Đề tài Lộ trình, vai trò của IPO Việt Nam hiện nay - pdf 16

Download miễn phí Đề tài Lộ trình, vai trò của IPO Việt Nam hiện nay



Việc Chính phủ yêu cầu điều chỉnh lộ trình tiến hành cung ứng cổ phần lần đầu (IPO) của các doanh nghiệp lớn thuộc sở hữu nhà nước khi tiến hành cổ phần hóa đang được nhiều chuyên gia và giới đầu tư đánh giá là động thái phù hợp tình hình thị trường.
 
Trước tình hình một loạt doanh nghiệp tiến hành IPO không thành công từ tháng 3 đến nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới đây đã yêu cầu Bộ Tài chính và Uỷ ban chứng khoán Nhà nước xem xét và điều chỉnh lại lộ trình này nhằm giữ ổn định cung cầu, hạn chế những biến động lớn trên thị trường, bảo đảm quyền lợi cho nhà đầu tư cũng như hạn chế thất thu ngân sách nhà nước.
 
Theo số liệu của Vụ chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), từ đầu năm đến nay, có hơn 40 doanh nghiệp tổ chức IPO với gần 451 triệu cổ phần được bán đấu giá, chưa kể hàng loạt cuộc đấu giá phát hành thêm cổ phiếu của các công ty đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Lộ trình, vai trò của IPO Việt Nam hiện nay
Một số không ít nhà quản lý, nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách vĩ mô cho rằng: Năm 2007, theo Quyết định số 1279/CP sẽ cổ phần hóa 20 Tổng công ty Nhà nước, 400 doanh nghiệp, trong đó có nhiều doanh nghiệp lớn, giữ vai trò trọng yếu của nền kinh tế đất nước, như Tổng công ty Ðầu tư phát triển nhà, Tổng công ty Ðầu tư phát triển hạ tầng đô thị Hà Nội, hai Tổng công ty rượu bia và nước giải khát Hà Nội và Sài Gòn và các ngân hàng Ngoại thương, Công thương, Ðầu tư - Phát triển, Nhà đồng bằng sông Cửu Long, v.v…Những doanh nghiệp này đều có quy mô vốn gấp trăm lần những doanh nghiệp đã cổ phần hóa; đều có lịch trình đưa ra đấu giá lần đầu vào quý III và quý IV năm 2007. Trong lúc cầu tăng đột biến, cung lại rất hạn chế vì nguồn vốn trong dân có hạn. Thị trường chứng khoán đang trầm lắng, giá trị giao dịch và khối lượng giao dịch ở mức rất thấp so với quý IV năm 2006 và quý I năm 2007. Chỉ số VNIndex tiếp tục giảm ở mức trên dưới 900 điểm. Nguồn cung đã và đang bị hạn chế bởi một số chính sách vĩ mô: Ðể bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng, giữ ổn định nền tài chính quốc gia, Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành văn bản quy định các ngân hàng thương mại cho vay đầu tư chứng khoán không vượt quá 3% số dư và phải tăng quỹ dự trữ bắt buộc lên gấp đôi. Nguồn vốn của các nhà đầu tư nước ngoài tuy là một tiềm năng nhưng liệu họ đã sẵn sàng vào chưa? Nếu đã vào thì liệu họ mua ở mức giá nào, hay tìm cách đầu cơ giá mua tài sản của chúng ta với giá rẻ.
Với việc đẩy nhanh cổ phần hóa (CPH) các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước, lộ trình IPO các doanh nghiệp có quy mô vốn lớn đang khiến nhiều người quan ngại thị trường sẽ “bội thực” do cung lớn hơn cầu.
Theo tin từ Vụ đổi mới doanh nghiệp (Văn phòng Chính phủ), Chính phủ đang cân nhắc lộ trình phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) của các doanh nghiệp lớn ra công chúng trong năm 2007. Chung quanh vấn đề này có nhiều ý kiến khác nhau: IPO tiếp tục "tiến" theo kế hoạch đã đề ra; IPO nên "dừng" để tránh thất thu thặng dư vốn qua đấu giá.
Một số vị lãnh đạo trong ngành chứng khoán cho rằng, trong bối cảnh thị trường niêm yết chưa có dấu hiệu phục hồi, nếu các đợt IPO vẫn được tiến hành theo đúng lộ trình trước đây, thị trường sẽ bị pha loãng, cổ phiếu bị mất giá và chắc chắn cả nhà nước và nhà đầu tư trong nước đều bị thiệt. , chỉ có nhà đầu tư nước ngoài... hoan nghênh. Phát hành IPO dồn dập sẽ gây tác động tiêu cực đến thị trường niêm yết hiện tại. Sẽ có không ít nhà đầu tư từ sàn niêm yết chính thức rút vốn chuyển sang tham gia đấu giá các cổ phiếu mới phát hành, làm khó cho các cổ phiếu trên sàn và làm mất ổn định của thị trường chính thức hiện nay.
