Vị trí vai trò của gia đình trong xã hội xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay - pdf 16

Download miễn phí Đề tài Vị trí vai trò của gia đình trong xã hội xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay



 
Mục lục
Trang
A. Phần mở đầu . 2
B. Phần nội dung . 6
Chương 1: Vị trí và chức năng của gia đình trong xã hội . 6
1.1. Gia đình và các hình thức gia đình trong lịch sử . 6
1.1.1. Khái niệm gia đình 6
1.1.2. Các mối quan hệ cơ bản trong gia đình . 7
1.1.3. Các hình thức gia đình trong lịch sử 8
1.2. Mối quan hệ giữa gia đình và xã hội 9
1.2.1. Gia đình là tế bào của xã hội . 9
1.2.2. Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội . 10
1.2.3. Tác động của xã hội đến gia đình . 11
1.3. Chức năng của gia đình . 12
1.3.1. Chức năng duy trì nòi giống 12
1.3.2. Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái . 13
1.3.3. Chức năng kinh tế . 14
1.3.4. Chức nang tổ chức đời sống gia đình. 15
Chương 2: Xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay . 18
2.1. Thực trạng gia đình Việt Nam . 18
2.1.1. Gia đình Việt Nam trong lịch sử . 18
2.1.2. Gia đình Việt Nam hiện nay . 20
2.2. Những vấn đề đặt ra và giải pháp xây dựng gia đình Việt Nam 24
2.2.1. Những vấn đề đặt ra . 24
2.2.2. Giải pháp 36
C. Phần kết luận . 38
Tài liệu tham khảo . 40
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

