Lợi ích kinh tế và phân phối thu nhập trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Lợi ích kinh tế và phân phối thu nhập trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội



+ Nội dung của quy luật phân phối theo lao động
Đây là hình thức phân phối cho tiêu dùng cá nhân được căn cứ vào số lượng và chất lượng cho tiêu dùng mà người đó đã đóng góp cho xã hội hay cho tập thể. Nghĩa là: làm nhiều hướng nhiều, làm ít hướng ít, có sức lao động mà không làm thì không được hưởng, lao động có kỹ thuật và lao động trong những ngành nghề độc hại, trong điều kiện khó khăn thì phải được hưởng một phần thu nhập thích đáng.
Dựa trên cơ sở nội dung của quy luật phân phối theo lao động như trên, ta có thể thấy căn cứ để tiến hành phân phối theo lao động như sau:
Căn cứ vào số lượng lao động được tính bằng số thời gian lao động hay số lượng sản phẩm làm ra.
Thời gian làm việc nhiều thì được hưởng nhiều lương, làm việc trong thời gian ngắn hơn thì lương sẽ ít hơn.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

i trò của lợi ích kinh tế.
+ Lợi ích kinh tế là động lực kinh tế thúc đẩy con người quan tâm đến sản xuất và các hoạt động khác.
Trong nền sản xuất xã hội loài người có rất nhiều động lực khác nhau chẳng hạn động lực kinh tế vẫn là yếu tố quyết định, nó thúc đẩy con người và các chủ thể kinh tế vì lợi ích kinh tế mà quan tâm đến sản xuất kinh doanh.
Ví dụ: Trong thời kỳ bao cấp, chúng ta thực hiện phân phối lợi ích bình quân: một tháng một người được 13 - 15 kg gạo, không phân biệt người làm ít làm nhiều, tất cả đều được như nhau. Điều này đã không khuyến khích được người lao động. Hiện nay, chúng ta thực hiện phương pháp theo đa động, làm ít được ít, làm nhiều hưởng nhiều, có sức khoẻ có việc làm mà không làm thì không hưỏng, điều này đã kích thích người lao động hăng say làm việc, sẵn sàng lao động từ 12 - 16 h/ ngày.
- Lợi ích kinh tế còn có vai trò quan trọng trong việc cũng có và duy trì mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh. Để thu được nhiều lợi ích về cho mình.
Chẳng hạn trong học tập, những người nào đạt kết quả sao, tư cách đạo đức lao động sẽ được học bổng từ 120 -180.000 đồng/ tháng. Điều này đã khuyến khích sinh viên hăng say học tập.
- Tuy nhiên không phải lúc nào lợi ích kinh tế cũng là động lực. Đặc biệt khi thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, giữa các thành viên kinh tế mà giữa những cá nhân còn người cũng có sự mâu thuẫn về lợi ích kinh tế. Chẳng hạn khi phát triển lợi ích xã hội cá nhân sẽ giảm xuống, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Do đó, lợi ích kinh tế chỉ trở thành động lực kinh tế khi giải quyết tốt mối quan hệ sản xuất lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, lợi ích xã hội (kết hợp hài hoà 3 lợi ích) và trong bối cảnh mở cửa nền kinh tế, phải kết hợp được lợi ích dân tộc và lợi ích quốc tế. Do đó, khi Nhà nước định ra bất kỳ chính sách kinh tế nào: thuế, tiền lương, lãi suất … phải đảm bảo luôn luôn kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích xã hội, giữa lợi ích dân tộc và lợi ích kinh tế. Có như vậy mới thúc đẩy được lực lượng sản xuất phát triển.
II. Nếu giải quyết mâu thuẫn vì lợi ích không phù hợp nó sẽ trở thành lực cản đối với sự phát triển của xã hội phân phối trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
1. Vị trí, bản chất và tính đa dạng của quan hệ phân phối
a. Vị trí của quan hệ phân phối
Phân phối là một trong 4 khâu của quá trình tái sản xuất xã hội, nó có vai trò quan trọng tác động trở lại sản xuất, thúc đẩy sản xuất, lưu thông và tiêu dùng phát triển, thực hiện được công bằng xã hội.
Quá trình sản xuất xã hội gồm 4 khâu: SX - PP - TĐ - TD. Do đó phân phối là khâu trung gian giữa sản xuất với trao đổi tiêu dùng. Cho nên phân phối do sản xuất quyết định. Sản xuất quyết định phân phối ở số lượng và chủng loại hàng hoá sản xuất ra, có sản xuất, mới có cái để mà phân phối chứ nếu không sản xuất chẳng có cái gì mà phân phối cả. Tuy nhiên phân phối cũng có tác động trở lại đến sản xuất. Nếu phân phối hợp lý, được thực hiện tốt thì nó có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển. Còn nếu phân phối không hợp lý bị ách tắc sẽ kìm hãm sản xuất, làm cho sản xuất khủng hoảng. Vì vậy quan hệ giữa sản xuất và phân phối có mối quan hệ biện chứng với nhau, là điện kiện để cho nhau là nguyên nhân kết quả của nhau:
Angghen nhận xét: "Phân phối không chỉ đơn thuần là kết quả tiêu cực của sản xuất và trao đổi. Đến lượt nó, nó cũng có tác động trở lại sản xuất và trao đổi ".
