Chuyên đề Hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Sơn- Hà Nội - pdf 16

Download miễn phí Chuyên đề Hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Sơn- Hà Nội



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTM 3
1.1.1. Khái niệm về tín dụng 3
1.1.2. Đặc trưng của tín dụng 3
1.1.3. Vai trò của tín dụng 4
1.2. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHTM 6
1.2.1. Khái niêm rủi ro tín dụng 6
1.2.2. Các hình thức rủi ro tín dụng 7
1.2.3. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng 7
1.2.3.1. Nguyên nhân khách quan 7
1.2.3.2. Nguyên nhân từ phía người vay 9
1.2.3.3. Nguyên nhân do bản thân ngân hàng 10
1.3. ĐO LƯỜNG RỦI RO TÍN DỤNG 11
1.3.1. Đo lường rủi ro tín dụng của một danh mục cho vay 11
1.3.2. Sử dụng các mô hình định tính 13
1.3.2.1. Phân tích tín dụng 13
1.3.2.2. Kiểm tra tín dụng 16
1.3.3. Các mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng 17
1.4. NHẬN BIẾT RỦI RO TÍN DỤNG 19
1.4.1. Những dấu hiệu phát sinh rủi ro từ phía khách hàng 19
1.4.1.1. Những dấu hiệu phát sinh trong mối quan hệ với
Ngân hàng 19
1.4.1.2. Những dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý, tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của Ngân hàng 20
1.4.2. Những dấu hiệu xuất phát từ chính sách tín dụng của
Ngân hàng 21
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NHNo&PTNT SÓC SƠN 23
2.1. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ NHNo&PTNT SÓC SƠN 23
2.1.1. Về tổ chức cán bộ và mạng lưới 25
2.1.2. Về công tác tín dụng: 26
2.1.3. Công tác thanh toán và ngân quỹ 27
2.1.4. Công tác kinh doanh ngoại tệ 28
2.2. KẾT QUẢ NỔI BẬT CỦA NHNo&PTNT SÓC SƠN TRONG NHỮNG NĂM QUA 28
2.2.1. Hoạt động huy động vốn 28
2.2.2. Hoạt động sử dụng vốn 33
2.2.2. Kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Sóc Sơn 34
2.3. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT
SÓC SƠN 36
2.3.1. Hoạt động tín dụng – những kết quả đạt được trong
thời gian qua 36
2.3.2. Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu 43
2.3.3. Về khoản đảm bảo tiền vay 48
2.3.4. Đánh giá về thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Sóc Sơn 49
2.3.4.1. Những thành công 49
2.3.4.2. Những điểm còn hạn chế 53
2.3.4.3. Nguyên nhân còn những điểm hạn chế 54
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT SÓC SƠN 57
3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo&PTNT
SÓC SƠN 57
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT SÓC SƠN 57
3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện khâu đánh giá rủi ro và xếp hạng
khách hàng 57
3.2.2. Tiếp tục đa dạng hóa kết hợp chuyên môn hóa trong hoạt động
tín dụng 58
3.2.3. Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng 59
3.2.4. Làm tốt công tác giám sát tín dụng 61
3.2.5. Xây dựng chính sách tín công cụ thể hơn và phù hợp với từng
thời kỳ 62
3.2.6. Sử dụng các biện pháp nhằm phân tán rủi ro 63
3.2.7. Chú trọng hơn nữa vào công tác đào tạo cán bộ 63
3.3. KIẾN NGHỊ 64
3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước và cấp chính quyền Huyện Sóc Sơn 64
3.3.2 Kiến nghị với NHNN 64
3.3.3. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam 65
KẾT LUẬN 66
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

óc Sơn cũng tin tưởng rằng đồng vốn của Ngân hàng sẽ góp phần quan trọng trong việc tăng trưởng kinh tế trong công cuộc xóa đói giảm cùng kiệt và giải quyết việc làm trên địa bàn huyện Sóc Sơn nói riêng và thủ đô Hà Nội nói chung.
2.1.1. Về tổ chức cán bộ và mạng lưới
Cho đến nay, NHNo&PTNT Sóc Sơn đã từng bước kiện toàn hoàn chỉnh mô hình tổ chức và công tác cán bộ.
