Tài liệu Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam - pdf 16

Download miễn phí Tài liệu Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam



Đổi mới tư duy, nhận thức về chủ nghĩa xã hội và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta nhằm khắc phục những nhận thức đơn giản và tư duy lý luận lạc hậu như: quan niệm không đúng về sản xuất hàng hoá và thị trường dưới chủ nghĩa xã hội. Trong điều kiện nước ta ở chặng đầu thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhưng lại không thật sự thừa nhận những quy luật của sản xuất hàng hoá đang tồn tại khách quan, do đó không chú ý vận dụng vào việc chế định các chủ trương, chính sách kinh tế. Với tư duy kinh tế mới, Đảng và Nhà nước ta đã và đang coi trọng vận dụng quy luật sản xuất hàng hoá và thị trường vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hình thức lao động tập thể, chặn đứng con đường tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, góp phần củng cố liên minh công nông. Hơn nữa, phải tập trung sức lao động, tư liệu sản xuất của bần nông và trung nông lại để xây dựng một cách sản xuất mới, một sự phân công lao động mới. Từ nhận thức trên đây, Đảng đã đề ra đường lối giai cấp ở nông thôn: "Dựa hẳn vào bần nông và trung nông lớp dưới, đoàn kết chặt chẽ với trung nông, hạn chế đi đến xoá bỏ sự bóc lột kinh tế của phú nông, cải tạo tư tưởng phú hông, ngǎn ngừa địa chủ ngóc đầu dậy ...". Nội dung công hữu hoá tư liệu sản xuất trước hết là tập thể hoá triệt để ruộng đất, theo đó là sức lao động và các tư liệu sản xuất khác của nông dân. Ruộng đất tập thể hoá được đặt dưới sự quản lý và sử dụng của ban quản trị hợp tác xã, mà ban quản trị chủ yếu được chọn từ những thành phần bần cố nông. Thực hiện chủ trương trên đây, Đảng đã phát động một phong trào quần chúng nhằm giải quyết vấn đề "ai thắng ai" giữa lối làm ǎn tập thể và lối làm ǎn cá thể ở nông thôn. Kết quả, trong hơn một nǎm, từ tháng 4-1959 đến mùa thu 1960, đã tập thể hoá 76% diện tích ruộng đất canh tác của 2,4 triệu hộ nông dân, chiếm 84,8% tổng số hộ nông dân miền Bắc. Vào thời điểm nông dân đang phấn khởi với các chính sách khuyến nông của Đảng và Chính phủ, lợi ích kinh tế của hộ nông dân gắn với đất đai đang trở thành động lực kích thích phát triển sản xuất thì chúng ta tiến hành tập thể hoá triệt để ruộng đất, sức lao động, đồng thời đặt trong một cơ chế tổ chức quản lý và điều hành tập trung. Vì vậy, mô hình sở hữu tập thể ngay từ đầu đã mang trong lòng nó những yếu kém, sự gò ép trái nguyên tắc, đã dẫn đến tan vỡ hàng loạt hợp tác xã, hàng vạn nông dân xin ra hợp tác xã , sản lượng lương thực nǎm 1960 giảm một triệu tấn, nǎng suất lúa giảm 200 kg/hécta, lương thực bình quân đầu người giảm từ 333 kg/nǎm 1959 xuống 261 kg/nǎm 1960. Những yếu kém của mô hình tập thể hoá trên đây trước hết là do vi phạm các nguyên tắc về hợp tác hoá, đã bỏ qua nội dung kinh tế của các nguyên tắc này. Cơ sở kinh tế của nguyên tắc tự nguyện chính là sự xã hội hoá sức sản xuất, trên cơ sở đó xuất hiện nhu cầu hợp tác hoá các hộ nông dân, hợp tác ở những khâu nào có lợi nhất cho phát triển sản xuất. Song, trên thực tế là không nhận thức và cũng không dựa trên tất yếu kinh tế mà chủ yếu là xuất phát từ những tiền đề chính trị, lấy tất yếu chính trị thay cho tất yếu kinh tế để nhanh chóng tạo ra quan hệ sản xuất mà ta cho đó là chủ nghĩa xã hội, đồng nhất hợp tác hoá với tập thể hoá. Cơ sở kinh tế cǎn bản nhất của nông dân là quyền làm chủ sử dụng ruộng đất. Trong tập thể hoá, chúng ta đã xoá bỏ ngay từ đầu cơ sở kinh tế này. Do phân phối bình quân, lợi ích kinh tế của nông dân bị vi phạm đã dẫn đến thủ tiêu động lực sản xuất của người lao động. Mặt khác, do "quản lý là khâu yếu kém nhất, ruộng đất được tập thể hoá nhưng sử dụng không có kế hoạch, dẫn đến cày sâu cấy muộn, bỏ sót