Lúc sinh thời Bác Hồ cũng nói rằng: "Không sợ thiếu mà chỉ sợ phân phối không công bằng".
Phân tích bao gồm: Phân phối bù đắp TLSX đã hao phí, phân phối để bù đắp tái sản xuất sức lao động
Phân phối làm hình thành các quý cho sản xuất, quỹ cho tiêu dùng cá nhân, quỹ phúc lợi tập thể.
b. Bản chất của quan hệ phân phối
Xây dựng về bản chất, phân phối là một mặt của quan hệ sản xuất do quan hệ sở hữu quyết định. Đồng thời quan hệ phân phối là các đảm bảo cuối cùng để quan hệ sản xuất từ hình thức pháp lý trở thành hình thức thực hiện về mặt kinh tế.
+ Phân phối là một mặt của quan hệ sản xuất do quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất quyết định. Chúng ta biết rằng quan hệ sản xuất bao gồm quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất quan hệ tổ chức quản lý quá trình sản xuất và quan hệ phân phối. Quan hệ phân phối là một mặt của quan hệ sản xuất.
Mỗi một cách sản xuất có quan hệ sản xuất khác nhau do đó quan hệ phân phối cũng khác nhau. Quan hệ phân phối do quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất quyết định. Trong xã hội có giai cáp, giai cấp nào nắm quyền sở hữu tư liệu sản xuất sẽ quyết định quan hệ phân phối và thức hiện phân phối trước hết vì quyền lợi của giai cấp đó.
Công xã nguyên thuỷ: sản phẩm làm ra chưa, thể hiện sở hữu chung, cộng đồng, quan hệ phương pháp thực hiện phân phối bình quân để đảm bảo cho sự tồn tại của mọi thành viên trong công xã.
CHNL, phong kiến, chủ nghĩa tư bản: Quan hệ phương pháp khác: căn cứ chủ yếu để thực hiện phân phối là mức độ chiếm hữu tư liệu sản xuất và tài nghệ sản xuất kinh doanh.
Trong thời kỳ quá độ: Phương pháp theo lao động là nguyên tắc phân phối cơ bản. Mặc dù, quan hệ phân phối hiện nay chưa phát huy được ưu việt của quan hệ phương pháp xã hội chủ nghĩa.
+ Đồng thời thông qua quan hệ phân phối mới thấy quyền sở hữu thuộc về ai, mới thấy quyền sở hữu về pháp lý trở thành quyền thực hiện về mặt kinh tế như thế nào.
Ví dụ trong chủ nghĩa tư bản
Địa chủ độc quyền sở hữu ruộng đất: Có quyền thu tô (Quyền sở hữu pháp lý)
Giai cấp tư sản sở hữu tư liệu sản xuất (quyền sở hữu pháp lý) có quyền phân chia sản phẩm (quyền thực hiện về mặt kinh tế)
c. Tính đa dạng của quan hệ phân phối trong thời kỳ quá độ
Trong xã hội nào cũng vậy, quan hệ phân phối bao giờ cũng rất phức tạp và đa dạng. Đặc biệt trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, do còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế khác nhau gắn với các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất. Vì vậy cũng sẽ còn tồn tại nhiều hình thức phân phối khác nhau tương ứng với các hình thức sở hữu tư liệu sản xuất. Xét trong phạm vi toàn xã hội, hình thức phân phối đa dạng nhưng lại mang tính thống nhất.
+ Tính thống nhấ của quan hệ phân phối biểu hiện ở chỗ bất kỳ quá trình phân phối nào cũng đều bao gồm phân phối tiêu dùng sản xuất và phân phối tiêu dùng của sản xuất và phân phối cho tiêu dùng cá nhân.
Ví dụ: Bất kể thành phân kinh tế nào
Kinh tế Nhà nước
Kinh tế tư bản tư nhân
Kinh tế hợp tác xã
Quá trình phân phối: Phương pháp cho sản xuất, bù đắp tư liệu sản xuất; Phương pháp cho thể dụng cá nhân: bù đắp sức lao động.
+ Tính đa dạng của quan hệ phân phối biểu hiện ở chỗi, mỗi một thành phần kinh tế có một hình thức phân phối riêng nhưng giữa các hình thức phân phối còn tồn tại trong thời kỳ quá độ lại ho...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status