Xây dựng hệ thống thông tin quản lý nhân sự tại công ty TNHH Dịch vụ thương mại Trần Vũ Gia - pdf 16

Download miễn phí Đồ án Xây dựng hệ thống thông tin quản lý nhân sự tại công ty TNHH Dịch vụ thương mại Trần Vũ Gia



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRẦN VŨ GIA 3
I. Giới thiệu chức năng hoạt động của công ty 3
II. Khảo sát hệ thống 4
III. Phân tích hiện trạng hệ thống 5
1. Bộ máy quản lý kinh doanh dịch vụ của công ty. 5
2. Cơ cấu lao động trong công ty. 7
3. Ý nghĩa của việc lựa chọn đề tài. 7
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN HỆ THỐNG 9
I. Hệ thống thông tin phục vụ quản lý 9
1. Khái niệm thông tin. 9
2. Hai thành phần cơ bản của hệ thống thông tin. 10
3. Tính chất của hệ thống thông tin. 11
4. Hệ thống thông tin phục vụ quản lý. 12
5. Đặc điểm của hệ thống thông tin quản lý. 15
6. Mô hình thông tin phục vụ quản lý. 17
7. Yêu cầu của thông tin trong hệ thống quản lý. 17
8. Các phương pháp xây dựng hệ thống thông tin quản lý. 18
9. Các giai đoạn phát triển hệ thống thông tin quản lý. 19
II. Ứng dụng tin học trong quản lý 22
1. Phương pháp tin học hoá đồng bộ. 22
2. Phương pháp tin học hoá từng phần. 22
III. Phân tích và thiết kế hệ thống 23
1. Khảo sát hệ thống. 23
2. Phân tích hệ thống. 23
3. Thiết kế hệ thống. 31
IV. Tổng quan về ngôn ngữ lập trình 34
1. Giới thiệu về Access. 34
2. Giới thiệu về Visual Basic. 39
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÂN SỰ 43
I. Phân tích hệ thống 43
1. Yêu cầu của hệ thống 43
2. Các thông tin đầu vào 43
3. Các thông tin đầu ra 43
4. Cập nhật dữ liệu 44
5. Xử lý dữ liệu 44
6. Sao lưu dữ liệu 44
7. Các loại báo cáo 44
II. Thiết kế hệ thống 45
1. Biểu đồ phân cấp chức năng (BFD) 45
2. Sơ đồ ngữ cảnh của hệ thống 46
3. Sơ đồ mức 1 của hệ thống (DFD) 46
4. Sơ đồ dòng dữ liệu DFD mức 1-Quản lý hồ sơ nhân viên 47
5. Sơ đồ DFD phân rã tiến trình quản lý các thông tin nhân sự. 48
6. Sơ đồ phân rã quá trình quản lý các thông tin liên quan đến nhân sự. 49
7. Sơ đồ DFD phân rã quá trình tìm kiếm 50
III. Mô hình thực thể quan hệ ERD (Entity Relationship Diagram) 50
1. Xác định các thực thể 50
2. Sơ đồ thực thể và các mối liên kết 52
3. Các phụ thuộc hàm 53
4. Mô tả tiến trình 53
5. Từ điển dữ liệu 57
IV. Thiết kế hệ thống 59
1. Bảng: Phongban 59
2. Bảng: nsd (đăng nhập hệ thống ) 59
3. Bảng: Nhanvien 59
4. Bảng: Lylich 60
5. Bảng: Giadinh 60
6. Quan hệ giữa các bảng 61
V. Giới thiệu một số From 62
1. Đăng nhập hệ thống 62
2. Form chính 63
3. Form Đổi mật khẩu 64
4. Form Danh mục phòng ban 65
5. Form Danh sách nhân viên 66
6. Form Tra cứu nhân viên 67
7. In lý lịch nhân viên 68
8. In Danh bạ điện thoại của nhân viên 69
9. Form Danh sách các trưởng phòng 70
10. Form Danh sách nhân viên theo phòng ban. 71
CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI 72
I. Đánh giá kết quả làm được của đề tài 72
II. Hướng phát triển của đề tài 73
KẾT LUẬN 74
CHÚ THÍCH TRONG ĐỀ ÁN 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

n, chức vụ…
+ Thuộc tính quan hệ dùng để chỉ một lần xuất hiện nào đó trong thực thể quan hệ. Ví dụ: Thuộc tính “Mã nhân viên” là để trỏ tới thực thể “Nhân viên”.
