Phân tích quá trình phát triển quan điểm của Đảng về đường lối công nghiệp hóa ở nước ta từ đại hội III đến đại hội IX - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Phân tích quá trình phát triển quan điểm của Đảng về đường lối công nghiệp hóa ở nước ta từ đại hội III đến đại hội IX



Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12-1986) với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” đã nghiêm khắc chỉ ra những sai lầm trong nhận thức và chủ trương công nghiệp hóa thời kỳ 1960-1985, mà trực tiếp là mười năm từ 1975 đến 1985:
Chúng ta đã phạm sai lầm trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế Do tư tưởng chỉ đạo chủ quan, nóng vội, muốn bỏ qua những bước đi cần thiết nên chúng ta đã chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa trong khi chưa có đủ các tiền đề cần thiết, mặt khác chậm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

n loại đã hình thành mối quan hệ khách quan, phổ biến. Một mặt, con người phải quan hệ với tự nhiên nhằm biến đổi giới tự nhiên đó, quan hệ này được biểu hiện ở lực lượng. Mặt khác, con người phải quan hệ với nhau để tiến hành sản xuất, quan hệ này được biểu hiện ở quan hệ sản xuất. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt đối lập của quan hệ biện chứng của một thể thống nhất không thể tách rời. Trong mỗi cách sản xuất thì lực lượng sản xuất đóng vai trò quyết định. Lực lượng sản xuất chẳng những là thước đo thực tiễn của con người trong quá trình cải tạo tự nhiên nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người mà còn làm thay đổi quan hệ giữa người với người trong sản xuất, thay đổi các mối quan hệ trong xã hội
Các Mác đã đưa ra kết luận rằng: xã hội loài người phát triển trải qua nhiều giai đoạn của sự phát triển đó là sự vận động theo hướng tiến lên của các hình thái kinh tế - xã hội, là sự thay thế hình thái kinh tế này bằng hình thái kinh tế khác cao hơn mà gốc rễ sâu xa của nó là sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất. Đây là mục tiêu quan trọng nhất của quá trình công nghiệp hóa.
Tiếp theo đó, Lê nin cũng xác định rằng: Cơ sở vật chất duy nhất của chủ nghĩa xã hội là nền đại công nghiệp cơ khí có khả năng cải tạo cả nông nghiệp. Trong công nghiệp hoá thì điện khí hoá là không thể thiếu, điện khí hoá là một bước đi quan trọng nhất trên con đường tiến tới tổ chức đời sống kinh tế, của xã hội theo tinh thần cộng sản chủ nghĩa, điện khí hoá là nhiệm vụ quan trọng nhất trong tất cả những nhiệm vụ vĩ đại đang đặt ra.
1.2. Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, con đường duy nhất đúng, đồng thời là điểm khởi đầu cần thiết để biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước xã hội chủ nghĩa giàu mạnh là phải công nghiệp hóa đất nước và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đó là định hướng chiến lược phát triển cách mạng nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Đặc điểm to nhất của ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa". Từ đó, "Nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hóa và khoa học tiên tiến. Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài"
Cơ sở thực tiễn
Lịch sử phát triển công nghiệp hóa thế giới cho đến nay đã trải qua hơn 200 năm, kể từ cuộc cách mạng công nghiệp cuối thế kỷ thứ XVIII ở nước Anh. Cuộc cách mạng công nghiệp này sau đó nhanh chóng lan rộng sang các nước Tây Âu và các nước khác như một trảo lưu phát triển mới của thế giới. Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, các nước này chỉ chủ yếu tập trung vào phát triển công nghiệp nên sự chuyển biến của các hoạt động kinh tế xã hội khác chỉ là hệ quả của quá trính phát triển công nghiệp, mà không phải là đối tượng trực tiếp của công nghiệp hóa.
