Đề cương lịch sử Đảng - pdf 16

Download miễn phí Đề cương lịch sử Đảng



Câu 13: Tại sao nói: đổi mới cơ chế quản lý nước ta năm 1986 là một nhu cầu cấp thiết ? Trình bày quá trình thay đổi tư duy về kinh tế thị trường của Đảng từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 năm 1986 cho tới nay.
* Đổi mới cơ chế quản lý nước ta năm 1986 là một nhu cầu cấp thiết
Nền kinh tế trong nước kiệt quệ, tình trạng quan liêu bảo thủ tràn lan, trang thiết bị máy móc quá lạc hậu, cuộc sống nhân dân đói khổ, tình trạng vượt biên trốn đi ngày càng nhiều.
Trước đây dựa nhiều vào viện trợ của Liên Xô nhưng lúc này Liên Xô cũng đang khủng hoảng trầm trọng không còn đủ sức viện trợ cho Việt Nam
Việt Nam bị cô lập về chính trị cả trong khu vực và quốc tế, cả thế giới chỉ có vài nước xã hội chủ nghĩa là bạn. Kinh té bị bao vây cấm vận, không có giao thương buôn bán với các nước.
Nhiều nước tiến hành cải cách đã đem lại hiệu quả rõ rệt và nền kinh tế tiến triển vượt bậc như Trung Quốc, Hàn Quốc.
Trong giai đoạn 1975-1985, nền kinh tế Việt nam đã phải đối mặt với những tình thế hết sức éo le: Việt Nam không chỉ thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn về quản lý kinh tế nói chung mà còn chịu sức ép hết sức phức tạp về môi trường phát triển kinh tế: Các nguồn viện trợ cho ‘Việt Nam đánh Mỹ’ đã bị cắt, giảm đột ngột, các vụ bạo loạn, kích động và quấy phá cách mạng nổi lên ở nhiều nơi, nhất là ở hai khu vực biên giới phía Tây Nam và phía Bắc; Nhu cầu chi ngân sách đột ngột tăng lên - nhất là chi chính sách xã hội và chi xây dựng cơ bản; Đời sống của nhân dân nói chung và của công chức nói riêng vốn đã khó khăn lại phải chi viện cả sức người, sức của giúp nhân dân Campuchia chiến đấu thoát khỏi thảm hoạ “nồi da nấu thịt” của bọn diệt chủng Pônpốt. Kết quả là bội chi ngân sách không ngừng gia tăng. Một bộ phận lớn tiền ngân hàng phát hành đã phải trở thành tiền tài chính
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

