Phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp



Nhờ những thành tựu của giáo dục-đào tạo và các chính sách xã hội khác mà chỉ số phát triển con người (HDI) của nước ta theo cách xếp hạng của Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) trong 3 năm gần đây đã tăng lên đáng kể,tính đến ngày 6/12/2009 Việt Nam đứng thứ 116 trong tổng số 182 nước và xếp thứ 128 trong tổng số 187 nước vào ngày 3/11/2011 (nguồn: số liệu do Liên hợp quốc công bố). Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của toàn nền kinh tế trong năm 2010 đạt 1,98 triệu tỷ đồng,tương đương khoảng 104,6 tỷ USD (tính theo tỷ giá liên ngân hàng ngày 28/12/2010),nhiều hơn so với năm 2009 khoảng 13 tỷ USD. So với năm 2009,tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 6,78%,cao hơn gần 3% so với kế hoạch được Quốc hội phê duyệt vào đầu năm (nguồn: số liệu của Tổng cục thống kê công bố ngày 30/12/2010). Đây là thành tựu không phải nước đang phát triển nào cũng có thể đạt được.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

o động lao động quốc tế thì: nguồn nhân lực của một quốc gia là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động và được hiểu theo hai nghĩa: theo nghĩa rộng,nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội,cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển. Do đó,nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có thể phát triển bình thường; theo nghĩa hẹp,nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội,là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội,bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao,có khẳ năng tham gia lao động,sản xuất xã hội,tức là toàn bộ các cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động,là tổng thể các yếu tố về thể lực,trí lực của họ được huy động vào quá trình lao động.
-Kinh tế phát triển cho rằng: nguồn nhân lực là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khẳ năng tham gia lao động và được biểu hiện trên hai mặt: về số lượng đó là tổng số những người trong độ tuổi lao động làm viêc theo quy định của nhà nước và thời gian lao động có thể huy động được từ họ; về chất lượng,đó là sức khỏe và trình độ chuyên môn,kiến thức và trình độ lành nghề của người lao động. Nguồn lao động là tổng số những người trong độ tuổi lao động quy định đang tham gia lao động hay đang tích cực tìm kiếm việc làm. Nguồn lao động cũng được hiểu trên hai mặt: số lượng và chất lượng. Như vậy,theo khái niệm này,có một số được tính là nguồn nhân lực nhưng lại không phải là nguồn lao động,đó là: những người không có việc làm nhưng không tích cực tìm kiếm việc làm,tức là những người không có nhu cầu tìm kiếm việc làm,những người trong độ tuổi lao động quy định nhưng đang đi học...
Từ những quan niệm trên, tiếp cận dưới góc độ Kinh tế Chính trị có thể hiểu: nguồn nhân lực là tổng hòa thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia,trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử được vận dụng để sán xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước.
Trong thời đại ngày nay,con người được coi là một “tài nguyên đặc biệt”, một nguồn lực của sự phát triển kinh tế. Cùng với sự phát triển của nhân loại,khái niệm “phát triển nguồn nhân lực” ngày càng phát triển,đó là:
- Lấy phát triển bền vững con người là tư tưởng trung tâm.
- Mỗi con người là một cá nhân độc lập làm chủ quá trình lao động của mình (có sự hợp tác,có kỹ năng lao động theo tổ,đội).
- Lấy lợi ích của người lao động làm nguyên tắc cơ bản của quản lý lao động (trong sự hài hòa với lợi ích của cộng đồng,xã hội).
- Bảo đảm môi trường dân chủ thuận lợi cho tiến hành giao lưu đồng thuận.
- Có các chính phát huy tiềm năng của người lao động,bảo đảm hiệu quả của công việc.