Một quan hệ được định danh bằng việc ghép định danh của các thực thể tham gia vào quan hệ.
Thuộc tính được đặt ở bên cạnh thực thể và quan hệ, gạch chân các thuộc tính định danh trong các biểu diễn và thực thể quan hệ.
Nhân viên

Chức vụ
Bậc lương
1
n
- Chuyển đổi sơ đồ khái niệm dữ liệu thì cần chuyển nó thành tập hợp các tập các tệp và vẽ sơ đồ cấu trúc dữ liệu. Sau đây là một số quy tắc chuyển đổi từ mô hình quan hệ thực thể sang sơ đồ cấu trúc dữ liệu.
+ Quan hệ hai chiều( 1 –1)
Đối với quan hệ này cần tạo ra hai tệp ứng với hai thực thể, thuộc tính định danh của một trong hai thực thể sẽ là thuộc tính phía khoá của thực thể kia. Trong trường hợp sự tham gia của một thực thể vào quan hệ tuỳ chọn thì tốt nhất là đặt khoá vào tệp ứng với thực thể bắt buộc trong quan hệ để tránh thuộc tính nhận giá trị rỗng.
+ Quan hệ hai chiều loại ( 1- n)
Trong trường hợp này ta tạo ra hai tệp, mỗi tệp ứng với một thực thể.
Khoá của tệp ứng với thực thể có số mức quan hệ 1 được dùng như khoá quan hệ trong tệp ứng với thực thể có số mức quan hệ có thể nhận mỗi giá trị rỗng nếu thực thể có số mức n là tuỳ chọn trong quan hệ.
+ Quan hệ nhiều chiều loại (n – n)
Trong trường hợp này ta phải tạo ra ba tệp mô tả hai thực thể và một tệp mô tả quan hệ. Khoá của tệp mô tả quan hệ được tạo thành bởi việc ghép khoá của các thực thể tham gia vào quan hệ.
Quá trình chuẩn hoá mô hình dữ liệu:
Trong quá trình này người ta áp dụng các quy tắc chuẩn hoá để xác định các bảng dữ liệu ( hay các thực thể và mối quan hệ giữa chúng) sao cho giảm thiểu sự dư thừa thông tin, đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu, đảm bảo khả năng truy xuất dữ liệu nhanh chóng, có hiệu quả cho người sử dụng thông qua các chương trình ứng dụng.
+ Khái niệm chuẩn hoá: Chuẩn hoá là việc chuyển đổi tập hợp của người sử dụng và dữ liệu được lưu trữ sang cấu trúc dữ liệu nhỏ hơn, đơn giản và ổn định hơn. Cấu trúc dữ liệu được chuẩn hoá cũng thuận lợi trong việc bảo quản.
+ Phân loại quy tắc chuẩn hoá:
Quy tắc chuẩn hoá mức 1 ( 1.NF)
Chuẩn hóa mức 1 quy định rằng trong mỗi danh sách không được phép chứa những thuộc tính lặp. Nếu có các thuộc tính lặp thì phải tách các thuộc tính lặp đó ra thành danh sách con, có một ý nghĩa dưới góc độ quản lý.
Gắn thêm cho nó một tên, tìm cho nó một thuộc tính định danh riêng và thêm thuộc tính định danh của danh sách gốc.
Quy tắc chuẩn hoá mức 2 ( 2.NF)
Chuẩn hoá mức 2 quy định rằng, trong một danh sách mỗi thuộc tính phải phụ thuộc hàm toàn bộ khoá chứ không chỉ phụ thuộc vào một phần khoá. Nếu có sự phụ thuộc như vậy thì phải tách những thuộc tính phụ thuộc hàm vào bộ phận của khoá thành một danh sách con mới.
Lấy bộ phận khoá đó làm khoá cho danh sách mới. Đặt cho danh sách mới này một tên riêng phù hợp với nội dung của các thuộc tính trong danh sách.
Chuẩn hoá mức 3 (3.NF)
Chuẩn hoá mức 3 quy định rằng, trong một danh sách không được phép có sự phụ thuộc bắc cầu giữa các thuộc tính. Nếu thuộc tính Z phụ thuộc hàm vào thuộc tính Y và Y phụ thuộc hàm vào X thì phải tách chúng vào 2 danh sách chứa quan hệ Y với X.
Xác định tên cho mỗi danh sách mới.