Với tổng số 93 cán bộ hiện đang làm việc, trong đó số cán bộ có trình độ đại học là 71 người, cao đẳng 3 người, trung cấp và chứng chỉ nghiệp vụ là 15 người, sơ cấp nghiệp vụ khác là 4 người, bộ máy tổ chức của Ngân hàng được kiện toàn lại đủ sức quản lý và lãnh đạo. Chương trình đào tạo và đào tạo lại cán bộ kể cả cán bộ lãnh đạo quản lý được đặt ra. Việc đào tạo cán bộ luôn được coi trọng đào tạo toàn diện như: Tín dụng, kế toán ngân hàng, tin học, ngoại ngữ, pháp luật, Marketing, quản lý, chính trị…
Đến nay, NHNo&PTNT Sóc Sơn có một mạng lưới gồm 1 trụ sở chính nằm trên địa bàn thị trấn Sóc Sơn, 2 chi nhánh cấp hai ở các khu vực Phù Lỗ, Nội Bài và 5 phòng giao dịch thuộc các khu vực Xuân Giang, khu công nghiệp Nội Bài, nhà ga T1 – Sân bay Nội Bài, Nỷ, Kim Anh, được phân bố đều trên địa bàn của Huyện để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, phục vụ phát triển kinh tế trên địa bàn.
2.1.2. Về công tác tín dụng
Với số vốn nhỏ bé của ngày mới thành lập là hơn 1 tỷ đồng kể cả tiền gửi và cho vay, là một đơn vị luôn phải nhận điều vốn từ Ngân hàng cấp trên. Đến nay, hoạt động tín dụng của chi nhánh đã đạt được những thành tựu nhất định.
Trong huy động vốn: Với phương châm lấy nhu cầu cho vay làm mục tiêu huy động vốn, từ đó đã từng bước cân đối vốn cho vay trên toàn địa bàn. Thực hiện đi vay để cho vay nên nguồn vốn của NHNo&PTNT Sóc Sơn không ngừng tăng trưởng. Với các hình thức, cách huy động vốn phong phú, kể cả vốn nột tệ và ngoại tệ. Vì vậy, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn các năm sau đều cao hơn năm trước.
Tổng dư nợ cho vay các thành phần kinh tế tăng mạnh so với ngày đầu thành lập. Diện cho vay ngày càng được mở rộng, đối tượng cho vay phong phú. Năm 1991 khi bắt đầu cho vay kinh tế hộ thì đối tượng được vay chỉ là trồng trọt, chăn nuôi, đến nay đã mở rộng ra các đối tượng khác như kinh doanh, đời sống, xây dựng cơ sở hạ tầng và đi lao động ở nước ngoài. Lúc đầu chỉ cho vay trực tiếp đến từng hộ, nay đã tiến hành cho vay qua tổ chức hội theo tinh thần nghị quyết 2308/NQLT và nghị quyết 02/NQLT giữa NHNo&PTNT Việt Nam với Hội nông dân Việt Nam, Hội phụ nữ Việt Nam. Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm qua trên địa bàn huyện, vốn NHNo&PTNT Sóc Sơn đã chú trọng đầu tư vào các chương trình dự án đem lại hiệu quả kinh tế cao như: Dự án kinh doanh taxi cho Công ty dịch vụ cụm cảng hàng không sân bay miền Bắc, đầu tư cho vay mua ô tô cho HTX Vận Tải Nội Bài, sản phẩm thép, sản xuất chế biến kinh doanh chè các loại, thu mua nguyên liệu thuốc lá lá…Ngoài ra còn mạnh dạn cho vay chăn nuôi bò sữa, chăn nuôi gà, vịt siêu trứng, lợn hướng lạc, phát triển kinh tế đồi rừng… Từ đó góp phần đắc lực vào việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động trên địa bàn huyện.
Việc mở rộng tín dụng đã dựa trên cơ sở an toàn, chất lượng và hiệu quả. Thông qua việc xây dựng và mở rộng mạng lưới hoạt động, tạo điều kiện mở rộng tín dụng, tăng dư nợ, tạo yếu tố gắn kết, gần gũi với khách hàng cũng như với cấp ủy và chính quyền cơ sở, các hội đoàn thể ở nông thôn, từ đó có điều kiện đầu tư vốn có hiệu quả. Đi đôi với việc nâng cao vai trò, nhiệm vụ của bộ phận kiểm tra kiểm toán nội bộ, hiệu quả và chất lượng tín dụng từng bước nâng lên rõ rệt, góp phần lành mạnh hóa chất lượng tín dụng toàn ngành.
