Luận văn Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đoan Hùng - Tỉnh Phú Thọ - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đoan Hùng - Tỉnh Phú Thọ



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU1
CHƯƠNG I: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI2
I.Ngân hàng thuơng mại trong nền kinh tế thị trường2
1.Ngân hàng thương mại và vai trò của Ngân hàng thương mại2
1.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại2
1.2. Vai trò của Ngân hàng thương mại2
2. Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại 3
2.1. Hoạt động huy động vốn3
2.2. Hoạt động sử dụng vốn3
2.3. Hoạt động trung gian thanh toán4
3. Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM4
II. Rủi ro tín dụng của NHTM5
1. Khái niệm rủi ro tín dụng5
2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng5
2.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng7
2.3 Nguyên nhân khác8
3. Sự cần thiết phải phòng ngừa rủi ro tín dụng8
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN ĐOAN HÙNG - TỈNH PHÚ THỌ
I. Khái quát về chi nhánh NHNo&PTNT huyện Đoan Hùng
1.Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh
2. Cơ cấu tổ chức
3. Tình hình hoạt động kinh doanh
3.1 Hoạt động huy động vốn
3.2 Hoạt động cho vay
5. Các hoạt động khác
II. Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNThuyện Đoan Hùng
1. Nhận dạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT Đoan Hùng
2. Tình hình chung về nợ quá hạn
3. Phân tích nợ quá hạn
3.1. Theo loại tín dụng và theo thành phần kinh tế
3.2. Nợ quá hạn theo thời gian
4. Những kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Đoan Hùng
4.1. Những kết quả đạt được trong công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng
4.2. Tồn tại và nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN ĐOAN HÙNG - TỈNH PHÚ THỌ
I. Định hướng phát triển của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Đoan Hùng
II. Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Đoan Hùng
1. Xây dựng và thực hiện tốt chiến lược khách hàng
2. Thực hiện quy trình tín dụng chặt chẽ
3. Thực hiện các giải pháp phòng ngừa và phân tán rủi ro
4. Nghiêm chỉnh thực hiện quy chế bảo đảm tiền vay29
5. Tích cực tìm mọi biện pháp giảm nợ quá hạn
6. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ
7. Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, rèn luyện đạo đức phẩm chất cho cán bộ Ngân hàng
III. Một số kiến nghị
1. Đối với Ngân hàng Nhà nước
2. Đối với nhà nước
KẾT LUẬN
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

c tín dụng khác. Vì vậy, kết quả kinh doanh của Ngân hàng phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của nền kinh tế và đương nhiên nó phụ thuộc rất lớn vào tình hình tổ chức sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và khách hàng. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng không thể có kết quả tốt khi hoạt động kinh doanh của nền kinh tế chưa tốt hay nói cách khác hoạt động kinh doanh của Ngân hàng sẽ có nhiều rủi ro khi hoạt động kinh tế có nhiều rủi ro. Rủi ro xảy ra dẫn tới tình trạng mất ổn định trên thị trường tiền tệ, gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, làm ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế và đời sống xã hội. Do đó, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng không những là vấn đề sống còn với Ngân hàng mà còn là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế, góp phần vào sự ổn định và phát triển của toàn xã hội.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN ĐOAN HÙNG - TỈNH PHÚ THỌ
I. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN ĐOAN HÙNG.
1.Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đoan Hùng được thành lập từ tháng 2 năm 1981 với tên gọi ban đầu là Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp huyện Đoan Hùng. Từ khi thành lập đến năm 1988 Ngân hàng nông nghiệp huyện Đoan Hùng là một Ngân hàng cơ sở đảm nhận nhiệm vụ huy động vốn chủ yếu bằng hình thức tiết kiệm và thực hiện chức năng cung ứng vốn tiền mặt cho toàn bộ cơ quan hành chính sự nghiệp và đơn vị sản xuất trên địa bàn huyện. Thời kỳ này hoạt động Ngân hàng mang tính bao cấp. Từ khi có nghị quyết Ban chấp hành TW Đảng khoá 6 quyết định chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ cơ chế tập chung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, điều này đòi hỏi có sự đổi mới căn bản cơ cấu tổ chức bộ máy và hoạt động của hệ thống Ngân hàng. Thực hiện nghị quyết Ban chấp hành TW Đảng, ngày 26-3-1988 Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định chuyển hoạt động Ngân hàng sang kinh doanh xã hội chủ nghĩa và từ ngày 26-3-1988 hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam ra đời với nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ khác. Trong đó NHNo&PTNT huyện Đoan Hùng là một đơn vị cơ sở trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ có trụ sở chính đóng tại trung tâm thị trấn Đoan Hùng - Tỉnh Phú Thọ.
Ngân hàng No&PTNT huyện Đoan Hùng là một đơn vị hoạt động trên địa bàn huyện miền núi. Mặc dù những năm gần đây cơ sở hạ tầng nông thôn huyện đã có sự thay đổi, nhưng nhìn chung nền sản xuất hàng hoá và thị truờng chưa phát triển mạnh, đời sống của người dân còn khó khăn, dân trí chưa cao đã ít nhiều ảnh hưởng tới hoạt động của Ngân hàng.
