Phân tích thiết kế hệ thống Quản lý điểm học sinh trung học phổ thông - pdf 16

Download miễn phí Đề tài Phân tích thiết kế hệ thống Quản lý điểm học sinh trung học phổ thông



MỤC LỤC
I. Cơ sở lý thuyết: 2
1. Ứng dụng tin học trong công tác quản lý điểm. 2
2. Thông tin ra vào hệ thống: 2
2.1 Thông tin đầu vào: 2
2.2 Thông tin đầu ra: 2
II. Mô hình bài toán: 3
1. Các kho dữ liệu cần thiết: 3
2. Xác định sơ đồ dòng dữ liệu trong hệ thống. 3
3. Các tác nhân của hệ thống: 4
4. Xác định tên luồng dữ liệu trong hệ thống: 4
5. Các sơ đồ luồng dữ liệu trong hệ thống: 4
6. Sơ đồ phân cấp chức năng của hệ thống: 5
III. Xây dựng bài toán 6
1. Lập danh sách học sinh: 6
2.Quá trình quản lý điểm. 6
3. Xếp loại hạnh kiểm đạo đức: 6
4. Báo cáo tổng kết: 6
IV. Phân tích hệ thống: 8
1. Sơ đồ phân cấp chức năng quản lý hồ sơ học sinh 8
2. Sơ đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh. 9
3. Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh 10
4. Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 của chức năng quản trị hệ thống 11
5. Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 của chức năng xử lý điểm 11
6. Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 của chức năng xử lý kết quả điểm 12
7. Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 của chức năng tra cứu. 13
VI. Xây dựng các file chương trình 14
1. Các bảng cơ sở dữ liệu 14
1.1 Bảng hồ sơ học sinh(hosohs) 14
1.2.Bảng danh mục mục lớp(dmlop) 14
1.3. Bảng danh mục môn(dmmon) 14
1.4. Bảng danh mục điểm(dmdiem) 15
1.5. Bảng hạnh kiểm(hanhkiem) 15
1.6. Bảng báo cáo(baocao) 16
2. Mối quan hệ giữa các thực thể: 16
3. Mô hình dữ liệu quan hệ trong chương trình 17
4. Các bước tiến hành: 17
5. Chế độ cho điểm. 18
6. Các loại điểm kiểm tra. 19
7. Hệ số điểm kiểm tra. 19
8. Cách tính điểm trung bình các môn cả năm cho mỗi học sinh. 21
9. Xếp loại học lực: 22
VII. Quy luật phép biến đổi thông tin trong hệ thống 24
1. Mô tả hệ thống quản lý điểm của học sinh trong trường phổ thông trung học. 24
Chương II : KẾT QUẢ 29
Chương III: KẾT LUẬN 32

