Đề tài Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước – Cái nhìn từ hiện tại và cho tương lai - pdf 16

Download miễn phí Đề tài Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước – Cái nhìn từ hiện tại và cho tương lai



Tiến trình CPH diễn ra vẫn chậm. Số lượng DN được CPH còn quá ít, NĐ 28/CP chưa hoàn thiện để đẩy nhanh CPH. Nhiều vấn đề cụ thể chưa được nêu ra: Danh mục các DNNN không CPH hay DNNN cần được giữ cổ phần khống chế chưa rõ; các định hướng bắt buộc thực hiện CPH đối với các DN còn lại chưa có. Vấn đề định giá DN, các quy định về chế độ đối với DN sau CPH còn nhiều bỏ ngỏ. Vẫn có sự phân biệt đối xử so với DNNN không hay là chưa CPH.
Nhà nước chưa có biện pháp mạnh mẽ, thực hiện đúng quyền chủ sở hữu của mình. Chính phủ chưa kiên quyết, chưa coi CPH là nhiệm vụ bắt buộc mà lại chờ sự tự nguyện của các DN, các địa phương và các bộ chủ quản. Chủ trương cổ phần hoá dàn đều, không tập trung vào các vùng trọng điểm.
Việc tổ chức thực thu chưa rõ ràng. Ban cổ phần gồm nhiều tổ chức như: Bộ tài chính, tổng Liên đoàn lao động, Ban tổ chức chính phủ, Bộ công nghiệp, Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Uỷ ban chứng khoán nhà nước nên việc triệu tập một cuộc họp để bàn chủ trương đã khó, nhưng việc thống nhất ý kiến càng khó hơn. Một số văn bản chỉ đạo chưa cụ thể, chưa thể khẳng định trách nhiệm rõ ràng của từng Bộ, từng địa phương.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

điểm này, Việt Nam chưa bán cổ phần cho thể nhân hay pháp nhân nước ngoài.
Các DNNN đã CPH tính đến thời điểm 31/12/1995
TT
Tên DN
Ngày CPH
Tổng số vốn (triệu đồng)
Cơ cấu vốn (%)
NN
CNVC trong DN
Cổ đông ngoài
1.
Đại lý liên hiệp vận chuyển
1/07/93
6.200
18
33,1
48,9
2.
Cơ điện lạnh TPHCM
1/10/93
16.000
30
50
20
3.
Giấy Hiệp An
1/10/94
6.769
30
50
20
4.
Chế biến hàng XK Long An
1/07/95
3.540
30,2
48,6
21,2
5.
Cty chế biến thức ăn gia súc
1/07/95
7.912
30
50
20
Nguồn: Ban chỉ đạo TW đổi mới doanh nghiệp
1.3. Những thành tựu đã đạt được
1.3.1. Về phía DN
Sau khi CPH, hoạt động của các DN vẫn giữ được ổn định và có chiều hướng phát triển tốt. Chúng ta có thể căn cứ vào các số liệu cụ thể để chứng minh cho điều đó.
Công ty CP Đại lý Liên hiệp vận chuyển sau 3 năm thực hiện CPH:
Tổng số lao động tăng từ 90 người (năm 1993) lên 285 người (tính đến tháng 6/1996)
Doanh thu năm 1995 tăng hơn 4 lần so với năm 1993.
Lãi cổ tức: tăng 30%/năm.
Công ty Cơ điện lạnh thành phố HCM
Tổng số lao động tăng từ 334 người (1993) lên 494 người năm 1995.
Doanh thu tăng gần 3 lần.
Lãi cổ tức: 24%/năm.
CTCP Giấy Hiệp An:
Tổng số lao động tăng từ 403 người lên 430 người.
Doanh thu tăng 3 lần.
Lãi cổ tức đạt 47,6%/năm.
Như vậy, xu thế chung là hiệu quả sản xuất tăng lên rõ rệt.
