Luận văn Các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ hỗ trợ đối tượng nộp thuế trong điều kiện hiện nay của Việt Nam - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ hỗ trợ đối tượng nộp thuế trong điều kiện hiện nay của Việt Nam



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 3
Chương 1 4
TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ HỖ TRỢ ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ 4
1.1Khái quát về dịch vụ hỗ trợ đối tượng nộp thuế: 4
1.1.1Khái niệm: 4
1.1.2 Đối tượng của dịch vụ HTĐTNT: 6
1.1.3 Nội dung và các hình thức thực hiện dịch vụ HTĐTNT: 7
1.1.3.1 Tuyên truyền về pháp luật thuế: 7
1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động HTĐTNT: 9
1.2 Sự cần thiết phải phát triển dịch vụ HTĐTNT ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay: 10
1.2.1 Sự cần thiết phải phổ biến pháp luật thuế: 10
1.2.2 Tính chất phức tạp của các quy định về nghiệp vụ thuế: 12
1.2.3 Kiến thức, trình độ của các cán bộ quản lý ở các cơ sở sản xuất kinh doanh còn hạn chế: 13
Chương 2 15
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG DỊCH VỤ HTĐTNT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 15
2.1 Bối cảnh triển khai áp dụng dịch vụ HTĐTNT: 15
2.1.1 Quá trình triển khai hoạt động HTĐTNT tại cơ quan thuế: 15
2.1.2 Áp dụng thí điểm cơ chế tự kê khai, tự nộp ở một số Cục thuế: 16
2.1.3 Quy trình quản lý thuế mới: 19
2.2 Kết quả của hoạt động HTĐTNT ở Việt Nam trong thời gian qua: 21
2.2.1 Dịch vụ HTĐTNT công: 21
2.2.1.1 Thời gian trước quí IV năm 2001: 21
2.2.1.2 Thời gian sau quí IV năm 2001: 22
2.2.2 Dịch vụ HTĐTNT tư: 30
2.2.3 Đánh giá chung về dịch vụ HTĐTNT trong thời gian qua: 31
2.2.3.1 Những kết quả đã đạt được: 31
2.2.3.2 Những vấn đề còn tồn tại: 33
2.3 Một số kinh nghiệm nước ngoài về dịch vụ HTĐTNT: 37
2.3.1 Kinh nghiệm của Nhật Bản: 37
2.3.2 Kinh nghiệm của Vương quốc Anh: 38
2.3.3 Kinh nghiệm của Trung Quốc: 39
2.3.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: 40
Chương 3 42
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HTĐTNT TRONG 42
ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY CỦA VIỆT NAM 42
3.1 Yêu cầu, mục tiêu của việc phát triển dịch vụ HTĐTNT trong thời gian tới: 42
3.1.1 Yêu cầu phát triển dịch vụ HTĐTNT: 42
3.1.1.1 Đáp ứng yêu cầu của chương trình cải cách quản lý thuế: 42
3.1.1.2 Đảm bảo cho ĐTNT hiểu rõ pháp luật thuế và các nghĩa vụ phải làm đồng thời nâng cao nhận thức của toàn xã hội về thuế: 43
3.1.1.3 Yêu cầu về cán bộ làm công tác HTĐTNT: 44
3.1.2 Mục tiêu phát triển dịch vụ HTĐTNT trong thời gian tới: 45
3.2 Một số giải pháp phát triển dịch vụ HTĐTNT: 45
3.2.1 Xác định kế hoạch tuyên truyền, hỗ trợ trong từng giai đoạn: 45
3.2.2 Tổ chức bộ máy thực hiện dịch vụ HTĐTNT trong ngành thuế: 47
3.2.4 Ban hành văn bản pháp luật quy định hoạt động hỗ trợ, tư vấn thuế độc lập: 49
3.2.5 Các giải pháp điều kiện: 50
KẾT LUẬN 53
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ành chính sách thuế, các Cục thuế còn chủ động liên hệ với báo, đài truyền hình, truyền thanh địa phương để thông tin, trả lời phỏng vấn về luật thuế; tổ chức toạ đàm, đối thoại với các doanh nghiệp để tháo gỡ vướng mắc về thuế.
