Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời hoàn toàn phù hợp với xu thế thời đại - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời hoàn toàn phù hợp với xu thế thời đại



Đặt trong bối cảnh xã hội Việt Nam bấy giờ, giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất trong sức sản xuất, có ý thức kỷ luật cao, sớm tiếp thu những tinh hoa văn hóa tiên tiến, trào lưu tư tưởng của thời đại cách mạng vô sản để bồi dưỡng bản chất cách mạng của mình. Đây lại là giai cấp xuất thân từ nông dân có sự gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân. Chính những thế mạnh đó khiến càng ngày phong trào công nhân càng phát triển và có những bước tiến rõ rệt. Từ 1920 – 1925 đã nổ ra 25 cuộc bãi công. Tiêu biểu nhất là cuộc bãi công của 1000 công nhân xưởng Ba Son (Sài Gòn) tháng 8/1925. Sau đó, hầu hết các phong trào công nhân đều bị đàn áp bởi lực lượng còn quá mỏng lại thiếu kinh nghiệm đầu tranh. Tuy thất bại song giai cấp công nhân đã ngày một trưởng thành về nhận thức, về con đường đấu tranh cũng như phát triển thêm cả về lực lượng.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

NỘI DUNG CHÍNH.
1. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời hoàn toàn phù hợp với xu thế thời đại.
Có thể nói, đứng trước xu thế thời đại lúc bấy giờ, khi mà Quốc tế cộng sản ra đời, chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá một cách rộng rãi, Cách mạng Tháng Mười Nga giành được thắng lợi to lớn và các Đảng cộng sản khác trên thế giới ra đời đã có tác động và ảnh hưởng không nhỏ tới sự ra đời của Đảng ta. Và khi Đảng ra đời không chỉ là sự đáp ứng cần thiết cho thực tiễn cách mạng nước nhà mà còn là sự hưởng ứng, hòa nhập cùng xu thế thời đại của nhân dân ta với giai cấp vô sản trên thế giới.
Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga đã giành thắng lợi. Nhà nước Xô viết dựa trên nền tảng liên minh công – nông dưới sự lãnh đạo của Đảng Bônsêvích Nga ra đời. Chủ nghĩa Mác – Lênin từ lý luận đã trở thành hiện thực, mở đầu một thời đại mới – “thời đại cách mạng chống đế quốc và giải phóng dân tộc”. Cuộc cách mạng này đã cổ vũ mạnh mẽ phòng trào đầu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân các nước và là một trong những động lực thức đẩy sự ra đời của nhiều đảng cộng sản ở Đức và Hungary (1918), Mỹ (1919), Anh và Pháp (1920), Trung Quốc và Mông Cổ (1921), Nhật bản (1922),… Đặc biệt là đối với nước ta, Cách mạng Tháng Mười Nga là một tấm gương sáng trong việc giải phóng các dân tộc bị áp bức. Vì sao cách mạng Nga thành công? Điều không thể phủ nhận được đó là tầm quan trọng của một chính đảng lãnh đạo cách mạng. Nó đã chiếu rọi cho nhân dân ta lúc bấy giời thấy rằng, để tiếp tục thực hiện cách mạng và đi đến thắng lợi ắt hẳn phải xây dựng một chính đảng như Đảng Bônsêvích vậy.
Tháng 3/1919, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế II) đã được thành lập. Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin được công bố tại Đại hội III Quốc tế cộng sản năm 1920 đã chỉ ra phương hướng đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa, mở ra con đường giải phóng các dân tộc bị áp bức trên lập trường cách mạng vô sản. Đặc biệt, đối với Việt Nam, chính nhờ Quốc tế Cộng sản mà chủ nghĩa Mác – Lênin đã được truyền bá một cách rộng rãi. Điều này đã gây dựng được lòng tin trong quần chúng nhân dân về một chính đảng có khả năng lãnh đạo đất nước giành độc lập. Vì thế, Quốc tế Cộng sản đóng một vai trò quan trong dẫn tới sự thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam.
2. Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của quá trình vận động hợp quy luật.