1.3.2. Về phía nhà nước
Nhà nước không những giảm được những khoản bao cấp trước đây cho DN mà còn tăng thu về thuế và lợi nhuận ở các DN này. Về mặt quản lý, nhà nước vẫn nắm giữ một tỷ lệ cổ phiếu nhất định để kiểm soát DN nhưng với tư cách là một cổ đông lớn, còn DN không chịu sự quản lý trực tiếp của cơ quan nhà nước với tư cách là chủ quản.
1.4. Những mặt còn tồn tại
1.4.1. Hiện tượng CPH “tự phát” ở một số doanh nghiệp
Một số DNNN đã tự động áp dụng các hình thức huy động vốn như vay trả lãi phụ thuộc và kết quả kinh doanh của DN (tương tự như trả lợi tức cổ phần). Người cho vay được hưởng lãi suất và chịu trách nhiệm giống như các cổ đông mặc dù các DN này không tổ chức và hoạt động theo luật công ty. Một số khác còn sử dụng quỹ phúc lợi để đầu tư sản xuất, hạch toán riêng và coi đó là phần vốn góp cổ phần của công nhân viên chức. Thực chất đây là hình thức CPH phi chính thức. Hình thức này chủ yếu áp dụng trong nội bộ công nhân viên chức của DN. Nhìn bề ngoài thì có vẻ là tích cực vì vừa thu hút được vốn cổ phần, vừa đảm bảo việc làm cho người lao động. Nhưng nó lại tiềm ẩn nhiều điều rất tiêu cực: Lạm dụng để chuyển lợi ích của DN sang lợi ích của công nhân viên chức (CNVC) góp vốn cổ phần. CNVC chỉ quan tâm, bảo vệ những gì “sát sườn” hay có liên quan đến cổ phần của họ. Hình thức này chỉ thích hợp với những bộ phận làm ăn có triển vọng trong DN, ở những bộ phận không có triển vọng thì ít có khả năng thu hút vốn cổ phần của CNVC.
1.4.2. CPH tiến hành quá chậm chạp
Số lượng DN CPH sau 4 năm là quá chậm chạp. Điều này có thể lý giải được bởi nhiều nguyên nhân:
Chủ trương và các văn bản pháp luật chưa đủ cụ thể, chưa đảm bảo chắc chắn để các DN có đủ niềm tin rằng CPH là đúng đắn và có lợi. Chẳng hạn, sau khi có CPH thì có còn CNXH nữa không? DN nào thuộc diện CPH, DN có thực sự được hưởng quyền lợi và ưu đãi như trước khi CPH hay không, các bước tiến hành CPH cũng chưa rõ ràng.
Chưa có sự ủng hộ từ phía CNVC cũng như cán bộ lãnh đạo DN do lo sợ mất việc làm, giảm thu nhập, mất địa vị và điều quan trọng là mất sự bao cấp của nhà nước.
Thiếu kinh nghiệm trong CPH, các vấn đề kỹ thuật CPH phức tạp do chế độ kế toán không đầy đủ, việc định giá tài sản, định giá đất, giải quyết các vấn đề khi CPH còn gặp nhiều khó khăn do trình độ nhận thức và hiểu biết của DN và xã hội còn hạn chế.
Song giai đoạn này đã để lại nhiều bài học quý giá cho việc xây dựng các chế độ, chính sách, chỉ đạo thực hiện công tác CPH cho giai đoạn sau.
Giai đoạn 2 (từ 5/1996 đến 5/1998)
Thời kỳ mở rộng công tác CPH
Cơ sở pháp lý
Giai đoạn này được đánh dấu bằng việc Chính phủ ban hành Nghị định số 28/CP ngày 07/05/1995. Lần đầu tiên đã có quy định một cách hệ thống từ mục đích, yêu cầu, đối tượng đến cách tiến hành, chế độ đủ với người lao động. Ngoài ra còn có:
Nghị định 25/CP ngày 26/03/1996 sửa đổi một số điểm của Nghị định 28/CP.