Thiết kế hệ thống
Xác định hệ thống máy tính
Đây là tiến trình đầu tiên của công việc thiết kế hệ thống, nó sử dụng sơ đồ dòng dữ liệu nghiệp vụ đầu vào chính. Mục đích của giai đoạn này là xác định bộ phận nào của hệ thống cần có sẽ được xử lý bằng máy tính, phần nào do người dùng xử lý. Phương pháp được sử dụng là dùng DFD nghiệp vụ từ đặc tả yêu cầu và làm việc toàn bộ tiến trình, xem xét vai trò của máy tính phải thế nào trong tiến trình này...
Thiết lập giao diện người - máy:
Đây là giai đoạn quan trọng bởi thiết lập giao diện người - máy phải làm sao phù hợp với nhiệm vụ được giao và phù hợp với người sử dụng - người sẽ tham gia vào đối thoại với máy. Chỉ tiêu quan trọng cần có để đánh giá khi thiết kế giao diện người - máy là:
Dễ sử dụng: Giao diện phải dễ sử dụng ngay cả với người sử dụng thiếu kinh nghiệm.
Dễ học: Các chức năng, thao tác của giao diện phải đảm bảo dễ học.
Tộc độ thao tác: Giao diện phải có hiệu quả trong hạn định các bước thao tác, nhấn phím và thời gian trả lời.
Kiểm soát: Người sử dụng phải kiểm soát được giao diện.
Dễ phát triển: Phải đảm bảo cho ứng dụng có khả năng phát triển.
Một số dạng cơ bản của giao diện người - máy:
Hỏi và đáp
Thứ tự các câu hỏi ( hay các dấu nhắc trên màn hình máy tính) lần lượt được người sử dụng trả lời. Những câu trả lời của con người thường bị giới hạn bởi một số ít những câu trả lời đúng vì vậy độ tinh vi của đối thoại cũng bị giới hạn. Việc hỏi đáp sẽ dễ dàng tiếp thu cho người sử dụng hơn nếu có thêm những lời chú thích hợp cho người mới sử dụng và ít kinh nghiệm thông qua hội thoại đơn giản.
Đơn
Đơn là một kiểu đối thoại đơn giản cho những người sử dụng ít kinh nghiệm. Tất cả các tuỳ chọn sẽ được thể hiện trên màn hình như những lời gợi ý. Đơn được giới hạn bởi số các tuỳ chọn mà nó thể hiện lên màn hình. Đơn được thiết kế đơn giản cho lập trình và dễ sửa đổi. Đơn là một phương sách tốt nếu màn hình thể hiện đầy đủ được hơn.
Điền mẫu
Là một dạng đối thoại được dùng phổ biến nhất đối với dữ liệu và nó cũng được sử dụng trong việc khôi phục dữ liệu. Mẫu được thể hiện trên màn hình như bản báo cáo mẫu. Trên màn hình có tên mẫu chú thích cho các trường hợp và các thông báo hướng dẫn sử dụng. Kiểu giao diện này phù hợp với tất cả người sử dụng.
Thiết kế cơ sở dữ liệu
Trong việc triển khai một ứng dụng, thiết kế tốt một cơ sở dữ liệu ngay từ đầu là một điều quan trọng, làm thế nào để hệ thống không bị cứng nhắc mà có thể thay đổi một cách dễ dàng, uyển chuyển. Đồng thời phải làm thế nào để duy trì bảo dưỡng chương trình không gây tốn kém và phiền hà cho người sử dụng.
Các bước thiết kế cơ sở dữ liệu
- Bước 1: Phân tích toàn bộ những yêu cầu
Đây là bước đầu tiên, ở bước này khó khăn nhất là việc phân tích trọn vẹn những yêu cầu trong việc hình thành cơ sở dữ liệu cho một đơn vị. Trong giai đoạn này người thiết kế phải tìm hiểu kỹ xem việc xử lý dữ liệu ở đơn vị ra sao để từ đó có cái nhìn tổng quát trước khi chính thức bắt tay vào thiết kế cơ sở dữ liệu.
- Bước 2: Nhận diện những thực thể
Sau khi đã tìm hiểu kỹ tién trình xử lý, nhà thiết kế phải nhận diện được nhưngdx thực thể sẽ làm việc. Mỗi thực thể được xem như là một đối tượng xử lý rõ ràng, riêng biệt. Những thực thể này có thể được biển diễn bởi những bảng dữ liệu trong cơ sở dữ liệu. Khi cần thiết có thể thêm vào những bảng dữ li...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status