Mặc dù chưa có một bộ phận chuyên trách thực hiện HTĐTNT nhưng các hoạt động đó của ngành thuế đã đem lại một số kết quả nhất định: ý thức chấp hành chính sách, chế độ thuế của các doanh nghiệp được nâng cao, tỷ lệ các doanh nghiệp nộp thuế đúng hạn ngày càng tăng…
Tuy nhiên, hoạt động HTĐTNT vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của các ĐTNT. Công tác tuyên truyền chưa được thường xuyên, hình thức chưa phong phú nên việc cung cấp thông tin chưa đảm bảo nhanh, kịp thời, chính xác. Chất lượng của công tác hỗ trợ còn thấp, chưa giải đáp thoả đáng các thắc mắc, yêu cầu của ĐTNT. Cơ quan thuế chú trọng thanh tra, kiểm tra hơn là giải thích, hướng dẫn.
2.2.1.2 Thời gian sau quí IV năm 2001:
Bước ngoặt của hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ ĐTNT của ngành thuế là việc tổ chức thí điểm hoạt động phục vụ tư vấn về thuế tại các Cục thuế TP Hồ Chí Minh, TP Hà Nội, tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉnh An Giang từ cuối năm 2001. Từ đó đến nay, ngành thuế đã từng bước mở rộng phạm vi áp dụng dịch vụ HTĐTNT. Từ đầu năm 2004, tất cả 64 Cục thuế và 728 Chi cục thuế trên cả nước đều bố trí phòng, tổ Tuyên truyền, hỗ trợ tổ chức, cá nhân nộp thuế để thực hiện công tác tuyên truyền, hỗ trợ cho ĐTNT theo một quy trình thống nhất từ trung ương đến địa phương.
* Công tác tuyên truyền:
Quy trình tuyên truyền, hỗ trợ ĐTNT:
Theo quyết định 1788/TCT/QĐ/TTHT ban hành ngày 01/12/2004 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế thì quy trình thực hiện công tác tuyên truyền, hỗ trợ ĐTNT gồm 2 bước: xây dựng kế hoạch tuyên truyền và tổ chức thực hiên công tác tuyên truyền.
Xây dựng kế hoạch tuyên truyền:
Kế hoạch tuyên truyền hằng năm của cơ quan thuế các cấp bao gồm các nội dung, yêu cầu, cách thức, thời gian triển khai các hình thức tuyên truyền cho cả năm sau, đồng thời phân công công việc cho các đơn vị và các bộ phận trực thuộc triển khai.
Kế hoạch tuyên truyền bao gồm:
- Kế hoạch tuyên truyền thường xuyên: là kế hoạch tuyên truyền hằng năm với các nội dung, hình thức tương đối ổn định.
- Kế hoạch tuyên truyền trọng điểm: là kế hoạch tuyên truyền theo yêu cầu hay sự kiện phát sinh đột xuất trong từng thời kỳ, đặc biệt khi có những thay đổi lớn về pháp luật thuế để định hướng sự quan tâm, chú ý của công luận theo các mục tiêu của ngành thuế.
Tổng cục thuế lập kế hoạch triển khai công tác tuyên truyền cho toàn ngành. Các Cục thuế căn cứ vào kế hoạch của toàn ngành và các nhân tố đặc thù của địa phương như tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn, cơ cấu ĐTNT, cơ cấu thu NSNN, các điều kiện xã hội khác để xây dựng kế hoạch tuyên truyền của địa phương.
Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền:
Bộ phận tuyên truyền và hỗ trợ ĐTNT các cấp căn cứ theo kế hoạch thực hiện tuyên truyền đã báo cáo lên cơ quan thuế cấp trên để triển khai thực hiện công tác tuyên truyền trên địa bàn mình.
Tổng kết về công tác tuyên truyền:
Trong 3 năm qua, đặc biệt là năm 2004, ngành thuế đã tuyên truyền sâu rộng, kịp thời chính sách, pháp luật về thuế (như luật, thông tư, nghị định về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao…), lợi ích từ tiền thuế đối với xã hội, quyền và nghĩa vụ của ĐTNT…Cơ quan thuế còn chú trọng đến việc tuyên truyền các quan điểm, nội dung dự kiến sẽ sửa đổi, bổ sung các Luật thuế để mọi tổ chức, cá nhân biết và tham gia ý kiến. Bên cạnh đó, để phục vụ cho công tác quản lý thuế, ngành thuế còn tuyên truyền, giải thích các quy trình quản lý thuế, quy trình thanh tra, kiểm tra để cho các ĐTNT được rõ.