Học thuyết Mác - Lênin khẳng định rằng, Đảng Cộng Sản là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân. Quy luật chung này được Nguyễn Ái Quốc vận dụng sáng tạo vào điều kiện nước ta, nơi giai cấp công nhân còn ít về số lượng, nhưng người vô sản bị áp bức, bóc lột thì đồng. Và sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nông và phong trào yêu nước dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Sau khi tạm thời dập tắt được các phong trào đấu tranh của nhân dân ta, thực dân Pháp đã từng bước thiết lập bộ máy cai trị ở Việt Nam. Có áp bức ắt có chiến tranh. Xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống và ý chí đấu tranh anh dũng, bất khuất đã tồn tại suốt chiều dài lịch sử, nhân dân ta không cam chịu ách nô lệ và đã đứng lên chống giặc ngoại xâm. Vì thế, vào thời điểm lúc bấy giờ, rất nhiều phong trào đấu tranh đã nổ ra, tuy nhiên đều không hoàn thành nhiệm vụ. Các phong trào này đều thất bại và không giải quyết được vấn đề của đất nước: đánh đuổi thực dân, giành độc lập dân tộc. Từ đó, vấn đề đặt ra cho cách mạng Việt Nam là tìm ra một lực lượng lãnh đạo đưa cách mạng đi đến thắng lợi.
Suốt từ những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, ở nước ta diễn ra hai phong trào đấu tranh hết sức mạnh mẽ, đó là phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
Đặt trong bối cảnh xã hội Việt Nam bấy giờ, giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất trong sức sản xuất, có ý thức kỷ luật cao, sớm tiếp thu những tinh hoa văn hóa tiên tiến, trào lưu tư tưởng của thời đại cách mạng vô sản để bồi dưỡng bản chất cách mạng của mình. Đây lại là giai cấp xuất thân từ nông dân có sự gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân. Chính những thế mạnh đó khiến càng ngày phong trào công nhân càng phát triển và có những bước tiến rõ rệt. Từ 1920 – 1925 đã nổ ra 25 cuộc bãi công. Tiêu biểu nhất là cuộc bãi công của 1000 công nhân xưởng Ba Son (Sài Gòn) tháng 8/1925. Sau đó, hầu hết các phong trào công nhân đều bị đàn áp bởi lực lượng còn quá mỏng lại thiếu kinh nghiệm đầu tranh. Tuy thất bại song giai cấp công nhân đã ngày một trưởng thành về nhận thức, về con đường đấu tranh cũng như phát triển thêm cả về lực lượng.
Bên cạnh đó, lúc bấy giờ ở nước ta còn tồn tại phong trào yêu nước tồn tại hai khuynh hướng cơ bản: phong kiến và tư sản. Những phong trào này rất lớn mạnh, lôi cuốn được mọi tầng lớp nhân dân tham gia. Nổi bật của khuynh hướng phong kiến là Chúng đã thể hiện được tinh thần yêu nước lớn lao, ý thức dân tộc và cổ vũ mạnh mẽ cho các phong trào khác trên mọi miền đất nước. Nổi bật của phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến là phong trào Cần Vương (1885 – 1896) kéo theo đó là các cuộc khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê, Yên Thế. Tuy nhiên, cuối cùng chúng đều bị đàn áp đẫm máu. Sự thất bại của phong trào này chứng tỏ sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến trong việc giải quyết nhiệm vụ giành độc lập dân tộc mà lịch sử đặt ra. Khuynh hướng tư sản tiêu biểu là Phan Bội Châu với phong trào Đông Du và Quang Phục Hội, phong trào yêu nước của Phan Châu Trinh,... Tất cả là do hạn chế về mặt lịch sử, giai cấp, các sỹ phu yêu nước đã không tìm ra một phương hướng giải quyết hợp lý cho các cuộc đấu tranh và sau một thời gian đã thất bại.
Có thể thấy, hai phong trào đấu tranh ở Việt Nam lúc bấy giờ đều thất bại bởi chúng nổ ra rời rạc, không có một đường lối, chủ trương đấu tranh thống nhất. Và tất nhiên, thất bại còn ở chỗ không có một lực lượng lãnh đạo, tiên phong đi đầu.
Mãi tới khi Nguyễn Ái Quốc được tiếp cận với học thuyết Mác – Lênin, Người đã nhận ra rằng giai cấp có đủ khả năng đứng lên tập trung sức mạnh của dân tộc thành một khối và lãnh đạo cách mạng đi tới thắng lợi chính là giai cấp công nhân mà đội tiền phong chính là một chính đảng duy nhất: Đảng cộng sản. Thật vậy, vào ngày 3/2/1930, khi Đảng Cộng Sản Đông Dương ra đời đã đánh đấu bước ngoặt của cách mạng nước nhà. Đảng ra đời đã chấm dứt thời kì khủng hoảng sâu sắc về giai cấp lãnh đạo và đường lối cứu nước ở nước ta từ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Sự kiện đó chứng tỏ giai cấp công nhân nước ta đã trưởng thành và đủ s
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status