Là một Ngân hàng thương mại duy nhất trên địa bàn vừa thực hiện kinh doanh tiền tệ tín dụng vừa thực hiện chính sách tín dụng theo chương trình xoá đói giảm cùng kiệt phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương. Hiện tại NHNo&PTNT huyện Đoan Hùng có mạng lưới hoạt động rộng khắp tới các xã thuộc địa bàn toàn huyện. Với mạng lưới hoạt động đó đã rút ngắn khoảng cách từ Ngân hàng tới khách hàng đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư, phương án phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, phục vụ đời sống của khách hàng.
NHNo&PTNT huyện Đoan Hùng đang từng bước phấn đấu để góp phần hoàn thành nhiệm vụ của địa phương đồng thời không ngừng đổi mới để kinh doanh phát triển ổn định, vững chắc, hiệu quả.
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ các phòng ban.
Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Đoan Hùng có tổng số cán bộ công nhân viên là 43 người với 2 phòng nghiệp vụ, 1 phòng hành chính nhân sự và 2 chi nhánh Ngân hàng cấp 3 trực thuộc. Dưới sự điều hành của ban giám đốc hoạt động trên địa bàn 26 xã và một thị trấn. Có trụ sở chính tại trung tâm thị trấn Đoan Hùng.
Mô hình tổ chức của NHNo& PTNT Huyện Đoan Hùng
Ban giám đốc
Phòng
Nghiệp vụ
Kinh doanh
NHC3
Tây Cốc
NHC3
Chân Mộng
Phòng
Hành chính
Tổ chức
Phòng
Kế toán
Ngân quỹ
Trong đó:
Ban lãnh đạo (Gồm 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc): Chức năng lãnh đạo và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Phòng nghiệp vụ kinh doanh : Với nhiệm vụ là cho vay các doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp tư nhân và cho vay kinh tế hộ gia đình. Huy động vốn, thực hiện các dịch vụ cầm cố bảo lãnh cho các đơn vị kinh tế.
Phòng kế toán- Ngân quỹ:
- Phòng kế toán: Thực hiện các nghiệp vụ kế toán Ngân hàng, hạch toán tiền gửi, tiền vay, thanh toán chuyển tiền cho các đơn vị, làm nhiện vụ hạch toán nội bộ và làm công tác huy động vốn.
- Kho quỹ: Có chức năng chủ yếu là thu, chi tiền mặt, đáp ứng yêu cầu tiền mặt cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, cá nhân, đảm bảo an toàn kho quỹ.
Phòng hành chính- Tổ chức: Có nhiệm vụ theo dõi nhân sự, tiếp nhận và tổ chức đào tạo cán bộ, làm công tác văn phòng, hành chính văn thư lưu trữ và phục vụ hậu cần.
Hai chi nhánh NHC3: Với các chức năng tổng hợp của phòng kinh doanh và phòng kế toán.
3. Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh.
3.1 Hoạt động huy động vốn.
Huy động vốn là một yếu tố quan trọng của hoạt động Ngân hàng. Trong những năm gần đây Ngân hàng đã luôn chủ động tích cực quan tâm phát triển công tác huy động vốn. Các hình thức huy động cũng được phong phú hơn, thích hợp với nhu cầu đa dạng của người gửi tiền như kỳ phiếu, tiết kiệm kỳ hạn từ 1 đến 24 tháng, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng. Quan hệ rộng với các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế trong và ngoài huyện, phát huy được nội lực và tranh thủ dược ngoại lực. Do đó đã góp phần tăng trưởng nguồn vốn, tạo được cơ cấu hợp lý.
Bảng1: Tình hình huy động vốn.
( Đơn vị: Triệu đồng VN)
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
So sánh 2003/2004
Số tiền
T.T (%)
Số tiền
T.T (%)
Số tiền
Tăng giảm
(±)
%
tăng giảm
(±)
Tổng vốn huy động
85.357
100
101.652
100
16.295
19,1
1. Phân theo khách hàng
TG các tổ chức kinh tế
43.686
51,2
53.362
52,5
9.676
22,1
TG dân cư
41.671
48,8
48.290
47,5
6.619
15,9
2. Phân theo tính chất
TG không kỳ hạn
28.256
33,1
30.427
29,9
2.171
7,7
TG có kỳ hạn
57.101
66,9
71.225
70,1
14.124
24,7
3. Phân theo loại tiền
TG nội tệ
78.138
91,5
91.287
89,8
13.149
16,8
TG ngoại tệ
7.219
8,5
10.365
10,2
3.146
43,6
( Nguồn tài liệu: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2003-2004 )
Qua bảng số liệu ta thấy vốn huy động của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Đoan Hùng trong những năm qua có mức tăng trưởng cao đã đưa vốn huy động của Ngân hàng từ 85.357 triệu đồng năm 2003 lên 101.652 triệu đồng năm 2004. Vốn huy động năm 2004 tăng 16.295 triệu đồng, đạt mức tăng 19.1 % so với năm 2003.
Trong cơ cấu phân theo khách hàng thì tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt 53.362 triệu đồng, chiếm 52,5% trong tổng nguồn vốn huy động, tăng 9.676 triệu đồng ( tăng 22,1% ) so với năm 2003. Trong đó tiền gửi dân cư đạt 48.290triệu đồng, tăng 15,9% so với năm 2003.
Nếu phân theo tính chất của huy động vốn thì tiền gửi không kỳ hạn năm 2004 đạt 30.427 triệu đồ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status