ruộng, nǎng suất và sản lượng thấp. Cán bộ quản lý thiếu nǎng lực do trình độ vǎn hoá thấp, không đủ kinh nghiệm quản lý sản xuất, từ đó dẫn đến hiệu quả kinh tế giảm sút, không hơn sản xuất cá thể". Mô hình sở hữu tập thể có nhiều sai trái, yếu kém, chậm được phát hiện, sửa chữa. Vì vậy, sau ba nǎm xác lập mô hình sở hữu tập thể cho thấy: việc tập thể hoá triệt để ruộng đất tất yếu dẫn đến tập thể hoá triệt để sức lao động và các tư liệu sản xuất khác của nông dân. Cách làm đó đã biến nông dân từ người làm chủ ruộng đất trở thành người làm công cho ban quản trị hợp tác xã - những người chưa đủ khả nǎng và kinh nghiệm quản lý. Trong phương pháp tiến hành tập thể hoá, nông dân từ chỗ là một lực lượng sản xuất xã hội, một tiềm nǎng kinh tế to lớn trở thành đối tượng cải tạo, vì vậy đã triệt tiêu tính nǎng động, sáng tạo của họ trong sản xuất. Từ nǎm 1961 trở đi, Đảng tập trung củng cố, tǎng cường và mở rộng mô hình sở hữu tập thể, bằng một loạt cuộc vận động ở nông thôn . Nội dung cơ bản của các cuộc vận động thể hiện trên mấy điểm sau đây: Một là, mở rộng quy mô sở hữu tập thể về ruộng đất từ thôn lên liên thôn, đỉnh cao là quy mô toàn xã sau Hội nghị nông nghiệp ở Thái Bình tháng 8-1974. Hai là, xác lập và thực hiện cơ chế quản lý tập trung trong kinh tế nông nghiệp từ vi mô đến vĩ mô. Về tổ chức sản xuất, chia cắt quá trình sản xuất nông nghiệp ra nhiều công đoạn, đỉnh cao là thành lập các đội chuyên (1976-1980), tiến hành tổ chức lại sản xuất trên phạm vi toàn huyện. Quản lý và sử dụng ruộng đất tập trung thống nhất theo chế độ sở hữu tập thể. Mọi phân biệt về lợi ích kinh tế trên đất đai đều bị xoá bỏ. Về phân phối, thực hiện nguyên tắc "trừ lùi" (thuế, quỹ, chi phí sản xuất, các khoản điều hoà...), còn lại chia theo ngày công, bằng hiện vật. Ba là, cơ chế vận hành của mô hình tập thể hoá triệt để ruộng đất, sức lao động và các tư liệu sản xuất khác của nông dân bằng một bộ máy hành chính hoá, qua nhiều tầng nấc trung gian từ Trung ương xuống tỉnh, huyện, xã và hợp tác xã. Việc điều hành và quyết định trực tiếp quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm sản phẩm là bộ máy quản lý gồm đủ các phòng, ban, đội, tổ... bộ máy này thoát ly sản xuất trở thành quan liêu hoá, song quyền lực rất lớn, quyết định toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị, xã hội ở nông thôn. Những chủ trương và biện pháp trên đây được triển khai trong đời sống kinh tế xã hội nông thôn miền Bắc suốt 20 nǎm (1960-1980). Tuy nhiên, trong điều kiện lịch sử cụ thể lúc bấy giờ, mô hình sở hữu tập thể cũng đã đưa lại những kết quả nhất định. Với nền nông nghiệp lạc hậu, thoát thai từ cách sản xuất phong kiến, sau nhiều nǎm tập thể hoá, với nguồn vốn của Nhà nước đầu tư, vốn của tập thể và công sức của nông dân, đã xây dựng được một hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật bước đầu rất quan trọng, đặc biệt là hệ thống thuỷ lợi, cải tạo đồng ruộng, phát triển giao thông nông thôn, khai hoang, phục hoá, cảnh quan nông thôn đã có bước thay đổi. Nhiều tiến bộ khoa học - kỹ thuật được áp dụng trong nông nghiệp, làm thay đổi tập quán và phương pháp canh tác cổ truyền, đưa lại nǎng suất cao, nhất là nǎng suất lúa. Trong thời kỳ cả nước có chiến tranh, mô hình tập thể hoá triệt để này đã trở thành một kết cấu kinh tế - xã hội cần thiết góp phần vào ổn định đời sống chính trị, kinh tế, xã hội nông thôn, góp phần to lớn vào việc cung cấp sức người, sức của cho kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thực hiện có hiệu quả chính sách hậu phương quân đội. Sự đoàn kết tương trợ, tình làng nghĩa xóm trong nông thôn đã thiết thực cổ vũ, động viên bộ đội trên các chiến trường hoàn thành sự nghiệp vẻ vang giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Tuy ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status