Quyết định 548/TTg ngày 13/08/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập các Ban chỉ đạo CPH.
Quyết định 01/CPH ngày 04/09/1996 của Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về CPH, về ban hành quy trình chuyển DNNN thành CTCP.
Thông tư 50/TC-TCDN ngày 30/08/1996 của bộ tài chính hướng dẫn vấn đề tài chính theo nghị định 28/CP.
Thông tư 17/LĐTBXH-TT ngày 07/09/1996 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn chính sách với người lao động.
Tháng 12/1997, Hội nghị lần thứ 4 BCH TW Đảng đã ra nghị quyết, trong đó nêu rõ định hướng và giải pháp CPH một bộ phận DNNN “Phân loại DN công ích và DN kinh doanh; xác định danh mục loại DN cần có 100% vốn nhà nước, loại DNNN cần giữ tỷ lệ cổ phần chi phối; loại DNNN chỉ cần giữ cổ phần ở mức thấp” và “Đối với DNNN không cần giữ 100% vốn NN, cần lập kế hoạch CPH để tạo động lực phát triển thúc đẩy làm ăn có hiệu quả”.
Ngày 19-20/02/1998 Bộ tài chính đã phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức một cuộc hội thảo nhằm mục đích thúc đẩy quá trình CPH các DNNN ở Việt Nam trên quy mô lớn.
Ngày 20/04/1998 có chỉ thị 20/1998/CT-TTg của thủ tướng chính phủ về đẩy mạnh, sắp xếp và đổi mới DNNN.
Trong đó DNNN được phân thành 3 nhóm:
Các DNNN quan trọng cần duy trì hoạt động theo luật DNNN.
Các DNNN cần chuyển đổi cơ cấu sở hữu.
Các DNNN thua lỗ kéo dài.
Các DNNN thuộc nhóm (2) là thuộc diện CPH. Chính phủ yêu cầu từng Bộ, địa phương và Tổng công ty 901 trong kế hoạch CPH phải lựa chọn ít nhất 20% số DNNN không cần duy trì 100% vốn nhà nước để thực hiện CPH.
Về cách tiến hành: đã mở rộng ra 3 hình thức:
Giữ nguyên giá trị hiện có của DN, chỉ phát hành thêm cổ phiếu.
Bán một phần DNNN.
Tách một bộ phận DNNN để tiến hành CPH.
Đối tượng: mở rộng CPH không chỉ có các DNNN vừa và nhỏ mà còn cả DNNN lớn và vốn trên 10 tỷ đồng mà trong đó nhà nước không cần nắm 100% vốn và phải có phương án kinh doanh hiệu quả.
Những nhận định chung
Trong 2 năm chúng ta đã CPH được 25 DN. Nhìn chung tiến độ CPH vẫn còn chậm. Chỉ tiêu năm 1998 phải CPH được 150 DN chưa được hoàn thành.
Trong đó phải kể đến TP Hồ Chí Minh - đơn vị dẫn đầu cả nước về CPH. Trong năm 1996, thành phố đã mở lớp tập huấn cho trên 100 cán bộ thuộc DNNN về CPH, tại các lớp chuyên viên kinh tế đã hướng dẫn tỷ mỷ về NĐ 28/CP và lập ra các DNNN sẽ CPH, kèm theo các hướng dẫn cụ thể. Riêng Hà Nội, trong năm 1997 chỉ CPH được 1 DN, chậm nhất trong cả nước.
Danh mục các DNNN tiêu biểu đã CPH ở giai đoạn này:
TT
Tên DN
Ngày CPH
Tổng số vốn (triệu đồng)
Cơ cấu vốn (%)
NN
CNVC trong DN
Cổ đông ngoài
1.
Cty xe khách Hải Phòng
1/09/96
2.915
30
70
0
...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status