- Phát triển nguồn nhân lực bám sát yêu cầu của thị trường lao động.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa,việc hấp thụ được các tiến bộ về khoa học và công nghệ phụ thuộc chủ yếu vào đội ngũ lao động kỹ thuật,đội ngũ trí thức. Do vậy con đường duy nhất là phải đầu tư để phát triển nguồn nhân lực. Gần đây người ta nói nhiều đến nền kinh tế tri thức. Đó là nên kinh tế mà ở đó tri thức chiếm hàm lượng chủ yếu trong giá trị một sản phẩm. Tri thức tức là các thành tựu khoa học,trở thành sản phẩm có giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với các sản phẩm vật chất khác,tạo ra giá trị mới ngày càng chiếm tỉ trọng lớn hơn trong GDP. Trong nền kinh tế tri thức,tri thức,khả năng sáng tạo là yếu tố quyết định sức mạnh cạnh tranh của mỗi quốc gia,mỗi khu vực, Nền kinh tế nào dựa nhiều vào tri thức sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển,duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao,sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực,tao nhiều công ăn việc làm,giải quyết tốt hơn các quan hệ xã hội,cải thiện đời sống con người,... Trong điều kiện mới đó,sự phát triển của mỗi quốc gia phụ thuộc vào nguồn nhân lực là chủ yếu thay vì dựa vào nguồn tài nguyên,vốn vật chất như trước đây. Các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế gần đây cũng chỉ ra rằng động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế bền vững chính là yếu tố con người,nguồn nhân lực. Bởi vậy ta cần phát triển nguồn nhân lực mà trọng tâm chính là đầu tư cho giáo dục-đào tạo.
II/Thực và giải pháp.
1)Thực trạng:
Thực tiễn cho thấy nhờ có sự đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực mà nhiều nước chỉ trong một thời gian ngắn đã nhanh chóng trở thành nước công nghiệp phát triển. Sự đóng góp của trí thức đã ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong GDP của các nước (như Mỹ gần 50%; Anh 45,8%; Pháp 45,1%...). Để phát triển trong tương lai các nước đã tập trung đầu tư rất lớn cho giáo dục và đào tạo,cải cách hệ thống giáo dục đào tạo để đào tạo ra những công nhân trí thức có khả năng sáng tạo,phát minh hay ứng dụng công nghệ mới. Chính sách đầu tư phát triển nguồn nhân lực của các nước nhất là Mỹ,Nhật Bản và các nước Châu Âu là lấy phát triển giáo dục và đào tạo làm trung tâm của phát triển nguồn nhân lực. Vì vậy các nước này đầu tư rất lớn (cả về kinh phí và chính sách) cho phát triển giáo dục và đào tạo. Nhật Bản là nước Châu Á đầu tư cao nhất cho phát triển nguồn nhân lực. Chính sách giáo dục-đào tạo ở Nhật dựa trên cơ sở kết hợp truyền thống dân tộc và tiếp thu,thừa hưởng những thành quả của những phát minh khoa học kỹ thuật mới của nhân loại;đầu tư cho khoa học ứng dụng nhiều hơn là nghiên cứu cơ bản. Trong hệ thống này,giáo dục tiểu học và trung học bậc thấp là bắt buộc đối với tất cả trẻ em đến tuổi. Ngoài ra Nhật Bản còn có hệ thống trường mẫu giáo và các trường trung học chuyên nghiệp sau trung học bậc thấp. Có thể nói Nhật Bản là nước đầu tư tốt nhất cho hệ thống giáo dục bậc thấp,làm cơ sở cho đào tạo lao động kỹ thuật và cho đào tạo đại học.
Đối với các nước ASEAN,để thực hiện công nghiệp hóa-hiện đại hóa thì cần đầu tư cho chính sách phát triển nguồn nhân lực,trong đó có chính sách giáo dục-đào tạo được các nước quan tâm hàng đầu và được coi là quốc sách.
Đối với Việt Nam,một nước có truyền thống lâu đời luôn xác định “hiền tài là nguyên khí của quốc gia” thì vấn đề phát triển nguồn nhân lực trí thức lại càng cấp thiết hơn bao giờ hết,đóng vai trò quyết định bởi với tình hình nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế về nguồn lực tài chính và nguồn tài nguyên chưa được sử dụng hiệu quả. So với nhiều nước trên thế giới thì Việt Nam có lợi thế dân số đông,tính đến 0 giờ ngày 1/4/2009 tổng số dân của Việt Nam là 83789573 người (nguồn: số liệu công bố của Tổng cục thống kê). Tuy nhiên nếu không được đào tạo một cách bài bản thì dân đông sẽ trở thành gánh nặng cho toàn xã hội; nếu được đào tạo,đó sẽ là nguồn nhân lực có tác động tích cực trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Do vậy,hơn bất cứ nguồn lực nào khác,nguồn nhân lực chi
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status