Đi tìm phong cách lãnh đạo riêng cho doanh nghiệp Việt Nam - pdf 16

Download miễn phí Đề tài Đi tìm phong cách lãnh đạo riêng cho doanh nghiệp Việt Nam


MO DAU
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay, sau khi gia nhập WTO. Như chúng ta đã thấy, doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều thay đổi về kỹ thuật, công nghệ, đào tạo để theo kịp nền kinh tế hiện đại. Tuy nhiên cũng cần có những tư duy mới trong công tác lãnh đạo - quản lý. Điều đó có nghĩa là người lãnh đạo - quản lý phải là người có những suy nghĩ và tư tưởng mới khác với những quy định cứng nhắc của cơ chế cũ dưới thời bao cấp.
Những nhà lãnh đạo - quản lý giỏi hiện nay phải là người có những cái nhìn thực tế hơn về giá trị của họ đối với tổ chức mà họ quản lý. Họ phải có một phong cách quản lý mới, hợp lý. Phong cách lãnh đạo hợp lý là phong cách mà ở đó người lãnh đạo vừa đáp ùng được các nhu cầu khác nhau của người lao động, vừa phát huy được sức mạnh cá nhân và tập thể người lao động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Có thể khẳng định rằng, phong cách lãnh đạo sẽ là một yếu tố quan trọng trong những yếu tố làm nên sự thành công trong làm ăn của một doanh nghiệp.

I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA DOANH NGHIỆP:
1. Một số khái niệm:
Lãnh đạo là :
Lãnh đạo là một quá trình gây ảnh hưởng đến các hoạt động của một cá nhân hay một nhóm nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
Vậy thì bằng cách nào ta gây ảnh hưởng đến người khác và khiến người khác làm theo mục tiêu của mình. Đó chính là qua cách hành xử, qua những quy tắc của tổ chức và nhất là bằng chính phong cách của người lãnh đạo.
Phong cách lãnh đạo là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo, là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện và biểu hiện bằng công thức:
PCLĐ = Cá tính x môi trường
PCLĐ là kiểu hoạt động đặc thù của nhà lãnh đạo được hình thành trên cơ sở kết hợp chặt chẽ và tác động qua lại biện chứng giữa yếu tố tâm lý chủ quan của người lãnh đạo với yêu tố môi trường xã hội trong hệ thống quản lý. Phong cách lãnh đạo phụ thuộc nhiều nghề nghiệp, lĩnh vực cũng như môi trường hoạt động. Điều quan trọng trong phong cách của người lãnh đạo là phải xây dựng dựa trên bản chất, sự nhận thức và đạo đức của từng người, phù hợp chung với những chuẩn mực của xã hội, tạo động lực tốt cho xã hội. Phong cách lãnh đạo không tự nhiên có, mà phải được đào tạo một cách bài bản. Một người lãnh đạo giỏi phải là một người có phong cách lãnh đạo hợp lý, ở đó họ vừa đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của người lao động, vừa phát huy được sức mạnh cá nhân cũng như sức mạnh của tập thể người lao động trong tổ chức của mình, để đạt được mục tiêu cao nhất mà tổ chức đề ra.
PCLĐ của doanh nghiệp:
Mỗi tổ chức thực hiện được gần như toàn bộ năng lực của họ đều có một người nào đó với tư cách đứng đầu nhóm, có kỹ năng trong nghệ thuật lãnh đạo. Kỹ năng này dường như là sự kết hợp của ít nhất ba yếu tố cấu tạo chính:
- Khả năng nhận thức được rằng con người có những động lực thúc đẩy khác nhau ở những thời gian khác nhau và trong những hoàn cảnh khác nhau.
- Khả năng khích lệ.
- Khả năng hành động theo một phương pháp mà nó sẽ tạo ra một bầu không khí hữu ích cho sự hưởng ứng và khơi dậy những động cơ thúc đẩy. Yếu tố cấu thành thứ ba của sự lãnh đạo liên quan đến phong cách của người lãnh đạo.

Một tổ chức sản xuất kinh doanh (doanh nghiệp), mỗi thành viên có vị trí, vai trò, nhiệm vụ khác nhau, thực hiện theo trách nhiệm được phân công, tạo nên hoạt động chung của doanh nghiệp hướng theo mục tiêu đã đề ra. Trong hoạt động của doanh nghiệp các cán bộ quản lý và nhân viên quan hệ với nhau theo hai chiều: quan hệ theo chiều dọc giữa cán bộ cấp trên với nhân viên dưới quyền, quan hệ theo chiều ngang giữa các đồng nghiệp có cùng vị trí và vai trò trong doanh nghiệp. Vận hành mối quan hệ gữa cán bộ lãnh đạo cấp trên với nhân viên cấp dưới trong hoạt động của doanh nghiệp chính là quá trình thực hiện vai trò lãnh đạo của người cán bộ quản lý. Các quyết định, chỉ dẫn, điều kiển, điều chỉnh ... luôn theo các nguyên tắc, các chuẩn mực nhất định và phụ thuộc vào thái độ, hành vi, cung cách ứng xử của họ đối với người dưới quyền tạo nên phong cách lãnh đạo riêng.
Phong cách lãnh đạo hoạt động sản xuất kinh doanh chính là hệ thống các nguyên tắc, các chuẩn mực, phương pháp, phương tiện, thái độ, hành vi và cách ứng xử, tư thể và điệu bộ của người cán bộ quản lý sử dụng nhằm động viên, thúc đẩy tính tích cực xã hội của người dưới quyền, thực hiện tốt các mục tiêu của doanh nghiệp đã đề ra.

Văn hóa là câu trả lời của con người trước các thách đố của tự nhiên, của xã hội. Văn hóa cũng là thế ứng xử, là kinh nghiệm sống của một cộng đồng được tích lũy và trao truyền qua các thế hệ. Nói tới văn hóa cũng là nói tới một dân tộc, một quốc gia. Văn hóa dân tộc cũng in đậm dấu ấn của nó trong cách thức cai trị, quản lý đất nước, quản lý doanh nghiệp của mỗi quốc gia, mỗi vùng, miền.
Tìm hiểu thực trạng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam nói chung hay một doanh nghiệp nói riêng không thể không xem xét các nguồn đầu vào của văn hóa doanh nghiệp, trong đó phải kể đến nguồn từ văn hóa dân tộc, văn hóa vùng và văn hóa cá nhân - đặc biệt là văn hóa của người đứng đầu tổ chức. Văn hóa doanh nghiệp trước hết ảnh hưởng rất sâu đậm bởi văn hóa dân tộc.

/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status