Để tuyên truyền các nội dung trên đến mọi tổ chức và tầng lớp dân cư, ngành thuế đã sử dụng rất nhiều hình thức:
Tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: Ngành thuế đã chủ động liên hệ chặt chẽ với các báo, đài truyền hình, đài phát thanh để tuyên truyền về thuế theo định hướng của ngành. Tổng cục thuế phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam phổ biến chính sách thuế qua các chuyên mục thường xuyên như “Giới thiệu pháp luật” trên sóng VTV2 hay “Đối thoại cùng doanh nghiệp” trên sóng VTV1; các phóng sự về kết quả đạt được của việc bổ sung, sửa đổi các Luật thuế mới; tổ chức 8 buổi thi tìm hiểu về pháp luật thuế cho các đối tượng tham dự: khối sinh viên một số trường đại học, khối các tổng công ty, khối các hộ kinh doanh ở các chợ lớn tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Trong năm 2004, lần đầu tiên tiếng nói của ngành thuế đến với thính giả cả nước qua chuyên mục “Chính sách thuế và cuộc sống” trên Đài tiếng nói Việt Nam, được phát sóng vào lúc 9h15 thứ tư hàng tuần. Các Cục thuế cũng phối hợp với đài truyền hình địa phương để có các chuyên mục với thời lượng thích hợp về công tác thuế. Năm 2004, Cục thuế tỉnh Quảng Ninh có 11 phóng sự, Cục thuế TP Hà Nội có 55 chuyên đề được phát trên đài truyền hình địa phương. Bên cạnh truyền hình, truyền thanh thì báo, tạp chí cũng là một công cụ đắc lực để tuyên truyền về thuế. Tạp chí Thuế Nhà nước có thể được coi là cơ quan ngôn luận của ngành thuế. Một số tờ báo chuyên ngành khác như Thời báo Kinh tế, Tạp chí Tài chính…thường xuyên đưa tin, bài về thuế. Các tờ báo địa phương cũng tham gia tuyên truyền thuế. Trong 3 năm, từ 2002-2004, Báo Quảng Ninh đã đăng tải 183 bài trên mục “Thuế-Những điều có thể bạn chưa biết”…
Tổng kết năm 2004 trên toàn ngành thuế, đã có 1564 chương trình trên Đài truyền hình trung ương và địa phương; 7368 buổi phát thanh của Đài phát thanh trung ương và địa phương; 2921 bài trên báo chí nói về công tác thuế.
Phát miễn phí các ấn phẩm tuyên truyền về thuế: Ngành thuế đã soạn thảo, in ấn nội dung cơ bản của các chính sách thuế, phí, lệ phí thành các tờ gấp tuyên truyền để phát miễn phí cho người dân và cơ sở kinh doanh. Năm 2002 và 2003, Cục thuế Quảng Ninh đã đưa đến tay người dân và ĐTNT 32500 tờ gấp về thuế các loại, 14000 tờ gấp về phí. Năm 2004, Tổng cục thuế có sáng kiến biên tập, soạn thảo 8 quyển sổ tay Hỏi-Đáp về Thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, Thuế tiêu thụ đặc biệt, Các khoản thu liên quan đến đất, Lệ phí trước bạ, Chế độ thu, nộp, quản lý phí và lệ phí; Chế độ quản lý, sử dụng hoá đơn bán hàng. Tổng cục thuế đã phát hành 2171700 cuốn gồm 1976900 cuốn bằng tiếng Việt và 194800 cuốn bằng tiếng Anh để chuyển cho các Cục thuế phát miễn phí cho ĐTNT.
Tuyên truyền về thuế trên panô, áp phích: Trước đây, việc tuyên truyền về chính sách, pháp luật thuế chưa có sự thống nhất, nhiều panô-áp phích đặt ở những vị trí không thuận lợi (đặt khuất ở gốc cây, trong các ngõ nhỏ, viết khẩu hiệu lên tường…) khó qu...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status