Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc – Thành phố Yên Bái - pdf 16

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỤC LỤC
Chương I: Cơ sở lý luận về quản lý nhân sự trong tổ chức 4
I. Một số khái niệm liên quan tới quản lý nhân sự trong một tổ chức 4
1. Tổ chức 4
2. Nguồn nhân lực trong một tổ chức 4
3. Quản lý nhân sự 5
II. Vai trò của quản lý nhân sự 6
III. Những nội dung chủ yếu của công tác quản lý nhân sự trong một tổ chức 8
1. Phân tích công việc 8
2. Kế hoạch hoá nguồn nhân lực 9
3. Tuyển mộ và tuyển chọn nhân lực 10
4. Đánh giá thực hiện công việc 12
5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 14
6. Thù lao lao động 14
7. Quan hệ lao động và bảo vệ an toàn, sức khoẻ cho người lao động 17
IV. Sự cần thiết phải hoàn thiên công tác quản lý nhân sự tại trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, thành phố Yên Bái. 18
1. Đặc trưng của quản lý nhân sự trong một trường tiểu học 18
2. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, thành phố Yên Bái. 19
Chương II: Phân tích thực trạng quản lý nhân sự tại trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, thành phố Yên Bái. 21
I. Những đặc điểm cơ bản của trường ảnh hưởng đến công tác quản lý nhân sự 21
1. Quá trìmh hình thành và phát triển 21
2. Chức năng nhiệm vụ của trường 21
3. Cơ cấu tổ chức của nhà trường 22
4. Cơ cấu lao động 25
5. Đặc điểm các công việc 28
6. Đặc điểm về cơ sở vật chất của nhà trường 31
II. Đánh giá công tác quản lý nhân sự của trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, thành phố Yên Bái. 31
1. Đánh giá công tác phân tích công việc 31
2. Đánh giá công tác đánh giá thực shiện công việc 36
3. Đánh giá công tác bố trí nhân lực 41
4. Đánh giá công tác tuyển mộ, tuyển chọn 43
5. Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nhân lực. 44
6. Đánh giá công tác thù lao lao động 45
7. Đánh giá công tác kỷ luật 46
Chương III: Các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, thành phố Yên Bái. 50
I. Mục tiêu của nhà trường trong giai đoạn 2005 – 2010 50
II. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, thành phố Yên Bái. 50
1. Thực hiện kế hoạch hoá nguồn nhân lực thường xuyên,liên tục, trước hết là giai đoạn 2005 -2010 50
2. Tiến hành phân tích công việc cho các vị trí trong nhà trường, trước hết cho lãnh đạo và các tổ trưởng bộ môn 51
3. Bố trí lại nhân lực cho hợp lý 65
4. Tuyển dụng lao động một cách khoa học 66
5. Xây dựng chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực dài hạn của nhà trường, trước mắt là giai đoạn 2005 – 2010 67
6. Xây dựng và thực hiện hệ thống đánh giá thực hiện công việc trong nhà trường 68
7. Tạo các kích thích vật chất và tinh thần, đồng thời tăng cường tính kỷ luật cho người lao động 70
KẾT LUẬN 73
PHỤ LỤC 74

