Quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN dưới góc nhìn của quan điểm lịch sử cụ thể - pdf 16

Download miễn phí Khóa luận Quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN dưới góc nhìn của quan điểm lịch sử cụ thể



MỤC LỤC:
A-ĐẶT VẤN ĐỀ:
I.QUAN ĐIỂM LỊCH SỬ CỤ THỂ:
1.Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật.
2.Nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật.
3.Yêu cầu của quan điểm lịch sử cụ thể.
II.Vì sao phải vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể vào quá trình xây dựng và phát triển nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam.
1.Thực trạng nền kinh tế đất nước ta trước khi thực hiện chính sách đổi mới.
2.Tình hình thế giới và khu vực tác động đến nền kinh tế của nước ta.
3. Đổi mới việc quản lý điều hành nền kinh tế theo định hướng xây dựng và phát triển nền KTTT là một yêu cầu tất yếu.
B-Giải quyết vấn đề:
I.Vì sao lại xây dựng và phát triển nền KTTT định hướng XHCN:
Bản chất của nền KTTT XHCN có gì khác so với nền KTTT TBCN:
1.Về mục đích.
2.Về chế độ sở hữu.
3.Các thàsnh phần kinh tế.
4.Về chế độ quản lý.
5.Về chế độ phân phối.
6.Chính sách xã hội.
II.Tại sao phải vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể vào quá trình xây dựng và phát triển nền KTTT định hướng XHCN.
III.Quá trình xây dựng và phát triển nền KTTT định hướng XHCN dưới góc nhìn của quan điểm lịch sử cụ thể:
1.Những điều kiện cụ thể ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế:
1.1.Những điều kiện cụ thể.
1.2.Những điều kiện thế giới và khu vực.
2.Quá trình xây dựng và phát triển nền KTTT.
IV.Những thành tựu mà chúng ta đã đạt được trong quá trình xây dựng và phát triển nền KTTT định hướng XHCN.
 