uốc tế và trong nước đang ở giai đơạn khẩn trương khi Pháp đầu đầu hàng phát xít Đức, Nhật. Chỉ trong vòng 2 tháng, 2 cuộc khởi nghĩa của Bắc Sơn và Nam Kỳ đã nổ ra. Cách mạng Đông Dương đang tiến đến những thời cơ mới.
Nguyễn Aí Quốc đã quyết định về nước, trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng.Tháng 5/1941, Người chủ trì Hội nghị trung ương lần thứ VIII. Nội dung của hội nghị bao gồm:
Hội nghị nhận định: Sau khi Đức đánh vào Liên Xo thì chúng sẽ bị tiêu diệt, cách mạng nhiều nước sẽ thành công, một loạt nước XHCN ra đời.
Xác định cuộc cách mạng trước mắt là cách mạng giải phóng dân tộc, các lực lượng cách mạng tập trung vào phát xít Nhật và thực dân Pháp.
Phát triển và hoàn chỉnh các nghị quyết năm 1939, 1940 của trung ương về vấn đề giải phóng dân tộc, chủ trương giải phóng dân tộc trong khuôn khổ mỗi nước Đông Dương, lập Việt Nam độc lập đồng minh.
Chủ trương giúp đỡ Lào và Campuchia xây dựng mặt trận, tiến tới tha hf lập mặt trận thông nhất toàn thể Đông Dương.
Với những nội dung quan trọng của Hội nghị, đã xác định được những vấn đề cơ bản, trước mắt của cách mạng Đông Dương. Đường lối giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc ,nhận thức giải phóng dân tộc lên hàng đầu
Thời cơ chín muồi, Đảng ta đã đề ra chủ trương phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền
Đảng phát động cao trào kháng Nhật cứu nước và đẩy mạnh khởi nghĩa từng phần. Đêm 9_4_1945 Nhật đảo chính Pháp độc quyền Đông Dương. Quân Pháp đầu hàng Nhật. Ban thường vụ TW Đảng lập tức họp hội nghị mở rộng tại làng Đình Bảng (Từ Sơn _Bắc Ninh) và ngày 12_3_1945 ra bản chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau hành động của chúng ta”.
Nội dung chỉ thị bao gồm:
Xác định kẻ thù chính, trước mắt của nhân dân Đông Dương lúc này là phát xít Nhật, thay khẩu hiệu: “Đánh đuổi pháp- Nhật” thành khẩu hiệu “ Đánh đuổi phát xít Nhật” và đưa ra khẩu hiệu thành lập chính quyền cách mạng của Đông Dương.
Phát động cao trao kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ, làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương hơn 20 triệu người đã cùng nhau vùng dậy khởi nghĩa giành chính quyền. Chỉ trong vòng 15 ngày 14_28/8/45 cuộc khởi nghĩa đã thành công trên cả nước
Như vậy dưới sự lãnh đạo sáng suốt, linh hoạt, kịp thời của Đảng theo từng giai đoạn, sự chỉ đạo chiến lược phù hợp với từng thời kỳ lịch sử, từ năm 1930_1945, cách mạng nước ta đã từng bước giành được thắng lợi to lớn, đưa đất nước đến với độc lập, tự do. Điều này đã thể hiện sự nhanh nhạy, linh hoạt, sáng suốt của Đảng ta.
Câu 7: Trình bày nội dung của đường lối kháng chiến chống Pháp mà Đảng cộng sản Việt Nam đề ra trong 3 văn kiện: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (HCM), Chỉ thị toàn quốc kháng chiến(BTVTW Đảng), Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi( Trường Trinh)?
Ngày 20/12/946, chủ tịch Hồ chí minh ra “lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”. Ngày 22/12/1946, trung ương Đảng ra “ chỉ thị toàn dân kháng chiến”. Hai văn kiện này đã nêu một cách khái quát nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến. Nội dung ấy được đồng chí Trường Chinh bổ sung, phát triển trong tác phẩm: “ Kháng chiến nhất định thắng lợi” năm 1947.
Nội dung đường lối kháng chiến thể hiện trong các văn kiện trên là:
Xác định Mục đích kháng chiến: kế tục và phát triển sự nghiệp cách mạng tháng Tám là đánh thực dân Pháp xâm lược giành độc lập và thống nhất dấn tộc.
Xác định Tính chất kháng chiến: cuộc kháng chiến của dân tộc ta là cuộc chiến tranh của cách mạng nhân dân ,chiến tranh chính nghĩa. Nó có tính chất toàn dân và lâu dài. Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược là cuộc chiến tranh tiến bộ vì tự do, độc lập ,dân chủ và hoà bình. Là cuộc kháng chiến có tính chất giải phóng dân tộc và dân chủ mới.
Xác định Chính sách kháng chiến : Liên hiệp với dân tộc pháp chống phản động thực dân Pháp , đoàn kết với Miên, Lào và các dân tôc yêu chuộng tự do ,hoà bình , đoàn kết chặt chẽ toàn dân thực hiện toàn dân kháng chiến …phải tự cấp tự túc về mọi mặt.
Chương trình và nhiệm vụ kháng chiến: đoàn kết toàn dân , thực hiện , quân trí dân nhất trí, động viên nhân lực , vật lực, tài lực thực hiện toàn dân kháng chiến, trường kì kháng chiến . Giành quyền độc lập bảo toàn lãnh thổ, thống ngất Trung Nam Bắc. Củng cố chế độ cộng hoà dân chủ….tăng gia sản xuất thực hiện kinh tế tự túc.
Phương châm tiến hành kháng chiến : Tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, thực hiện kháng chiến toàn dân , toàn diện, lâu dài ,dựa vào sức mình là chính.
Kháng chiến toàn dân: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta là cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc, đánh giặc bằng bất cứ vú khí gì có trong tay, đánh giặc ở bất cúa nơi nào chúng tới. Kháng chiến toàn dân xuất phát từ sự so sánh lực lượng giữa ta và đich, và xuất phát từ chân lý: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng.
Kháng chiến toàn diện: Kháng chiến trên tất cả các mặt: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa…trong đó quân sự là mặt trận hàng đầu, nhằm tạo sức mạnh tổng hợp để chiến thắng kẻ thù.
Kháng chiến trường kỳ: Đánh lâu dài là vừa đánh vừa giứu gìn lực lượng, bồi dưỡng và phát triển lực lượng, đồng thời làm tiêu hao và tiêu diệt lực lượng địch. Qúa trình đó từng bước làm thay đổi so sánh tương quan lực lượng giữa ta và địch theo hướng ngày càng có lợi cho ta, đánh bại từng âm mưu và kế hoạch quân sự địch, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.
Tự lực cánh sinh: Dựa vào sức mình là chính: Do cuộc kháng chiến nhằm mang lại độc lập cho dân tộc ta, tự do cho nhân dân ta nên trước tiên phải dựa vào sức mình là chính nhằm phát huy tối đa nội lực của đất nước, sức mạnh của dân tộc. Bên cạnh đó, chúng ta phải có những biện pháp tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế để tăng cường sức mạnh về vật chất và tinh thần cho cuộc kháng chiến.
Đường lối kháng chiến của Đảng ta là sự kế thừa và nâng lên một tầm cao mới tư tưởng quân sự truyền thống, là sự vận dụng chiến tranh cách mang cua chủ nghĩa Mác-lenin và kinh nghiệm nước ngoài vào điều kiện Việt Nam. Đường lối đó là ngọn cờ dẫn dắt và là động lực chính trị, tinh thần đưa quân và dân ta tiến lên chiến đấu và chiến thắng thực dân Pháp xâm lược.
Câu 8: Chính sách của Đảng và Hồ chủ tịch trong đấu tranh chống thù trong giặc ngoài thời kì 1945-1946 ? ý nghĩa của đối sách trên.
Những năm 1945 - 1946, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn dân vượt qua những khó khăn, thách thức nặng nề, chống thù trong, giặc ngoài, vừa kháng chiến vừa kiến quốc: xây dựng và củng cố vững chắc chính quyền nhân dân. Với những sách lược nhạy bén,linh hoạt, khôn khéo, Đảng và Hồ Chủ Tịch đã đưa nước ta thoát ra khỏi tình cảnh hiểm nghèo.
Thật vậy! Sau cách mạng tháng Tám, nước ta rơi vào tình cảnh: “ngàn cân treo sợi tóc”. Ở trong nước: Về chính trị: chính quyền cách mạng chưa được củng cố, Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mới ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status