Trong khi đó, Liên xô lại cho rằng công nghiệp hóa là quá trình xây dựng nền đại công nghiệp cơ khí có khả năng cải tạo cả nông nghiệp. Đó là sự phát triển của các ngành công nghiệp nặng mà cốt lõi là ngành chế tạo cơ khí, do dó tỷ trọng công nghiệp trong tổng sản phẩm xã hội ngày càng lớn. Chủ trương trên xuất phát từ thực tiễn của Liên xô khi triển khai công nghiệp hóa. Liên xô đã có một số tiển để ban đầu là công nghiệp đã phát triển đến trình độ nhất định dưới chủ nghĩa tư bản trước đây. Bên cạnh đó, trong thời kỳ tiến hành công nghiệp hóa (1926-1940), Liên xô bị chủ nghĩa đế quốc bao vây toàn diện nên sự trợ giúp từ bên ngoài hầu như không có. Trong bối cảnh ấy, dể tồn tại và phát triển Liên xô phải tiến hành công nghiệp hóa với nhịp độ nhanh, phải tập trung cao độ phát triển công nghiệp nặng, phải hướng các nghành công nghiệp vào phục vụ nông nhiệp nhằm bảo đảm các nhu cầu trong nước, đồng thời góp phần tăng nhanh tiềm lực quốc phòng. Quan niệm này, nhiều năm trước đây đã được coi là hợp lý và được áp dụng ở một số nước XHCN và các nước đang phát triển nhằm xây dụng nền kinh tế độc lập tự chủ. Thực tế việc sao chép một cách máy móc mô hình công nghiệp hóa của Liên xô đã không đem lại kết quả như mong muốn ở các nước này.
Tuy nhiên quá trình công nghiệp hóa ở các nước công nghiệp mới nổi lại có những nét khác biệt, ví dụ như Hàn Quốc. Thời đại công nghiệp hóa của nước này bắt đầu từ năm 1961. Do cùng kiệt nàn về nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong khi thị trường nội địa nhỏ nên Chính phủ Hàn Quốc đã xúc tiến một chính sách công  nghiệp hóa hướng tới xuất khẩu như một biện pháp tiên quyết để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khi tiến hành công cuộc cải cách phát triển kinh tế đất nước. Khi thực hiện thành công chiến lược đó, chính phủ Hàn Quốc đã nhanh chóng chuyển trọng tâm sang phát triển các ngành công nghiệp hóa chất và công nghiệp nặng. Một trong những thành tưu quan trọng nhất, thành công lớn nhất của kinh tế Hàn Quốc thuộc về ngành đóng tầu. Năm 1970, từ vị trí số không nhưng đến năm 2004 Hàn Quốc đã vươn lên soán ngôi đầu bảng của Nhật Bản để chính thức bước lên vũ đài, trở thành nước đứng đầu thế giới về công nghiệp đóng tầu. Ngành hóa chất và công nghiệp nặng của nền kinh tế Hàn Quốc thực sự là nhân tố quan trọng khẳng định vị thế của nền kinh tế đất nước. Những thương hiệu tên tuổi của hàng loạt công ty, tâp đoàn kinh tế đa quốc gia của Hàn Quốc như: Hyundai, Daewoo, Kia, Samsung, LG… đã có mặt và chiếm lĩnh ngôi vị ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Tóm lại tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội mà mỗi quốc gia lại chọn cho mình một con đường công nghiệp hóa phù hợp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao vị thế của quốc gia.
3. Tính tất yếu phải tiến hành công nghiệp hóa ở Việt Nam
Hiện nay, nước ta đang trong quá trình chuyển từ một nền kinh tế lạc hậu mang tính tự nhiên sang một nền kinh tế thị trường, có nghĩa là chúng ta đang trong quá tình thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ một nền kinh tế sản xuất nhỏ sang một nền kinh tế sản xuất lớn ngày càng hiện đại. Một nền sản xuất lớn đòi hỏi phải có một cơ cấu cơ sở hạ tầng và những công cụ lao động ngày càng tiến bộ. Để tạo lập những cơ sở vật chất kỹ thuật đó, mọi quốc gia đều phải tiến hành công nghiệp hóa và Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ.
Hơn nữa, trong điều kiện kinh tế thế giới đang chuyển từ văn minh công nghiệp sang hậu công nghiệp, nhiều nước châu Á đã chọn con đường công nghiệp hóa đuổi kịp để nhanh chóng hòa nhập vào nền văn mình hiện đại, bi
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status