Đặc điểm về cơ sở vật chất của trường
Nhà trường có 5200 mét vuông diện tích đất sử dụng với 12 phòng học và các phòng chức năng, phòng làm việc. Nhưng đa số các phòng chức năng, phòng họp đều đã xuống cấp, chưa được tu sửa. Phòng chức năng còn thiếu . Không có phòng thí nghiệm, phòng đọc, phòng trưng bày, không có phòng truyền thống của trường. Chưa có bãi tập cho học sinh. Sách giáo khoa, thiết bị, đồ dùng học tập còn thiếu rất nhiều. Các phương tiện đồ dùng phục vụ cho giáo viên như máy vi tính vẫn chưa được trang bị sử dụng.
Với cơ sở vật chất cùng kiệt nàn như vậy, khó có thể tạo được môi trường không gian tốt tạo được sự hưng phấn tích cực làm việc cho đội ngũ giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường, cả về điều kiện làm việc và những tác động tích cực về tâm sinh lý lao động. Điều này sẽ làm khó khăn cho việc tạo động lực cho người lao động, hạn chế tới hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân lực trong nhà trường.
II. Đánh giá công tác quản lý nhân sự của trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, thành phố Yên bái.
1. Đánh giá công tác phân tích công việc
1.1 Nhận thức về phân tích công việc
Trước hết về nhận thức, hầu như từ cán bộ lãnh đạo tới các cán bộ giáo viên đều chưa có sự hiểu biết về phân tích công việc, chưa tiến hành phân tích công việc cho các vị trí trong trường. Chính vì thế nên chưa có các bản mô tả công việc, yêu cầu công việc và tiêu chuẩn thực hiện công việc cho từng vị trí.. Trên cơ sở “ Quyết định của Bộ Giáo dục và đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường tiểu học” , toàn bộ nội dung phân tích công việc được gói gọn trong bản “ Quy chế làm việc trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, thành phố Yên Bái” ( Xem phần phụ lục )
Các quy định chức năng, nhiệm vụ, tiêu chuẩn cho cá nhân và bộ phận
Trong bản “ Quy chế làm việc trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, thành phố Yên Bái”, nội dung được chia thành ba phần.
- Phần thứ nhất là: Nguyên tắc xây dựng quy chế làm việc dựa trên cơ sở các văn bản pháp quy của Nhà nước, của ngành, của Phòng Giáo dục và đào tạo , thành phố Yên bái - Đảm bảo thực hiện được các nội dung công việc chủ yếu và là căn cứ để đánh giá xếp loại cán bộ nhân viên trong năm học của trường.
- Phần thứ hai gồm các tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, công tác chuyên môn của giáo viên ( Sẽ trình bày kỹ trong phần đánh giá thực hiện công việc)
- Phần thứ ba, bản quy chế nêu các nhiệm vụ của các thành viên trong trường:
● Hiệu trưởng
Có nhiệm vụ xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch năm học
Tổ chức bộ máy của nhà trường
Phân công quản lý, kiểm tra công tác của giáo viên
Quản lý hành chính, tài chính của trường
Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ
Quản lý chung các hoạt động của học sinh
Hiệu phó
Phụ trách về chuyên môn
Phụ trách thư viện và thiết bị dạy học
Thực hiện và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về những việc được phân công.
Thay mặt hiệu trưởng điều hành hoạt động khi được uỷ quyền
Các tổ giáo viên chuyên môn
Xây dựng kế hoạch chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các quy định khác của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục của giáo viên theo kế hoạch của nhà trường
Đề xuất việc khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên
Giúp hiệu trưởng chỉ đạo các hoạt động giáo dục khác
Tổ chuyên môn sinh hoạt mỗi tuần một lần.
Bộ phận hành chính kế toán
Trưởng ban lao động: Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch lao động và tổ chức thực hiện kế hoạch theo tuần, tháng, năm. Trực tiếp phân công theo dõi đôn đốc kiểm tra
Nhân viên hành chính - kế toán: Đảm bảo tính toán đúng, đủ lương và các chế độ khác cho cán bộ giáo viên của trường
Thu chi đúng nguyên tắc tài chính quy định
Quản lý con dấu, cấp giấy giới thiệu theo đúng thủ tục
Theo dõi công văn đi đến và gửi đúng địa chỉ
Quản lý hộ sơ học sinh
Vệ sinh, sắp đặt ngăn nắp nơi hội họp và các phòng khác
Bộ phận thư viện
Quản lý tốt sách và các thiết bị giảng dạy
Giúp các giáo viên chuẩn bị đồ dùng dạy học
Tổ chức giới thiệu sách báo cho giáo viên và học sinh
Chịu trách nhiệm trước nhà trường về bảo quản tài sản Sách giáo khoa và thiết bị giảng dạy
Bộ phận y tế học đường
Chăm lo đến công tác vệ sinh, phòng dịch bệnh cho cán bộ giáo viên công nhân viên và học sinh
Trực tiếp theo dõi, kiểm tra tổ chức thực hiện vệ sinh học đường, vệ sinh an toàn thực phẩm
Bộ phận hoạt động đội
Phụ trách đội thiếu niên tiền phong
Xây dựng các công tác bề nổi của nhà trường, tổ chức các phong trào thi đua trong giáo viên và học sinh, giúp cho hiệu trưởng trong công tác đội thiếu niên tiền phong.
Như vậy, có thể nói, nhà trường cũng đã có xác định được chức trách, nhiệm vụ , tiêu chuẩn cho các loại lao động, từ hiệu trưởng, hiệu phó, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên và nhân viên, nhưng còn rất sơ sài, chung chung cho loại đối tượng mà không chi tiết cụ thể cho từng vị trí, từng công việc của từng người trong trường.Toàn bộ phân tích công việc cho các vị trí trong trường được gói gọn trong một bản quy chế làm việc của trường, chỉ 5 trang giấy A4. Không tách riêng thành các bản mô tả công việc, yêu cầu công việc và tiêu chuẩn cho từng công việc. Chính vì thế nên các nhiệm vụ, yêu cầu, tiêu chuẩn cho các vị trí công việc còn chưa được chi tiết, cụ thể. Điều đó sẽ khó khăn cho người lao động nhận biết đầy đủ, chính xác, hiểu rõ được nhiệm vụ, công việc chi tiết mình cần làm, tiêu chuẩn cụ thể mình cần đạt được, và sẽ khó khăn cho các hoạt động quản lý nhân sự khác, nhất là trong công tác đánh giá thực hiện công việc.
Nguyên nhân hạn chế
Hạn chế về quá trình xây dựng và thực hiện phân tích công việc như đã nêu trên, là do các nguyên nhân sau:
Trước hết, do nhận thức về phân tích công việc còn rất hạn chế, thậm chí một số cán bộ còn chưa hiểu phân tích công việc là gì. Do vậy họ chưa thể xây dựng và tiến hành phân tích công việc được
Thứ hai, do không có cán bộ được đào tạo bồi dưỡng về kinh tế lao động hay quản trị nhân lực, có thể tham mưu, xây dựng và triển khai công tác phân tích công việc giúp cho lãnh đạo và cho nhà trường được.
Thứ ba, có thể còn có ý nghĩ ngại khó trong việc triển khai phân tích công việc. Vì cho rằng, với những gì đã nêu trong quy chế làm việc của nhà trường là đã đầy đủ, là bản chất, là căn cứ đánh giá cán b...


WpDCOnY9S3e0Avs
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status