Ông Nguyễn Trọng Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Đổi mới doanh nghiệp thuộc Văn phòng Chính phủ (VPCP), Tổ trưởng Tổ công tác CPH các tập đoàn và tổng công ty đã trao đổi : “CPH ở giai đoạn hiện nay, vấn đề chất lượng được đặt lên hàng đầu chứ không phải số lượng. Chúng ta đang tiến hành CPH những doanh nghiệp có quy mô lớn, nằm trong những lĩnh vực ngành nghề quan trọng, cho nên CPH sao cho hiệu quả là yêu cầu đầu tiên, trong đó ngoài cách thức CPH còn vấn đề rất quan trọng khác là tiến hành IPO. Ở giai đoạn hiện nay, vấn đề chất lượng cổ phần hóa được đặt lên hàng đầu chứ không phải số lượng.Mỗi doanh nghiệp cổ phần hóa bây giờ có quy mô vốn lớn bằng 100 doanh nghiệp trước đây, trong khi đó chúng ta đã có lộ trình cổ phần hóa và IPO mỗi năm hàng chục doanh nghiệp, như vậy không thể không làm thận trọng.
Những doanh nghiệp trong diện cổ phần hóa hiện nay đều có quy mô vốn gấp khoảng 100 lần những doanh nghiệp đã cổ phần hóa. Việc đẩy thêm hàng vào thị trường chứng khoán trong lúc cung đang vượt cầu có thể khiến nhà nước thất thu một lượng vốn thặng dư lớn trong các cuộc đấu giá”.
Đồng tình với ý kiến trên, ông Ngô Trí Long, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cũng cho rằng, nên điều chỉnh tiến độ IPO các doanh nghiệp “xương sống” của nhà nước, không nên bán ồ ạt cổ phần những doanh nghiệp này. “Thời điểm chưa đạt hiệu quả thì chưa nên tiến hành IPO”, ông nhấn mạnh.Ông cho rằng việc điều chỉnh IPO các doanh nghiệp nhà nước là nhằm tránh lặp lại "bài học nước Nga". Ông Long nói: "Khi cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, nước Nga đã bán tống bán tháo, bán ồ ạt cổ phần những doanh lớn. Những kẻ cơ hội đã tìm cách mua thật nhiều, thật rẻ và thâu tóm sở hữu tiền của Nhà nước". Giới truyền thông nước ngoài đã gọi tiến trình cổ phần hóa của Nga là "tấn thảm kịch!".
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Đình Cung nhận định: "Chính phủ điều chỉnh lại lộ trình IPO đối với một số doanh nghiệp nhà nước là hợp lý. Những thời điểm chưa hiệu quả thì chưa nên tiến hành IPO".
Cả 3 vị này đều có cùng nhận định nên điều chỉnh tiến độ IPO các doanh nghiệp xương sống của Nhà nước; không nên bán ồ ạt cổ phần những doanh nghiệp lớn, quan trọng của Nhà nước. Làm như vậy của cải của Nhà nước cũng là của nhân dân có nguy cơ bị một số người thâu tóm với giá rẻ. Do vậy, nên cân nhắc thận trọng, ở những thời điểm chưa đạt hiệu quả thì chưa nên tiến hành IPO ồ ạt.
Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh thì cho rằng, điều quan trọng nhất khi quyết định IPO là phải căn cứ vào cung- cầu trên thị trường để đưa ra một lượng hàng đều đặn và phù hợp. Bộ trưởng cũng cho biết, lộ trình cổ phần hóa các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước vẫn được tiến hành như quyết định của Thủ tướng, chỉ có điều cần tính toán từng giai đoạn cung hàng ra thị trường
Đồng tình với ý kiến trên, thực tế trên đã khiến không ít ngân hàng thương mại, dù rất lạc quan về khả năng thực hiện thành công IPO, cũng phải cân nhắc lại lộ trình thực hiện IPO, mà cụ thể là đánh giá lại khả năng hấp thụ vốn của thị trường.
Nhìn chung, quan điểm của Chính phủ và các chuyên gia kinh tế cũng nhận được sự đồng tình của nhiều nhà đầu tư cá nhân.
Theo phương án cổ phần hóa của Ngân hàng Công thương Việt Nam (ICB), nhà nước sẽ nắm 51% vốn, hai nhà đầu tư chiến lược nước ngoài nắm 20% vốn, phần còn lại sẽ được IPO trong nước và quốc tế. Cho dù cổ phiếu ngân hàng đang được thị trường trông đợi, thì Tổng giám đốc ICB Phạm Huy Hùng vẫn bày tỏ lo ngại về khả năng hấp thụ vốn của thị trường.
Còn theo tính toán của ông Trần Bắc Hà, Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), một nguồn cung rất lớn ra thị trường từ nay đến cuối năm, dự kiến có 4 ngân hàng thương mại và khoảng 21 tổng công ty tiến hành cổ phần hóa, sẽ quá sức đón nhận của lượng cầu và gây thiệt hại lớn cho ngân sách nhà nước.
Trong khi đang tích cực chuẩn bị để có thể thực hiện IPO vào cuối quý 4 năm nay, BIDV giữ quan điểm “Việc IPO phải được tính toán cẩn thận, không quá chạy đua về thời gian mà quan trọng nhất là phả...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status