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

vững chắc
4.Về chế độ quản lý:
Trong thời đại ngày nay,KTTT TBCN và KTTT định hướng CNXH đều cần có sự quản lý của Nhà nước,không muốn để cho bàn tay vô hình là thị trường chi phối.Tư bản cũng phải làm thế,thậm chí họ còn can thiệp khá mạnh.Điều khác nhau ở đây là ở bản chất hai nhà nước.Nhà nước của họ là Nhà nước tư sản,dân chủ tư sản,bảo vệ lợi ích của thiểu số giai cấp tư sản, những người có của .Còn của chúng ta là Nhà nước XHCN thật sự của dân ,do dân,vì dân và do Đảng cộng sản lãnh đạo ,bảo vệ lợi ích của đại đa số nhân dân lao động.Về quản lý thì xu thế của KTTT TBCN chủ yếu vẫn là tự do cạnh tranh,vẫn là”cá lớn nuốt cá bé” hình thành các công ty siêu quốc gia ,xuyên quốc gia, các tập đoàn lớn cạnh tranh nhau quyết liệt. Còn của ta có sự quản lý của nhà nước để kết hợp tính định hướng và cân đối của kế hoạch với chức năng động và nhạy cảm của thị trường. Trong các nghị quyết của đại hội VII, VIII, đều nói thị trường vừa là đối tượng vừa là căn cứ để chúng ta kế hoạch hóa. Chúng ta sử dụng cơ chế thị trường không phải để đoạn tuyệt với kế hoạch mà để thực hiện kế hoạch một cách tổng thể hơn, tốt hơn. Sự quản lý của nhà nước là để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường.Đối với chúng ta cơ chế thị trường không phải là liều thuốc vạn năng,không phải là mục đích,mà chỉ là phương tiện.Mục đích của ta không phải là chạy theo lợi nhuận tối đa cho một thiểu số người, mà chính là để xây dựng CNXH.
5. Về chế độ phân phối:
Cả hai nền KTTT TBCN và KTTT định hướng XHCN cũng có nhiều hình thức phân phối.Khác nhau ở chỗ KTTT TBCN phân phối chủ yếu theo tư bản, phục vụ lợi ích tối đa của các nhà tư bản. Chúng ta cũng có nhiều hình thức phân phối, nhưng phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu, đồng thời có các hình thức phân phối khác nữa, vừa khuyến khích lao động, vừa đảm bảo phúc lợi cơ bản.
6. Về chính sách xã hội:
KTTT TBCN thời kỳ hoang sơ ra đời bằng tước đoạt, bằng cướp bóc, tích tụ ruộng đất, dồn dân. Mác nói CNTB ra đời bằng tích lũy nguyên thủy thấm đầy máu và nước mắt đến tận lỗ chân lông của nó. Ngày nay, CNTB có sự điều chỉnh nhất định, văn minh hơn, hiện đại hơn và cũng chú ý một số chính sách xã hội. Nhưng xét về bản chất thì sự điều chỉnh đó không giải quyết được mâu thuẫn cơ bản, từ nguồn gốc chế độ sở hữu của CNTB, đây chỉ là điều chỉnh buộc các nhà tư bản phải làm để bảo vệ, duy trì, kéo dài sự tồn tại của CNTB, đại đa số nhân dân lao động vẫn sống khổ sở.Ta vẫn thường nghe nói thế giới ngày nay 20% người giàu nhất chiếm 80% của cải ,80% số người còn lại chỉ có 20% của cải…Chúng ta chủ trương làm giàu nhưng đó là làm giàu hợp pháp, cùng với làm giàu phải xóa đói giảm nghèo, hạn chế sự phân cực quá đáng giàu nghèo. Trong nền KTTT sự phân hóa giàu cùng kiệt là khó tránh khỏi, phải chấp nhận nhưng phải hạn chế nó. Phải chăm lo tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong quá trình phát triển kinh tế chứ không phải đến khi kinh tế phát triển mới lo chính sách xã hội. Nhiều nước trên thế giới đang đòi 20% ngân sách cho chính sách xã hội, thì ở ta tỷ lệ đó đã là 28%; Chính sách xóa đói giảm cùng kiệt của ta được thế giới rất hoan nghênh. Chúng ta phải giữ gìn đạo đức và bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng quan hệ giữa con người với con người có tình thương yêu lẫn nhau. Không vì cơ chế thị trường rồi tất cả chỉ vì tiền.
II. Tại sao phải vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể vào quá trình xây dựng nền kttt định hướng xhcn ở việt nam:
Trước tiên cần khẳng định rằng KTTT định hướng XHCN cũng là một dạng vật chất,nền kinh tế Việt Nam là một dạng vật chất xã hội theo sự phân lọai của triết học Mác-Lênin,mà cụ thể là trong những điều kiện không gian và thời gian theo quan điểm lịch sử cụ thể.
Sự ra đời và phát triển của kinh tế hàng hóa nhiều thành phần hơn 10 năm qua đã góp phần thay đổi bộ mặt đất nước,nâng cao đời sống nhân dân.Tuy nhiên đó chưa phải là cái đích cuối cùng của Đảng ta,bởi nền kinh tgế nước ta vẫn còn chậm phát triển.Khi chúng ta vừa chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp,từ một nền kinh tế yếu kém lạc hậu với hệ thống sản xuất,hệ thống quản lý kinh tế với những cán bộ mang nặng tư tưởng ỷ lại sang nền KTTT năng động,do đó khó có thể tránh khỏi những vấp váp sai lầm.Thêm nữa,thời điểm chúng ta bắt đầu đổi mới,chuyển sang nền KTTT quá muộn so với các nước trên thế giới và khu vực khi mà các nước tư bản như Mĩ ,Nhật Tây Âu…đã tiến hành cơ chế thị trường và phát triển vượt xa ta mấy trăm năm.Nhờ sử dụng triệt để KTTT,CNTB đã đạt được những thành tựu về kinh tế- xã hội,phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động,quản lý xã hội đã đạt được những thành tựu về văn minh hành chính,văn minh công cộng,con người nhạy cảm tinh tế với khả năng sáng tạo…và có cả những tiêu cực, sự gay gắt dẫn đến tình trạng “cá lớn nuốt cá bé” sự phân cách giàu cùng kiệt ngày càng lớn,ô nhiễm môi trường, tài nguyên cạn kiệt, tệ nạn xã hội…Là nước đi sau và theo CNXH,chúng ta có cơ hội kế thừa và phát triển những thành tựu của nhân lọai trước hết là sử dụng văn minh của KTTT,lọai bỏ những khuyết tật của nó để xây dựng CNXH có hiệu quả.
Chính vì lẽ đó ,chúng ta cần vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể vào quá trình xây dựng và phát triển nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam.
III. quá trình xây dựng nền kttt định hướng XHCN dưới góc nhìn của quan điểm lịch sử cụ thể:
1. Những điều kiện cụ thể ảnh hưởng đến quá trình xây dựng nền KTTT định hướng XHCN:
1.1.Những điều kiện trong nước:
Đầu tiên chúng ta tìm hiểu xuất phát điểm về kinh tế của nước ta khi bắt đầu đổi mới.Bức tranh chung của kinh tế Việt Nam trước đổi mới là tăng trưởng thấp 3,7%/năm,làm không đủ ăn và dựa vào nguồn viện trợ bên ngòai ngày càng lớn.Thu nhập quốc dân trong nước, sản xuất chỉ đáp ứng được 80-90% thu nhập quốc dân sử dụng.Đến năm 1985 tỷ trọng thu từ bên ngòai chiếm 10,2% thu nhập quốc dân sử dụng,nợ nước ngòai lên tới8,5 tỷ rúp và 1,9 tỷ USD.Cũng vào các năm đó nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hỏang nghiêm trọng siêu lạm phát ở mức 774,7% vào năm 1986 kéo theo giá cả leo thang và vô phương kiểm sóat.
Sự tàn phá của chiến tranh và nền kinh tế bao cấp yếu kém kéo dài đã để lại hậu quả nặng nề:cơ sở vật chất thấp kém với nền KH-CH,kỹ thuật lạc hậu,hầu hết các hệ thống máy móc trong các xí nghiệp đều do Liên Xô cũ giúp đỡ từ trong chiến tranh nên năng suất thấp , chất lượng kém.Hệ thống giao thông vận tải vốn không được tốt lại thêm bm đạn của chiến tranh nên ngày càng xuống cấp.Công nghiệp,dịch vụ hầu như không phát triển,chiếm tỷ trọng chưa đến 50% GDP còn chủ yếu là nông nghiệp.Bên cạnh đó còn có một hậu quả nặng nề khác là với cơ chế bao cấp phân phối bình quân,...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status