất cà phê hòa tan.
Tập trung vào hàng có nhãn hiệu
Công nghệ sản xuất không ảnh hưởng đến môi trường
Về marketing:
Thương hiệu số 1 và có thị phần lớn nhất tại Việt Nam về cà phê hòa tan.
Xuất khẩu thành công các sản phẩm mang thương hiệu Vinacafé.
Kênh phân phối hiệu quả cả tron...


Của bạn đây nhé

BPchb0aSiKiXd1v
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status