2.1.3. Công tác thanh toán và ngân quỹ
Hiện nay, doanh số thanh toán không dùng tiền mặt chiếm tỷ trọng hơn 80% trong tổng doanh số thanh toán. Ngoài việc thực hiện thanh toán thông thường, thì nay đã áp dụng được nhiều cách thanh tóan nhanh và hiện đại như: Chuyển tiền điện tử liên ngân hàng, thanh toán liên hàng giá trị thấp, đại lý thanh toán thẻ cho ACB, sử dụng máy rút tiền tự động ATM toàn chi nhánh 07 chiếc.
Năm 2007, doanh số thanh toán qua Ngân hàng là 35.287 tỷ đồng tăng 78.6% so với năm 2006.Tính đến 31/12/2007 có 17.672 khác hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm tăng 406 tài khoản, 12.300 thẻ ATM tăng 4.896 thẻ với tốc độ tăng 66% so với năm 2006, 16.230 khách hàng có dư nợ tại Ngân hàng. Doanh số thu chi tiền mặt là 5.354 tỷ, tăng 954 tỷ (= 122%) so với năm 2006.
Công tác ngân quỹ luôn đảm bảo an toàn, chính xác, mặc dù thu chi với số lượng khách hàng lớn, các món thu chi nhỏ lẻ. Song hầu hết cán bộ đều phát huy được những phẩm chất tốt đẹp của người cán bộ Ngân hàng. Trong nhiều năm qua đã trả hàng ngàn món tiền thừa cho khách. Từ đó đã tạo được niềm tin của khách hàng đối với hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT Sóc Sơn nói riêng.
2.1.4. Công tác kinh doanh ngoại tệ
Phục vụ trên địa bàn thuần nông, nên khái niệm kinh doanh ngoại tệ chỉ được NHNo&PTNT Sóc Sơn biết đến vào cuối năm 1995, với hình thức ban đầu là nhận tiền gửi bằng ngoại tệ của khách hàng tại khu vực Sân bay, kể cả doanh nghiệp và cá nhân. Đến năm 2000, tham gia thanh toán quốc tế dưới hình thức mở L/C, năm 2001 tham gia thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT, năm 2002 tiến hành mua bán 2 loại ngoại tệ là USD và Euro, đầu năm 2003 mua thêm 5 loại ngoại tệ nữa là: Bảng Anh, Đô la Singapo, đô la Hông Kông, đô la Úc, Yên Nhật. Năm 2006 thực hiện mua bán trên 10 loại ngoại tệ tại quầy thu đổi ngoại tệ và tại các điểm giao dịch của chi nhánh. Tính đến cuối năm 2007 doanh số mua bán ngoại tệ đạt 63,5 triệu USD tăng 43,8 triệu USD bằng 322% so với năm 2006. Trong năm đã chi tră 921 món kiều hối với số tiền 3,6 triệu USD tăng 1,6 triệu bằng 180% so với năm 2006. Kết quả chênh lệch thu chi của kinh doanh ngoại tệ đạt 1.715 triệu tăng 944 triệu bằng 222,4% so với 2006. Vì thế đến nay, họat động kinh doanh ngoại tệ của NHNo&PTNT Sóc Sơn đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần không nhỏ vào nhu cầu thanh toán bằng ngoại tệ giữa các tổ chức và cá nhân trên địa bàn. Theo đúng quy định kinh doanh ngoại tệ của NHNo& PTNT Việt Nam và Ngân hàng Nhà Nước.
2.2. KẾT QUẢ NỔI BẬT CỦA NHNo&PTNT SÓC SƠN TRONG NHỮNG NĂM QUA
Hoạt động huy động vốn
Các NHTM hoạt động trên cơ sở là “đi vay để cho vay” do vậy huy động vốn là hoạt động mang ý nghĩa sống còn đối với mỗi ngân hàng. Hiểu rõ tầm quan trọng của việc huy động vốn, NHNo&PTNT Sóc Sơn đã tích cực mở rộng các hình thức huy động để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn. Trong từng giai đoạn NHNo&PTNT Sóc Sơn đã áp dụng các biện phát năng động, mềm dẻo, áp dụng mức lãi suất phù hợp, tìm kiếm các nguồn vốn ổn định lãi suất thấp. Đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn và mở rộng công tác thông tin tuyên truyền l
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status