biết đầu tiên của con cái cũng được đem lại từ gia đình. Bởi vậy, chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái là chức năng thường xuyên của gia đình, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, lối sống, đạo đức của mỗi người.
Đối với chức năng này, vai trò của cha mẹ đối với con cái trong việc giáo dục con cái là hết sức quan trọng. Cha mẹ giáo dục con cái về mọi mặt từ nội dung đến hình thức. Nội dung giáo dục trong gia đình mang tính đa dạng, toàn diện. Từ giáo dục về cách ứng xử hàng ngày với ông bà, cha mẹ, anh em, láng giềng… đến những việc nhân nghĩa, tình yêu quê hương, đất nước… hay đó là những bài học về giới tính, lứa tuổi, công việc… Đồng thời, hình thức giáo dục của cha mẹ không chỉ bằng lời nói, thái độ, tình cảm mà cha mẹ phải nêu gương trước, phải trở thành tấm gương mẫu mực cho con cái noi theo.
Bên cạnh gia đình, nhà trường, xã hội và các tổ chức quần chúng có sự phối hợp, hỗ trợ trong việc giáo dục con người, nhưng không thể thay thế được. Bởi vậy, sai lầm nhỏ trong việc giáo dục của cha mẹ đối với con cái cũng có thể gây nên hậu quả đáng tiếc.
Hiện nay, việc con cái yêu sớm rồi nạo hút thai ngoài ý muốn đang gióng lên hồi chuông báo động không chỉ cho các bậc cha mẹ mà cho cả xã hội. Nhiều người có con cái lâm vào tình trạng này đều đổ lỗi cho xã hội. Nhưng nếu xét kĩ thì nguyên nhân chính dẫn đến việc trẻ em vị thành niên yêu sớm, và quan hệ tình dục dẫn đến nạo hút thai vẫn thuộc về các bậc làm cha làm mẹ nhiều nhất. Vẫn còn đa số các bậc cha mẹ không quan tâm đến các mối quan hệ của con cái ngoài việc học hành của chúng. Đó là chưa kể đến các bậc phụ huynh mải lo buôn bán làm ăn, khoán trắng việc học hành cũng như tâm tư tình cảm của con mình cho người giúp việc, gia sư, nhà trường… Phải chăng, chính từ suy nghĩ và quan niệm như trên mà các bậc phụ huynh đã vô tình cho con mình vào con đường tình ái sớm, để lại hậu quả đáng tiếc cho các em và nỗi hận day dứt cho chính mình.
1.3.3. Chức năng kinh tế.
Theo quan điểm duy vật biện chứng thì nhân tố quyết định trong lịch sử là sản xuất. Bản thân sản xuất lại có hai loại: sản xuất ra con người và sản xuất ra tư liệu sinh hoạt. Bên cạnh việc sản xuất ra con người (chức năng duy trì nòi giống) gia đình còn tham gia vào quá trình sản xuất ra của cải vật chất. Đây chính là chức năng kinh tế của gia đình.
Với chức năng này, gia đình huy động mọi tiềm năng về sức lao động, vốn, tay nghề của nguồn lao động mà gia đình cung cấp cho xã hội. Mọi thành viên trong gia đình đều có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế phù hợp với từng lứa tuổi, giới tính, trình độ…
Cùng với sự phát triển của xã hội, chức năng kinh tế của gia đình cũng phát triển khá đa dạng, phong phú. Nó thực hiện dưới nhiều dạng khác nhau như sản xuất, kinh doanh, dịch vụ… trên mọi lĩnh vực ngành nghề khác nhau.
Thực hiện chức năng này, gia đình đảm bảo nguồn sinh sống, đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của các thành viên trong gia đình, đồng thời đóng góp to lớn đối với sự phát triển của xã hội.
Từ khi chế độ tư hữu ra đời thì người đàn ông chiếm vị trí quan trọng hơn so với người phụ nữ trong lao động. Điều này dẫn đến tình trạng bất bình đẳng trong xã hội như quan niệm: “trọng nam khinh nữ”… Xã hội càng tiến lên, càng phải vật lộn với cuộc sống. Chẳng những người đàn ông mà người phụ nữ cũng phải có tài.
Ngày nay, phụ nữ đã và đang chứng tỏ được vai trò của mình trong gia đình với việc thực hiện chức năng kinh tế. Giờ đây, phụ nữ làm giàu còn giỏi hơn đàn ông. Theo kết quả điều tra của các nhà nghiên cứu Anh, số lượng những phụ nữ giàu có tăng lên rõ rệt. Điều đó khiến chỉ riêng ở Anh đã có tới 360 nghìn nữ triệu phú. Đương nhiên, nó có nguyên nhân của nó. Nguyên nhân chủ yếu là do các phụ nữ trẻ tháo vát và mạnh dan hơn nam giới trong các vấn đề tài chính, họ tiết kiệm hơn và tính toán hiệu quả hơn, biết tận dụng mọi khả năng của họ tốt hơn nam giới. Phần lớn, những phụ nữ kinh doanh thành đạt thường có gia đình êm ấm, hạnh phúc, hơn nữa người chồng thường hỗ trợ cho vợ bằng cách tự nguyện đảm nhận phần chủ yếu công việc nội trợ. Thế mới biết “thành công trong kinh doanh không phụ thuộc vào giới tính, miễn là bạn có sản phẩm tốt và những kỹ năng cần thiết”.
1.3.4. Chức năng tổ chức đời sống.
Đây cũng là chức năng thường xuyên của gia đình. Việc tổ chức đời sống là việc sử lý hợp lý các khoản thu nhập, đóng góp của các thành viên trong gia đình nhằm đảm bảo nhu cầu vật chất và tinh thần của các thành viên, đồng thời tạo ra môi trường văn hoá lành mạnh trong gia đình, nhằm nâng cao sức khoẻ, tình cảm, trách nhiệm giữa các thành viên trong gia đình.
Chức năng tổ chức đời sống, là công việc của mọi thành viên trong gia đình. Nó có tính đa chiều: các thành viên có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Cha mẹ, ông bà có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng con cái, cháu chắt. Ngược lại, con cái có bổn phận kính trọng, hiếu thảo và phụng dưỡng ông bà, cha mẹ.
Trong chức năng tổ chức đời sống gia đình, vị trí, vai trò của người phụ nữ càng nổi lên rõ rệt, thể hiện qua cách cư xử thường nhật: từ chuyện nội trợ đến vai trò, trách nhiệm làm tròn đến đâu với con cái, với cha mẹ hai bên, với họ hàng làng xóm…
Công việc nội trợ là công việc rất quan trọng. Người phụ nữ phải biết “giữ” chồng con qua bếp lửa ấm. Còn gì hạnh phúc hơn sau một ngày làm việc mệt mỏi, cả gia đình được sum vầy, ấm cúng bên nhau. Công việc nội trợ vừa gắn kết tình cảm các thành viên với nhau, vừa nhanh chóng tái tạo sức lao động, bồi dưỡng trí lực, thể lực của mọi thành viên trong gia đình…
Như vậy, để có hoà khí êm ấm của gia đình hạnh phúc là cả mồ hôi, công sức, đôi khi cả xương máu của người chồng, người vợ và các đứa con - những thành viên luôn khao khát một tổ ấm sum vầy. Dù thế, cuộc sống vẫn như một dòng chảy bất tận, và trong dòng chảy của sinh sôi phát triển, con người luôn truyền giữ nhu cầu xây đắp hạnh phúc dài lâu. Hơn lúc nào hết, mỗi người chúng ta cần ý thức gia đình là vấn đề toàn cầu.
Tóm lại gia đình là đặc ân của con người, gia đình luôn đòi hỏi tình yêu thương, ý thức vun đắp dựng xây của mỗi thành viên, qua đó các chức năng cơ bản của gia đình được bộc lộ. Các chức năng của giáo dục không tách rời nhau mà chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau. Mỗi một chức năng là một đặc thù của gia đình mà không một cộng đồng xã hội nào có thể thay thế được. Đặc biệt, phải chú trọng đến vai trò người phụ nữ trong gia đình bởi đấy chính là thiên chức của người phụ nữ.
Kết quả từ các cuộc thăm dò xã hội cho thấy, tỉ lệ phụ nữ mong ước và đạt kế hoạch cụ thể phấn đấu cho mẫu hình gia đình hạnh phúc thương cao hơn so với nam giới. Như vậy, không nên hiểu nhầm nam giới có ý thức gia đình kém hơn nữ giới. Chẳng qua, thiên chức bẩm sinh của phái m
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status