Trong thời đại ngày nay chúng ta đang chứng kiến sự thay đổi lớn lao về công nghệ thông tin cũng như nhiều điều kỳ diệu do khoa học công nghệ mang lại. Cùng với sự phát triển của ngành KHKT, công nghệ thông tin trên toàn cầu nói chung và tin học nói riêng ngày càng thâm nhập trực tiếp vào đời sống x• hội. Việc ứng dụng tin học vào các ngành khoa học, kĩ thuật, quản lý, sản xuất . . . không còn là điều xa lạ và mới nữa. Tin học nó thực sự trở thành công cụ hữu hiệu phục vụ đắc lực cho hoạt động của con người và trong đời sống x• hội. Chính vai trò to lớn này ngành tin học mà có thể gọi thời đại ngày nay là thời đại của công nghệ thông tin. Sự chính xác cao, khả năng lưu trữ lớn, tốc độ xử lý thông tin nhanh, đ• mở ra nhiều ứng dụng cho máy tính trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhờ những chức năng ưu việt ấy mà máy tính đ• giúp con người thoát khỏi công việc thủ công, nâng cao năng suất lao động.
Mặc dù máy tính không có khả năng thay thế hoàn toàn cho con người nhưng lợi dụng khả năng tính toán nhanh, chính xác, người lập trình có thể viết phần mềm giúp cho người sử dụng cập nhật hệ thống được dễ dàng. Một giao diện rõ ràng, thân thiện sẽ giúp cho những người sử dụng không chuyên cũng có thể tìm thấy ở máy tính một sự trợ giúp đắc lực. Nó hỗ trợ hiệu quả công việc truyền thống hàng ngày một cách tốt nhất, nhanh nhất mà trước đây họ vẫn phải thực hiện một cách thủ công và rất dễ gây ra những nhầm lẫn đáng tiếc. Máy tính còn có khả năng lưu trữ một khối lượng lớn thông tin. Thông tin được tổ chức lưu trữ trong máy tính có thể đảm bảo tính khách quan, chính xác. Thông tin sẽ mang tính tập trung hơn, giúp cho các đối tượng có nhu cầu truy cập thông tin được nhanh, dễ dàng và tiện lợi. Máy tính ngày nay không chỉ đươc ứng dụng rộng d•i ỏ các công ty, xí nghiệp, nhà máy mà còn cả trong các trường học. Máy tính được đem vào trường học với mục đích quản lý điểm cho một trường PTTH sẽ thay thế toàn bộ các Sổ điểm chính vẫn dùng hiện nay. Và cũng có thể dùng thay thế cho tất cả các Sổ điểm cá nhân mà các Giáo viên bộ môn vẫn sử dụng hiện nay. Như vậy tất cả điểm số của các học sinh được tập trung lại, không còn phân tán rải rác như trước đây vì mỗi giáo viên quản lý một Sổ điểm cá nhân dành riêng cho một lớp. Điểm số được cập nhật vào máy tính theo định kỳ, có thể quy định một thời gian hợp lý, chẳng hạn một tuần một lần cho phép Giáo viên bộ môn vào điểm trong máy tính hay một tháng ….
Như vậy điểm số được cập nhật thường xuyên và tập trung giúp cho các đối tượng có nhu cầu truy cập Hệ thống có thể lấy ra được những thông tin cần thiết.
Việc sử dụng máy tính để quản lý điểm của toàn bộ một trường PTTH sẽ đảm bảo được những yếu tố sau :
- Tính phổ biến khách quan: Giúp Giáo viên Chủ nhiệm (GVCN), tất cả các học sinh (HS) trong lớp, các Giáo viên Bộ môn (GVBM) , các Phụ huynh, Nhà trường (BGH) có thề nắm được tình hình học tập của các HS trong lớp, trong trường tại một thời điểm bất kỳ trong quá trình học tập tôt nhất (trong một Học kỳ) thông qua điểm số các môn.
- Tính chính xác: Máy tính được dùng thay thế để tính toán điểm đảm bảo độ chính xác. Các sai sót do vào nhầm điểm, vào sai điểm thể biết được nhờ học sinh phản ánh lên giáo viên để sửa chữa.
- Hệ thống giúp học sinh có được một sự so sánh tương quan kết quả học tập của mình với các thành viên trong lớp. Từ đó mà mỗi học sinh có kế hoạch học tập, phấn đấu cho riêng mình.
- Hệ thống còn giúp GVCN và BGH có được thông tin hiện tại về điểm học sinh để kịp thời phê bình , khen thưởng…
Trong quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp này cùng với sự nỗ lực của bản thân và sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Khương Duy, em đ• hoàn thành bản đề tài tốt nghiệp đúng thời gian quy định. Do trình độ có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót kính mong sự đóng góp ý kiến quý báu của quý thầy cô trong bộ môn và các bạn đồng nghiệp để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn

Chương I
Khảo sát hệ thống hiện tại

I .Khảo sát thực tế
Hiện nay việc ứng dụng tin học trong quản lý điểm ở các trường PTTH trên cả nước diễn ra không đồng đều ở nhiều mức độ khác nhau. Một số ít trường đ• ứng dụng tin học trong quản lý điểm học sinh. Tuy nhiên đa số các trường PTTH ở nước ta hiện nay, do điều kiện còn khó khăn về cơ sở vật chất và trình độ tin học của các cán bộ quản lý nên công tác quản lý điểm còn được tiến hành thủ công .
Hệ thống quản lý điểm của một trường PTTH được xây dựng trên cơ sở khảo sát thực tế hệ thống quản lý điểm của một trường PTTH với chương trình đào tạo bình thường trong hệ thống khối các trường PTTH trong cả nước - Đó là trường PTTH Kim Thành tỉnh Hải Dương.
Khảo sát được tiến hành trên 3 mức khác nhau:
- Mức l•nh đạo: Hiệu trưởng nhà trường
- Mức điều phối quản lý: giáo viên chủ nhiệm.
- Mức thừa hành: các thầy cô giáo bộ môn.
II. Thông tin thực tế thu đươc

Y3N2zHqr2C6h137
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status