Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Trường Cao đẳng Nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex - pdf 16

Link tải miễn phí luận văn
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
PHẦN MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1 8
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ 8
1.1. Tổng quan về cơ chế quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp có thu 8
1.1.1. Đơn vị sự nghiệp có thu và vai trò của đơn vị sự nghiệp trong nền kinh tế 8
1.1.2. Cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu 10
1.1.2.1. Quản lý nguồn thu 11
1.1.2.2. Quản lý các khoản chi 14
1.1.2.3. Lập và thực hiện sử dụng các quỹ trong doanh nghiệp. 16
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu 18
1.2. Tổng quan về cơ chế quản lý tài chính đối với các trường Cao đẳng nghề công lập 22
1.2.1. Các đặc điểm về trường Cao đẳng nghề công lập 22
1.2.2. Cơ chế quản lý tài chính đối với các trường Cao đẳng nghề công lập 23
1.2.2.1. Nguồn thu của trường Cao đẳng nghề công lập 23
1.2.2.2. Nội dung chi của trường Cao đẳng công lập 27
1.2.2.3. Lập và thực hiện sử dụng các quỹ đối với trường Cao đẳng nghề công lập 30
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý tài chính của trường Cao đẳng công lập 32
CHƯƠNG II 37
THỰC TRẠNG VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ - KỸ THUẬT VINATEX 37
2.1 Tổng quan về trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật VINATEX 37
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. 37
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Trường. 38
2.1.3. Cơ cấu lao động của Trường: 39
2.1.4. Đặc điểm về hoạt động đào tạo: 42
2.1.5. Cơ sở vật chất 43
2.2. Thực trạng về cơ chế quản lý tài chính tại trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật VINATEX 44
2.2.1. Quản lý nguồn thu của Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật VINATEX 48
2.2.2. Quản lý nội dung chi của Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật VINATEX. 60
2.2.3. Lập và thực hiện sử dụng các quỹ của trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật VINATEX. 65
2.3. Đánh giá chung về thực trạng cơ chế quản lý tài chính của trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật VINATEX. 72
2.3.1 Những kết quả đạt được
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 73
CHƯƠNG III 77
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH 77
CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ 77
KINH TẾ - KỸ THUẬT VINATEX 77
3.1. Quan điểm và định hướng hoàn thiện về cơ chế quản lý tài chính của trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex. 77
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính của Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật VINATEX. 79
3.2.1. Giải pháp khai thác nguồn thu của Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật VINATEX 80
.3.2.2. Giải pháp quản lý chi tiêu của Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật VINATEX
3.2.3. Nâng cao năng lực và vai trò của công tác kế toán - tài chính
3.3. Một số kiến nghị
KẾT LUẬN 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96



1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây, nhằm đáp ứng yêu cầu về mở rộng cung cấp dịch vụ và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, nhu cầu nguồn lực tài chính đầu tư cho ngành Giáo dục đào tạo nói chung và cho các trường Cao đẳng nghề công lập nói riêng ngày càng lớn. Năm 2009, Nhà nước đã tiến hành tăng định mức phân bổ ngân sách chi thường xuyên cho lĩnh vực này, và đồng thời Bộ tài chính cũng đã có văn bản hướng dẫn cơ chế tài chính cho các trường đào tạo nguồn nhân lực riêng cho ngành Dệt May, điều đó thể hiện sự quan tâm lớn của Đảng và Chính phủ với lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên, do biến động của lạm phát, tính đến thời điểm này, định mức phân bổ ngân sách nói trên chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của các trường. Đặc biệt, do nhu cầu học tập và quy mô học sinh, sinh viên ngày càng tăng, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày càng mạnh đòi hỏi phải không ngừng đầu tư lớn thì mức chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước (NSNN) chưa đáp ứng được yêu cầu về nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giảng dạy và học tập.
Để bù đắp sự thiếu hụt nguồn ngân sách chi thường xuyên, các trường đã đẩy mạnh cơ chế tự chủ, tự cân đối để đảm bảo hoạt động bằng nguồn thu sự nghiệp. Tuy nhiên, mức độ tự chủ của các trường còn thấp và không đồng đều do đặc thù của ngành nghề đào tạo khác nhau. Các trường Cao đẳng nghề chỉ bảo đảm nguồn kinh phí cho hoạt động thường xuyên dưới 50%. Thực tế có rất ít trường Cao đẳng công lập vay tín dụng ngân hàng để mở rộng và nâng cao dịch vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học cho đơn vị. Các nguồn tài trợ, viện trợ chiếm tỷ lệ không đáng kể trong tổng số kinh phí hoạt động thường xuyên của các đơn vị và chưa được theo dõi, quản lý chặt chẽ theo yêu cầu công tác quản lý tài chính. Nguyên nhân chính là các trường chưa có chiến lược, kế hoạch và cách phù hợp để khai thác và mở rộng các nguồn tài chính.
Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật VINATEX là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam, trường đã rất tích cực cải cách và hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính nói chung và công tác kế toán nói riêng, đã chủ động khai thác tối đa các nguồn thu, nâng cao hiệu quả các khoản chi phí, tích cực cân đối thu chi để đảm bảo tự chủ về tài chính phục vụ tốt sự nghiệp giáo dụcđào tạo. Trong thời gian qua trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật VINATEX đã không ngừng phát triển và xây dựng trường theo mô hình một trường Cao đẳng nghề đa ngành, đa cấp với các đặc thù về công nghệ thông tin, công nghệ may, điện – điện tử, công nghệ dệt sợi, kế toán doanh nghiệp, …vì vậy nhu cầu về hoàn thiện cơ chế quản lý trong công tác tài chính là rất cần thiết nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên đây, việc nghiên cứu và lựa chọn đề tài “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật VINATEX” mong muốn tìm hiểu thực trạng quản lý tài chính tại trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật VINATEX và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại đơn vị này, đồng thời hướng tới mục tiêu tự chủ tài chính phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước và của Nhà trường.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về cơ chế quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu và của các trườngCao đẳng nghề công lập.
Phản ánh thực trạng về cơ chế quản lý tài chính tại trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật VINATEX, rút ra ưu, nhược điểm và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong đơn vị này.

Ps8BQ0FRoT252rY
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status